RSS Feed for Viện Khoa Thứ sáu 26/04/2024 16:25
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Viện Khoa học Công nghệ mỏ góp phần hiện đại hoá ngành khai khoáng

Viện Khoa học Công nghệ mỏ góp phần hiện đại hoá ngành khai khoáng

Ngày 16/1/2013, Viện Khoa học Công nghệ mỏ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2012, triển khai kế hoạch năm 2013.
Phải đảm bảo an toàn cho công trình và người dân khu vực thủy điện

Phải đảm bảo an toàn cho công trình và người dân khu vực thủy điện

Ngày 21 tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về các giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình và người dân khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, Viện Vật lý địa cầu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ý kiến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và các đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận như sau:
Thủ tướng yêu cầu chưa tích nước thủy điện Sông Tranh 2

Thủ tướng yêu cầu chưa tích nước thủy điện Sông Tranh 2

Với mục tiêu an toàn cao nhất cho tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu chưa được tích nước thủy điện Sông Tranh 2 để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ thêm về động đất. (Văn bản 17/TB-VPCP, ngày 14/1/2013).
Thiết bị phân tích độ tro than bằng kỹ thuật PGNAA

Thiết bị phân tích độ tro than bằng kỹ thuật PGNAA

Trong thời gian từ năm 2001 đến 2006, IAEA đã chủ trì thực hiện các dự án Hợp tác Vùng châu Á - Thái Bình Dương (RAS/8/089, RAS/8/094, RAS/8/099) về “Lợi ích của việc ứng dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật hạt nhân trong kỹ nghệ khai khoáng đối với việc thăm dò và khai thác khoáng sản” nhằm mục đích giới thiệu, trình diễn và chuyển giao các kỹ thuật phân tích hạt nhân hiện đại trong các lĩnh vực khai thác than và mỏ kim loại. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước được chọn xây dựng Phòng thí nghiệm Vùng để mở các khóa tập huấn và hội thảo quốc tế phục vụ cho mục đích trên. Dự án đã phối hợp tốt với các đơn vị trong ngành Than: tổ chức nhiều hội thảo quốc tế và quốc gia; trình diễn thiết bị trên hiện trường và đưa nhiều cán bộ ngành than đi tập huấn ở nước ngoài. Năm 2008, thông qua dự án RAS/8/107, IAEA đã chuyển giao kỹ thuật, cung cấp vật tư kỹ thuật chủ yếu cho Việt Nam và giao trách nhiệm hoàn thiện phần thiết bị.
Mô hình thị trường điện và vấn đề cải cách thị trường điện Việt Nam

Mô hình thị trường điện và vấn đề cải cách thị trường điện Việt Nam

Đặc thù ngành điện khác với các ngành sản xuất hàng hóa khác ở chỗ: quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, không thể có ách tắc trong khâu lưu thông, phân phối. Vì vậy, người sản xuất và người tiêu thụ điện đều có trách nhiệm bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện, nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thiết bị của chính mình và của cả ngành điện. Kết quả đạt được là người tiêu thụ điện sẽ có chi phí dùng điện thấp tương ứng và người sản xuất điện sẽ có chi phí đầu tư và sản xuất điện hợp lý. Những vấn đề trên sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả trong cuộc sống nếu thiết lập được cơ chế điều hành và tổ chức hợp lý không những đối với người tiêu thụ điện mà còn cho người sản xuất truyền tải và phân phối điện. Điều này cũng chính là mục tiêu cơ bản cần tuân thủ trong cải cách thị trường điện ở Việt Nam hiện nay.
Huyện đảo Cô Tô có tiềm năng lớn phát triển năng lượng tái tạo

Huyện đảo Cô Tô có tiềm năng lớn phát triển năng lượng tái tạo

Huyện đảo Cô Tô là một trong những huyện đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 110 hải lý về phía Đông, cách thị trấn huyện Vân Đồn 50 hải lý. Do cách xa bờ và chưa có lưới điện quốc gia nên hiện nay nguồn cấp điện chủ yếu của huyện đảo là nguồn điện diesel. Do giá điện diesel rất cao và nhiều khó khăn khác nên khả năng cấp điện từ nguồn này rất hạn chế, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu điện sinh hoạt, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng cho huyện đảo. Do đó, nghiên cứu tìm ra các giải pháp công nghệ hợp lý để điện khí hoá huyện đảo trên cơ sở khai thác tài nguyên năng lượng thiên nhiên là một nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp thiết và có ý nghĩa chính trị xã hội rất to lớn.
Đánh giá toàn diện về động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2

Đánh giá toàn diện về động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2

Sau trận động đất cường độ 4,7 độ richter xảy ra ngày 16/11/2012 tại xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My (nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2), ngày 17/11/2012, đoàn công tác của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng (HĐNTNN) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Hội đồng đã tiến hành kiểm tra và làm việc tại hiện trường công trình thủy điện Sông Tranh 2.
6 nội dung phát triển bền vững Tổng công ty Đông Bắc

6 nội dung phát triển bền vững Tổng công ty Đông Bắc

Tổng công ty Đông Bắc được thành lập năm 1994, với chức năng, nhiệm vụ là khai thác, chế biến, kinh doanh than, khoáng sản và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Trong suốt 18 năm xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức, lao động luôn quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, nêu cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý thức tổ chức kỷ luật, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xây dựng Tổng công ty ngày càng lớn mạnh.
Kết luận của Chính phủ về Thuỷ điện Sông Tranh 2

Kết luận của Chính phủ về Thuỷ điện Sông Tranh 2

Ngày 21/9/2012, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về khắc phục việc thấm nước và kiểm tra an toàn đập thuỷ điện Sông Tranh 2, sau khi nghe báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Viện Vật lý địa cầu, ý kiến các đại biểu dự họp, Phó thủ tướng có ý kiến như sau:
Than Khe Chàm thử nghiệm công nghệ khoan tháo khí mêtan

Than Khe Chàm thử nghiệm công nghệ khoan tháo khí mêtan

Theo chương trình nghiên cứu khoa học - công nghệ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin phối hợp với Công ty Than Khe Chàm triển khai dự án đầu tư áp dụng thử nghiệm công nghệ tháo khí mêtan cho các khu vực lò chợ có hàm lượng khí mêtan cao, nhằm nâng cao mức độ an toàn và hiệu quả khai thác.
Tiềm năng, thực trạng ứng dụng công nghệ điện mặt trời tại các tỉnh Tây Bắc

Tiềm năng, thực trạng ứng dụng công nghệ điện mặt trời tại các tỉnh Tây Bắc

Khu vực Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và là nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu và năng lượng tái tạo như: thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời…. Do dân cư khu vực Tây Bắc tập trung nhiều ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng còn thiếu nên việc cấp điện cho phụ tải khu vực này còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp hợp lý cung cấp điện năng cho khu vực Tây Bắc là một nhu cầu có tính cấp thiết cao.  
Phiên bản di động