RSS Feed for Thẩm định quốc tế Kho cảng LNG Thị Vải - Nhìn lại lộ trình chuyên môn của PV GAS | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 05/05/2024 01:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thẩm định quốc tế Kho cảng LNG Thị Vải - Nhìn lại lộ trình chuyên môn của PV GAS

 - Một điều cần phải lưu tâm ở Kho cảng LNG Thị Vải là kết quả đánh giá thẩm định cảng (Due Diligence), bởi nó liên quan mật thiết đến tính thương mại của chuyến hàng LNG. Từ đây trở về sau, giá nhập khẩu của các chuyến hàng LNG sẽ “mềm hơn” do không phải chịu thêm khoản premium (chi phí phòng ngừa rủi ro do đội ngũ thương mại đánh giá). Nhưng để vượt qua toàn bộ quá trình thẩm định này, PV GAS đã đưa ra một lộ trình chuyên môn sâu, nhằm vượt qua toàn bộ các đợt kiểm tra khắt khe của các nhà cung cấp LNG trên thế giới.
Cần cơ sở pháp lý vững vàng hỗ trợ hoạt động kinh doanh LNG ở Việt Nam Cần cơ sở pháp lý vững vàng hỗ trợ hoạt động kinh doanh LNG ở Việt Nam

Việc khánh thành, chính thức đưa vào vận hành Kho LNG 1 triệu tấn/năm Thị Vải đánh dấu một bước phát triển mới của ngành công nghiệp khí Việt Nam, hòa cùng xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Nhân dịp này, ông Phạm Văn Phong - Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã chia sẻ với báo chí về những mong muốn có cơ sở pháp lý vững vàng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh LNG, cũng như sớm hiện thực hóa giai đoạn 2 của dự án, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia.

Phương pháp tính toán tác động của giá than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam Phương pháp tính toán tác động của giá than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam

Bài báo dưới đây sẽ cung cấp tới bạn đọc một số thông tin về giá cả nhiên liệu than, khí, LNG cho phát điện (bao gồm giá trong nước, thị trường quốc tế), đồng thời sử dụng phương pháp tính chi phí (giá thành) san bằng suốt đời sống dự án, hay còn gọi là “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). Từ các kết quả tính toán, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam nêu một số nhận xét, cùng một số giải pháp nhằm ứng phó linh hoạt, hiệu quả cho thị trường năng lượng Việt Nam.

Sự kiện Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tiếp nhận chuyến tàu LNG đầu tiên đến Việt Nam đã gây tiếng vang không chỉ riêng trong nước mà cả với cộng đồng quốc tế. Ngành năng lượng thế giới nói chung, châu Á - Thái Bình Dương nói riêng đã dõi theo và đánh giá cao thành quả lớn lao từ sự bền bỉ và sáng tạo mà PV GAS đã luôn “nỗ lực 200%” để có thể hoàn thiện cả quá trình gian khó một cách tốt nhất.

Thẩm định quốc tế Kho cảng LNG Thị Vải - Nhìn lại lộ trình chuyên môn của PV GAS
Thực hiện mô phỏng buồng lái phương án tiếp nhận tàu LNG.

Những khó khăn lần đầu tiên đối mặt:

Chuyến tàu LNG đầu tiên “bơm hàng” vào Kho LNG 1 triệu tấn/năm Thị Vải (Kho LNG 1 MMTPA Thị Vải) của PV GAS phục vụ công tác chạy thử tuyệt đối an toàn, hoàn thành sớm hơn kế hoạch là kết quả của một quá trình chuẩn bị dài lâu, vượt qua nhiều khó khăn đầy nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể người lao động PV GAS. Các khó khăn vất vả trong quá trình đó thật không thể kể hết. Từ xin giấy phép nạo vét điều chỉnh biên luồng, nâng cấp cầu cảng lên 100.000 DWT, xin giấy phép thương nhân xuất, nhập khẩu LNG, đến công tác đàm phán và ký kết MSPA (hợp đồng khung mua LNG theo chuyến), v.v…

Một thành tựu to lớn phải nói đến là PV GAS xuất sắc vượt qua các đánh giá thẩm định cảng (Due Diligence) và được đánh giá cao về cơ sở hạ tầng LNG - điều kiện tiên quyết giúp PV GAS nhận được sự chấp thuận của các nhà cung cấp, cho phép tàu LNG nhập hàng, xuất bến, giao nhận tại Kho cảng PV GAS Vũng Tàu (KCTV).

Chuẩn bị kỹ càng, nỗ lực đáp ứng các chuẩn mực quốc tế:

Một điều cần phải lưu tâm là kết quả Due Diligence có liên quan mật thiết đến tính thương mại của chuyến hàng LNG. Từ đây trở về sau, giá nhập khẩu của các chuyến hàng LNG sẽ “mềm hơn” do không phải chịu thêm khoản premium (chi phí phòng ngừa rủi ro do đội ngũ thương mại đánh giá) có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán năng lượng trong nước.

Để vượt qua toàn bộ quá trình thẩm định khắc nghiệt này, PV GAS đã đưa ra một lộ trình triển khai thực hiện hàng loạt các chương trình chuyên môn sâu, hoàn thành công tác chuẩn bị nhằm vượt qua toàn bộ các đợt kiểm tra của các nhà cung cấp LNG trên thế giới.

Chuẩn bị các điều kiện về bảo đảm an toàn và năng lực hàng hải tại khu vực là điều mà các nhà cung cấp LNG quan tâm hàng đầu. Khi và chỉ khi PV GAS chứng minh được công tác bảo đảm an toàn hàng hải “đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế được OCIMF (Tổ chức hàng hải quốc tế các công ty dầu mỏ) và tập quán quốc tế” thì nhà cung cấp LNG mới đủ cơ sở đồng ý cho tàu đến cảng làm hàng.

Xây dựng các tiêu chuẩn vận hành, quản lý và an toàn tại cảng theo hướng dẫn quản lý bến cảng cũng được các nhà cung cấp lưu tâm. Tiêu chuẩn này, không chỉ dừng lại ở việc có đầy đủ các quy trình, phương án vận hành, ứng cứu, xử lý tình huống khẩn cấp, bất thường trong vận hành, công tác huấn luyện đào tạo cho các nhân sự vận hành... mà cảng phải được trang bị các thiết bị hỗ trợ cho tàu cập và rời, làm hàng phù hợp.

Thẩm định quốc tế Kho cảng LNG Thị Vải - Nhìn lại lộ trình chuyên môn của PV GAS
Các nhà cung cấp LNG quốc tế kiểm tra hiện trường, phỏng vấn chuyên gia PV GAS tại Phòng điều khiển Kho LNG 1 triệu tấn/năm Thị Vải.

Khi đi kiểm tra thực địa, các chuyên gia đã kiểm tra toàn bộ hệ thống và thiết bị của PV GAS để đảm bảo rằng: Chúng được thiết kế, thi công, nghiệm thu và bảo trì đúng tiêu chuẩn của ngành công nghiệp LNG, cũng như các tiêu chuẩn quốc tế.

Với sự đầu tư của PV GAS, các thiết bị tại cầu cảng được ghi nhận hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn của thế giới và của ngành. Thậm chí, rất nhiều thiết bị còn vượt xa chất lượng trong khu vực. Cụ thể, cần nạp (loading arm) của Niigata, các thiết bị hỗ trợ tàu cập, rời cảng và theo dõi điều kiện khí tượng thủy văn của Trelleborg, thiết bị điện của Honeywell, bơm LNG của Ebara, máy nén BOG của IHI, thiết bị tái hóa khí của Kobelco... đều là những cái tên tuổi hàng đầu về công nghệ của ngành ngành công nghiệp LNG.

Với giá trị của con tàu và lô hàng LNG rất lớn, bất kỳ sơ suất nào (dù là nhỏ nhất trong quá trình vận hành) cũng đều có thể dẫn đến các thiệt hại lớn về người và của. Và cũng là lần đầu vào cảng biển tại Việt Nam nên việc bảo đảm an toàn cho tiếp nhận tàu LNG đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ các cơ quan quản lý Nhà nước về hàng hải nhằm bảo đảm việc kiểm soát an toàn hàng hải hiệu quả cao nhất, đáp ứng theo yêu cầu của các nhà cung cấp.

Nhờ vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực không ngừng suốt quá trình đánh giá, Kho cảng LNG Thị Vải đã vượt qua các lần đánh giá thẩm định cảng từ các nhà cung cấp LNG hàng đầu trên thế giới như Shell, TotalEnergies, Cheniere, QatarEnergy LNG, PetroChina là: “Không còn tồn tại các điểm chưa phù hợp nào”.

Có thể nói, với sự chuẩn bị rất chu đáo (từ hệ thống quản lý an toàn vận hành cảng biển, phương án bảo đảm an toàn hàng hải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế) của công trình Kho cảng Thị Vải đã góp phần làm tăng uy tín của KCTV nói riêng và PV GAS nói chung trong cộng đồng năng lượng quốc tế, giúp cho công việc thu xếp nguồn cung LNG của Việt Nam thuận lợi hơn./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động