RSS Feed for Tiềm năng dầu, khí còn lại của Việt Nam không nhiều và rất khó triển khai | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 26/12/2024 20:14
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tiềm năng dầu, khí còn lại của Việt Nam không nhiều và rất khó triển khai

 - Tiềm năng dầu khí còn lại của Việt Nam là khoảng 1,5 - 2 tỷ m3 quy dầu, nhưng 50% tiềm năng ở vùng nước sâu, xa bờ rất khó triển khai. Như vậy, việc duy trì được sản lượng dầu, thúc đẩy tăng sản lượng khí là một thách thức rất lớn của PVN trong năm 2023 và các năm tiếp theo.
Mười sự kiện nổi bật của ngành năng lượng Việt Nam năm 2022 Mười sự kiện nổi bật của ngành năng lượng Việt Nam năm 2022

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá độc lập từ cơ sở dữ liệu của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan; cũng như các tiêu chí bình chọn (tính đột phá, sự khác biệt, nổi bật, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và phù hợp với xu thế phát triển…) của các phân ngành năng lượng, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu, nổi bật trong năm 2022 của ngành năng lượng Việt Nam. Cụ thể:

Thay đổi cơ bản của Luật Dầu khí và chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Thay đổi cơ bản của Luật Dầu khí và chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Như chúng ta đã biết, Luật Dầu khí (sửa đổi) đã chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (ngày 14/11/2022) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Luật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động dầu khí. Nhân dịp này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, nhận định về những thay đổi cơ bản của Luật, cũng như chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (bao gồm phát triển các dự án mỏ mới, mỏ tận thu; mở rộng các cụm mỏ hiện hữu và các đề án tìm kiếm, thăm dò dầu khí...).

Theo báo cáo đánh giá về thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN): Mặc dù đạt được những kết quả rất tốt trong năm 2022, nhưng sản lượng khai thác ở Việt Nam vẫn đang trên đà suy giảm, gia tăng trữ lượng không đủ bù sản lượng khai thác.

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2021, tổng số hợp đồng dầu khí (ký kết mới) ở trong nước thấp hơn số lượng hợp đồng (kết thúc). Đặc biệt, từ năm 2018 trở lại đây, chỉ có duy nhất 1 hợp đồng mới được ký kết. Số lượng giếng thăm dò, khai thác không đạt kỳ vọng như chiến lược đặt ra. Gia tăng trữ lượng trung bình giai đoạn này khoảng 12,6 triệu tấn/năm, chỉ đạt 55% so với sản lượng khai thác, trong khi để hoạt động ổn định và phát triển, con số này phải đạt 100% đến 120%. "Điều đó có nghĩa là trong suốt thời gian qua, chúng ta đang khai thác lạm vào quỹ trữ lượng đã có trong quá khứ" - Báo cáo PVN đặc biệt lưu ý.

Năm 2022, chỉ tiêu gia tăng trữ lượng đạt 16,97 triệu tấn quy dầu, đạt 63% so với sản lượng khai thác trong năm, dù chưa đáp ứng mong đợi, nhưng đây là kết quả đáng khích lệ so với giai đoạn 2016 - 2021. Điều này thể hiện sự cố gắng rất lớn của PVN và các nhà thầu dầu khí. Tuy nhiên, gia tăng trữ lượng trên thực tế chủ yếu từ những khu vực tận thăm dò, hầu như không có tại các khu vực mới. Đây là hệ quả của việc số lượng các hợp đồng dầu khí được ký mới trong thời gian vừa qua rất hạn chế.

Về duy trì sản lượng dầu và thúc đẩy tăng sản lượng khí, đến nay, tổng trữ lượng đã phát hiện ở trong nước là 1,5 tỷ m3 quy dầu, trong đó đã khai thác khoảng 50%, phần còn lại (50%) thì có tới 75% là khí và 25% là dầu. Trong 50% trữ lượng còn lại này, các mỏ đang khai thác chiếm 30%, trữ lượng từ các dự án trọng điểm (Lô B và Cá Voi Xanh) chiếm 30% và 40% còn lại từ các mỏ nhỏ, cận biên, chưa đủ điều kiện kinh tế để triển khai.

Tiềm năng dầu khí còn lại của Việt Nam là khoảng 1,5 - 2 tỷ m3 quy dầu, nhưng 50% tiềm năng lại ở vùng nước sâu, xa bờ rất khó triển khai (trong đó tiềm năng khí chiếm tới 70%). Như vậy, việc duy trì được sản lượng dầu, thúc đẩy tăng sản lượng khí là một thách thức rất lớn trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

Đối với sản lượng dầu, các mỏ khai thác chính đều đang ở giai đoạn suy giảm tự nhiên dẫn đến sản lượng khai thác dầu trong nước trong giai đoạn 2016 - 2020 suy giảm trung bình ở mức 11%/năm. Năm 2021 tốc độ suy giảm còn khoảng 6,8% và năm 2022, với kết quả tổng sản lượng khai thác dầu trong nước đạt 8,98 triệu tấn, mức suy giảm khoảng 1%.

Cũng như các mỏ dầu, các mỏ khí chủ lực của Việt Nam hiện nay đã và đang trong giai đoạn suy giảm tự nhiên. Đặc biệt mỏ khí lớn nhất ở Lô 06.1 suy giảm từ mức 2,1 tỷ m3 năm 2021 xuống còn 0,9 tỷ m3 năm 2023 và có khả năng sẽ phải tạm dừng khai thác vào năm 2024 (nếu không kịp triển khai công tác tận thăm dò, khai thác ở khu vực này).

Đối với các dự án khí lớn như Lô B, Cá Voi Xanh, trong phần trữ lượng đã phát hiện (chưa khai thác), trữ lượng từ các dự án này chiếm tới 30%, bằng với trữ lượng còn lại của các mỏ đang khai thác. Đây là các dự án khí lớn, việc phát triển sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích tổng thể rất lớn cho nhà nước. Tuy nhiên, việc phát triển chuỗi các dự án khí - điện Lô B, Cá Voi Xanh cần có những cơ chế đồng bộ cho thị trường khí và thị trường điện, song, hiện chúng ta vẫn chưa có các cơ chế này để triển khai.

Việc chậm trễ này đã và sẽ ảnh hưởng lớn tới việc bù đắp sản lượng trong thời gian tới và nếu kéo dài sẽ rất khó có thể triển khai trong tương lai. Điều này sẽ gây lãng phí lớn nguồn tài nguyên đất nước, bởi xu hướng chuyển dịch năng lượng sẽ ngày càng làm giảm đi tính cạnh tranh của nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Về tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngoài - một trong những chiến lược nhằm ổn định sản lượng khai thác dầu, nhưng việc đầu tư dự án dầu khí ở nước ngoài thời gian qua gặp nhiều khó khăn không chỉ vì những biến động chính trị trên thế giới mà còn bởi những vướng mắc nội tại, khi khung pháp lý đầu tư còn nhiều hạn chế, bất cập mà đến thời điểm này vẫn chưa thể giải quyết được một cách triệt để./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động