RSS Feed for Trung Đông Thứ bảy 20/04/2024 02:44
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Điện hạt nhân trong tầm nhìn dài hạn của Saudi Arabia

Điện hạt nhân trong tầm nhìn dài hạn của Saudi Arabia

Mục tiêu dài hạn của Saudi Arabia là sẽ xây dựng khoảng 16 lò phản ứng hạt nhân trong 25 năm tới, với chi phí ước tính lên tới 80 tỷ USD. Những dự án này phù hợp với định hướng phát triển đất nước được đề cập trong "Tầm nhìn Saudi Arabia 2030" - một chương trình cải cách kinh tế nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của Saudi Arabia và giảm sự phụ thuộc vào lĩnh vực dầu khí của nước này.
Quốc gia nào bị tác động bởi lệnh trừng phạt năng lượng Iran?

Quốc gia nào bị tác động bởi lệnh trừng phạt năng lượng Iran?

Đúng như tuyên bố, gói trừng phạt thứ hai của Mỹ chủ yếu nhằm vào lĩnh vực năng lượng và ngân hàng chính thức có hiệu lực ngày 5/11/2018. Có thể thấy, Mỹ đang quyết tâm siết chặt "gọng kìm" đối với Iran trên mọi lĩnh vực bằng việc khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào quốc gia Trung Đông này, phá vỡ các kênh hợp tác giữa các nước với Tehran.
Quốc gia nào quyết định giá dầu trong ngắn hạn?

Quốc gia nào quyết định giá dầu trong ngắn hạn?

Không phải Iran hay Saudi Arabia, hai nước thành viên khác đang gặp nhiều bất ổn của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là Nigeria và Libya sẽ đóng vai trò quyết định liệu giá dầu có đạt ngưỡng 100 USD/thùng hay không.
Thị trường năng lượng trước nguy cơ bất ổn Trung Đông

Thị trường năng lượng trước nguy cơ bất ổn Trung Đông

Như chúng ta đã thấy, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, động thái được cho là có thể sẽ lại thổi bùng nguy cơ xung đột tại Trung Đông, đẩy kinh tế Iran vào cảnh khó khăn hơn. Không những thế điều đó còn tước đi cơ hội làm ăn của các doanh nghiệp phương Tây và đe dọa nguồn cung dầu mỏ toàn cầu...
An ninh năng lượng một số khu vực trên thế giới trong chiến lược toàn cầu

An ninh năng lượng một số khu vực trên thế giới trong chiến lược toàn cầu

Bài viết tập trung phân tích sự thay đổi cấu trúc của thị trường năng lượng thế giới và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó; Vai trò năng lượng của một số khu vực trên thế giới như: Trung Đông, Trung Á, châu Phi, Đông Âu, Đông Á (trong đó có Việt Nam)… Cuối cùng là sự cạnh tranh chiến lược của các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Mỹ, EU… để tiếp cận nguồn tài nguyên của các khu vực nêu trên và tác động đến Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
Mặt trái chiến lược trong chính sách ngoại giao 'ống dầu' Trung Quốc

Mặt trái chiến lược trong chính sách ngoại giao 'ống dầu' Trung Quốc

Bài phân tích dưới đây của Emmanuel Karagianni - Đại học Macedonia sẽ rà soát những thuận lợi và khó khăn của chiến lược ống dẫn dầu Trung Quốc. Bắt đầu là mô tả vắn tắt ngành công nghiệp dầu mỏ và khí gas của Trung Quốc. Sau đó xem xét nền ngoại giao ống dẫn dầu của Trung Quốc tại khu vực Trung và Đông Nam Á. Luận điểm chính ở đây là trong khi ống dẫn dầu có thể là phương tiện hiệu quả nhất để vận chuyển một lượng lớn hydrocarbons qua một khoảng cách rất xa, chúng lại cực kỳ dễ bị tổn thương bởi các cuộc tấn công khủng bố. Do đó, điều quan trọng là phải đánh giá nguy cơ an ninh có khả năng xuất phát từ những xung đột cường độ thấp với các nhóm khủng bố và ly khai quanh khu vực các đường ống dẫn dầu. Vấn đề này tồn tại ở cả trong và bên ngoài biên giới Trung Quốc.
Chính sách ngoại giao 'ống dẫn dầu' Trung Quốc và mặt trái chiến lược

Chính sách ngoại giao 'ống dẫn dầu' Trung Quốc và mặt trái chiến lược

Bài phân tích dưới đây của Emmanuel Karagianni - Đại học Macedonia sẽ ra soát những thuận lợi và khó khăn của chiến lược ống dẫn dầu Trung Quốc. Bắt đầu là mô tả vắn tắt ngành công nghiệp dầu mỏ và khí gas của Trung Quốc. Sau đó xem xét nền ngoại giao ống dẫn dầu của Trung Quốc tại khu vực Trung và Đông Nam Á. Luận điểm chính ở đây là trong khi ống dẫn dầu có thể là phương tiện hiệu quả nhất để vận chuyển một lượng lớn hydrocarbons qua một khoảng cách rất xa, chúng lại cực kỳ dễ bị tổn thương bởi các cuộc tấn công khủng bố. Do đó, điều quan trọng là phải đánh giá nguy cơ an ninh có khả năng xuất phát từ những xung đột cường độ thấp với các nhóm khủng bố và ly khai quanh khu vực các đường ống dẫn dầu. Vấn đề này tồn tại ở cả trong và bên ngoài biên giới Trung Quốc.
Dự báo thị trường dầu mỏ thế giới trong năm 2013

Dự báo thị trường dầu mỏ thế giới trong năm 2013

Năm 2012, thị trường dầu mỏ thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực từ những diễn biến trái chiều của nền kinh tế thế giới, cũng như tình trạng đối đầu căng thẳng giữa Iran với Mỹ và EU. Giá dầu thô thế giới đã giảm hơn 10% so với thời điểm đầu năm 2012, do cuộc khủng hoảng nợ công tại Liên minh châu Âu (EU), đồng Euro bị giảm giá trị, nền kinh tế Trung Quốc lại đang trên đà suy giảm. NangluongVietnam xin giới thiệu bài nhận định của ông Daniel J. Graeber, chuyên gia phân tích chính trị và năng lượng tại tiểu bang Michigan, Mỹ về thị trường dầu mỏ thế giới trong năm 2013. (Trong phân tích của mình, tác giả đã sử dụng một khối lượng lớn thông tin thu thập được từ những bản báo cáo của Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Đến năm 2030: Thị trường năng lượng thế giới sẽ có những thay đổi lớn

Đến năm 2030: Thị trường năng lượng thế giới sẽ có những thay đổi lớn

Theo phân tích của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Nước Nga vốn lệ thuộc xuất khẩu năng lượng để thúc đẩy kinh tế, nhưng những thay đổi trên thị trường năng lượng thế giới sẽ ngày càng gây khó cho Nga. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng lên khoảng 60% vào 2035. Ấn Độ hiện là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ năm thế giới, và nhu cầu sẽ tăng gấp đôi trong cùng kỳ. Nếu Nhật Bản tiếp tục hạn chế năng lượng hạt nhân, quốc gia này sẽ phải lệ thuộc nguồn năng lượng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu. Hiện nay, thế giới vẫn đi sau Mỹ về khả năng trích xuất, cơ sở hạ tầng vận chuyển dầu khí... Úc nổi tiếng với nguồn methane trong vỉa than, vừa rẻ vừa dễ trích xuất, có khả năng cạnh tranh hơn nguồn khí đốt đá phiến của Mỹ... Do vậy, bản đồ năng lượng thế giới đến năm 2030 sẽ có những thay đổi lớn  
Chính sách năng lượng của Bắc Kinh là thách thức chính trị toàn cầu

Chính sách năng lượng của Bắc Kinh là thách thức chính trị toàn cầu

Chuyến hành trình của Trung Quốc trong 25 năm để đi từ vùng ngoại vi tới vùng trung tâm của nền kinh tế thế giới quả thực là một hiện tượng đáng bàn. Nó khiến cho cả Anh và Mỹ phải mất thêm nhiều thời gian nữa mới đạt được thị phần về sản lượng hàng hoá và thương mại mà Trung Quốc đang có hiện nay. Kèm theo đó là sự thèm khát năng lượng và các nguồn lực của Trung Quốc với tư cách là nước tiêu thụ số 1 thế giới về than, thép, đồng đỏ và đứng thứ 2 về tiêu thụ dầu mỏ và điện, chỉ xếp sau Hoa Kỳ, đã góp phần nâng giá trên các thị trường hàng hoá và dầu lửa toàn cầu…
Thế giới, đâu là 'điểm nóng' xung đột năng lượng?

Thế giới, đâu là 'điểm nóng' xung đột năng lượng?

Trong thế giới 'dầu sôi lửa bỏng' hiện nay, một biến động tình cờ ở một địa điểm giàu năng lượng nào đó cũng đủ làm cả khu vực lên cơn sốt, gây đau thương tang tóc, giá dầu tăng vọt, và kinh tế toàn cầu lâm nguy. Thực vậy, với cầu năng lượng ngày một lên cao, cung năng lượng ngày một cạn kiệt, trong thực tế, nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên địa - năng lượng. Trong đó, những tranh chấp các tài nguyên khan hiếm đang che mờ mọi sinh hoạt khác trên thế giới.
Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (Kỳ 3)

Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (Kỳ 3)

Ở các kỳ trước, tác giả Lorenzo Nannetti, một học giả uy tín chuyên nghiên cứu về các vấn đề Trung Đông và an ninh năng lượng, ông hiện đang là chuyên gia phân tích hàng đầu của Công ty Đa quốc gia Dầu khí Ý và Trang mạng toàn cầu chuyên dịch vụ tư vấn Wikistrat.com đã cho độc giả biết lý do mà Trung Quốc lại muốn hòa bình cho Trung Đông - đây là nơi mà Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn dầu mỏ (trên 6 triệu thùng dầu/ngày)… Kỳ 3, Lorenzo Nannetti sẽ giới thiệu những chính sách ngoại giao của chính quyền Bắc Kinh tại khu vực này.
Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (Kỳ 2)

Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (Kỳ 2)

Trung Quốc thường được ví là một “siêu cường”, là “người khổng lồ”, nhưng bi kịch thay, người khổng lồ Trung Quốc lại đang có một nền an ninh năng lượng hết sức yếu ớt... Theo số liệu của OPEC, Trung Quốc đang chủ yếu nhập khẩu dầu thô từ các nước Trung Đông, vậy đó có phải là lý do để Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? NangluongVietnam xin giới thiệu tới bạn đọc kỳ 2 của bài viết Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (bài viết của ông Lorenzo Nannetti, một học giả uy tín chuyên nghiên cứu về các vấn đề Trung Đông và an ninh năng lượng, ông hiện đang là chuyên gia phân tích hàng đầu của Công ty Đa quốc gia Dầu khí Ý và Trang mạng toàn cầu chuyên dịch vụ tư vấn Wikistrat.com).
Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (Kỳ 1)

Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (Kỳ 1)

“Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông”, đây có thể là một nhận định gây shock với những người vốn quen với hình ảnh “siêu cường Trung Quốc hiếu chiến” hay “một Trung Quốc đang muốn vươn ra làm bá chủ toàn cầu”. Tuy nhiên, những động thái ngoại giao gần đây của Trung Quốc nhằm giải quyết tình hình căng thẳng tại Iran và Syria đã chứng minh nhận định trên là hoàn toàn đúng. Liệu Trung Quốc có thực sự muốn Trung Đông hòa bình, hay quốc gia này lại đang “nung nấu một mưu đồ” nào khác? Nhằm giúp độc giả có một cái nhìn sâu sắc về vai trò của Trung Quốc trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông và những “mưu đồ” của chính quyền Bắc Kinh tại điểm nóng này, NangluongVietnam xin giới thiệu bài viết của ông Lorenzo Nannetti, một học giả uy tín chuyên nghiên cứu về các vấn đề Trung Đông và an ninh năng lượng, ông hiện đang là chuyên gia phân tích hàng đầu của Công ty Đa quốc gia Dầu khí Ý và Trang mạng toàn cầu chuyên dịch vụ tư vấn Wikistrat.com.
Trung Quốc trước sức ép thiếu hụt nguồn năng lượng

Trung Quốc trước sức ép thiếu hụt nguồn năng lượng

Trung Quốc hiện đã vượt Nhật Bản để trở thành quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới (với mức độ tiêu thụ gần 10 triệu thùng/ngày). Với tốc độ tiêu thụ năng lượng như vậy, Trung Quốc sẽ gặp phải những vấn đề an ninh năng lượng gì khi dân số sẽ tăng lên và nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước tăng cùng với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế?
1 2
Phiên bản di động