Năng lượng Việt Nam Online - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "trầm tích", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên https://nangluongvietnam.vn/
Một số trao đổi về việc vẽ các đứt gãy trong đá móng kết tinh ở bể Cửu Long và Nam Côn Sơn
15:05 | 09/08/2013
Từ khi Liên doanh Việt - Nga "Vietsovpetro" khoan và phát hiện dầu thô trong đá mỏng kết tinh granitoid (1988), việc nghiên cứu đối tượng này được đặc biệt chú trọng trong công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam. Đá móng kết tinh ở bể Cửu Long và Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam được thành tạo nội sinh từ lòng trái đất. Phần lớn kết quả nghiên cứu về đá magma đều khẳng định rằng các khối magma là các thể rộng lớn (>10km2, có khi lên tới hàng trăm km2), không chỉnh hợp với đá vây quanh và hiện vẫn chưa xác định được đáy của chúng. Trong tài liệu tìm kiếm thăm dò, khoan và khai thác dầu khí trong đó có đá móng ở bể Cửu Long, các nhà địa vật lý (địa chấn) và địa chất đá vẽ rất nhiều đứt gãy phá hủy trong các khối này, thậm chí biên độ chuyển dịch các đứt gãy tới hàng km.
Đập thủy điện: Nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu
15:18 | 02/04/2013
Những tác động xã hội và môi trường do xây dựng, vận hành đập thủy điện, hiện đang nhận được sự quan tâm của giới khoa học và các nhà quản lý trên thế giới cũng như trong nước. Bài viết nhằm làm sáng tỏ mối liên hệ giữa hoạt động kinh tế này với những tác động biến đổi khí hậu (BĐKH). Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị tới các nhà quy hoạch và quản lý cũng như các bên có liên quan cân nhắc về việc phát triển thủy điện trong tương lai.
Than Khe Chàm: Nỗ lực cải thiện môi trường làm việc cho người lao động
16:11 | 23/11/2012
Mỏ than Khe Chàm có hàm lượng khí mê-tan tương đối cao, quá trình khai thác ngày một xuống sâu nên diện sản xuất càng bị thu hẹp, địa chất không ổn định, điều kiện thông gió, thoát nước ngày càng phức tạp… Vì vậy, an toàn lao động là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than Khe Chàm.
Lịch sử phát triển địa chất trong giai đoạn Eocen-Oligocen Đông Bắc bồn trũng Cửu Long
17:06 | 06/09/2012
Lịch sử phát triển địa chất ở phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long trong Eocen-Oligocen được tác giả chia thành 2 phụ giai đoạn. Phụ giai đoạn đầu là quá trình tách giãn kiểu rift trong suốt Eocen-Oligocen sớm tạo nên các bán địa hào và địa lũy với trầm tích phun trào tập E và F? được lấp đầy.
Nơi hội tụ trí tuệ, chất xám khoa học - công nghệ dầu khí hiện đại
07:01 | 27/08/2012
Qua một phần ba thế kỷ xây dựng và phát triển, Viện Dầu khí Việt Nam đã thật sự trở thành tổ chức khoa học và công nghệ (KHCN) hàng đầu của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.
Việt Nam cần coi trọng phát triển nguồn khí đốt từ đá phiến sét
06:01 | 13/06/2012
Theo dự báo, trong 10 nữa nước ta sẽ nằm trong danh sách các nước thiếu năng lượng của thế giới. Điện nguyên tử được xem là một cứu cánh, nhưng là một lĩnh vực rất tốn kém, đầy rủi ro, trong lúc chúng ta thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu nhân lực cần thiết. Trong bối cảnh trữ lượng dầu khí truyền thống của nước ta không nhiều và dấu hiệu cạn kiệt cũng đang bắt đầu xuất hiện, khí hydrat còn là mục tiêu xa vời, các nguồn năng lượng tái tạo còn đang trong tình trạng mới bắt đầu nghiên cứu, ứng dụng và đầy khó khăn thì việc nghiên cứu tiềm năng dầu khí của đá phiến sét là rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Phản biện - kiến nghị về vấn đề này, NangluongVietnam xin giới thiệu bài viết của PGS, TS. Trần Ngọc Toản (nguyên Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam).
Quá trình phát triển và thoái hóa của Đá Cacbonat tuổi Miocen trên đới nâng tri tôn phần Nam Bể Trầm tích Sông Hồng
23:11 | 09/05/2012
Dựa trên kết quả minh giải tài liệu địa chấn và tài liệu giếng khoan, có thể chia thành hệ cacbonat thềm khu vực lô 117-120 ra thành ba tập.
Kỳ tích tìm dầu ở tầng đá móng
10:07 | 17/04/2012
Một tin vui đến với toàn thể những người lao động của ngành Dầu khí Quốc gia, đó là cụm công trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong tầng đá móng granitoit trước Đệ tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam” đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệ. Tham gia cụm công trình này có 49 nhà khoa học, cán bộ, kỹ sư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam qua các thời kỳ (từ năm 1986 cho đến nay).