Thủy điện miền Trung, Tây Nguyên duy trì dòng chảy chống hạn
14:53 | 04/04/2013
>> Các giải pháp để đảm bảo cung cấp điện mùa khô
>> PVN và TKV phối hợp với EVN để đảm bảo cung cấp điện cho mùa khô
>> Năm yếu tố khách quan dẫn đến hợp tác chiến lược giữa ba phân ngành năng lượng
>> Tần suất nước hồ thủy điện đạt thấp và bài toán nguồn điện
>> EVN phải huy động thêm các nguồn điện giá cao
>> Huy động tối đa các nguồn điện trong mùa khô 2013
Các nhà máy thủy điện: Sông Tranh 2, A Vương, Đắk Mi 4, An Khê-Kanak... hiện đang hạn chế sản xuất điện để đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho vùng hạ du
Thông tin từ thủy điện A Vương và Đắk Mi 4, nhiều tháng qua thời tiết diễn biến bất lợi và dự báo sẽ còn kéo dài đến tháng 9/2013 khiến mực nước tự nhiên về các hồ thấp nhất từ trước tới nay.
Lượng nước hiện nay tại đập thủy điện A Vương là 49 triệu m3. Nếu nước về hồ chứa theo tần suất hiện nay thì đến cuối tháng 8/2013 tổng lượng nước tại đập thủy điện A Vương chỉ đạt khoảng 200 triệu m3.
Còn đối với thủy điện Đắk Mi 4, lưu lượng nước đổ về hồ những tháng đầu năm 2013 chỉ đạt trung bình khoảng 15m3/s và dung tích hữu ích hồ khoảng 58 triệu m3/158 triệu m3, mực nước của hồ chỉ còn cao hơn mực nước chết khoảng 10m. Từ tháng 5/2012 đến nay, nhà máy hoạt động cầm chừng theo yêu cầu sử dụng nước sản xuất nông nghiệp tại Quảng Nam.
Với khối lượng nước hiện có, nếu phát điện hết công suất thì chưa đầy 1 tuần là hồ cạn kiệt. Do vậy, đối với khó khăn của Đà Nẵng và Quảng Nam, đại điện EVN, Công ty thủy điện A Vương và Đắk Mi 4 đề xuất sẽ xả nước các hồ thủy điện theo hướng tập trung để phục vụ tưới tiêu vụ hè thu.
Cụ thể, thủy điện A Vương sẽ xả với lưu lượng 39m3/s, còn Đắk Mi 4 xả 50m3/s trong vài ngày để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Nằm trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định, Thủy điện An Khê-Kanak cũng chịu tác động của đợt hạn hán này. Kể từ tháng 8/2012 đến nay, lưu lượng nước về hồ chứa Thủy điện An Khê-Kanak không đáng kể. Hiện tại, mực nước hồ chứa chỉ đạt dưới 30% công suất thiết kế.
Từ tháng 1/2013 đến nay, lưu lượng nước về hồ rất thấp: tháng 1 đạt 1,27 m3/giây, tháng 2 là 0,69 m3/giây và tháng 3 chỉ còn 0,38 m3/giây. Lưu lượng thấp nhất là vào ngày 24/2/2013, chỉ đạt 0,16 m3/giây.
Do thiếu nước nên Thủy điện An Khê-Kanak sản xuất cầm chừng ở mức 1 triệu kWh/tháng, trong khi nếu đủ nước, sản lượng là 4 triệu kWh/ngày. Sản lượng điện quý I của Thủy điện An Khê-Kanak chỉ đạt khoảng 40 triệu kWh, bằng 5,7% kế hoạch năm.
Mặc dù lượng nước về ít và đã ngừng sản xuất điện song Thủy điện An Khê-Kanak vẫn tuân thủ quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xả nước cho hạ du sông Ba ở mức 4 m3/giây để duy trì dòng chảy tối thiểu và phục vụ chống hạn; đưa nước về hạ du qua tuabin của nhà máy thuỷ điện Kanak với lưu lượng 20 m3/giây.
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải mới đây đã chỉ đạo EVN xây dựng phương án cụ thể và thực hiện điều tiết các hồ thủy điện một cách chặt chẽ, hợp lý, bám sát tình hình thời tiết, thủy văn và tình hình cấp khí cho phát điện; khai thác hiệu quả các nhà máy thủy điện trong mùa khô để vừa phát điện vừa cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đẩy mặn. Chuẩn bị các phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Về một lời hứa của Thủ tướng
Quốc gia nào án ngữ 'con đường sinh mệnh' Trung Quốc?
Triều Tiên không 'võ mồm', chiến tranh là có thực
Châu Á bên bờ vực chiến tranh?
Người Việt giỏi thủy chiến và thạo nghề biển
Người Nga và kịch bản Trung Quốc tấn công Nga