RSS Feed for phương pháp Chủ nhật 28/04/2024 15:08
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Giải pháp tiết kiệm điện cho máy nén khí

Giải pháp tiết kiệm điện cho máy nén khí 1

Phân tích tiết kiệm điện trong máy nén khí: Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế độ điều khiển cung cấp khí lúc có tải/ không có tải và chế độ điều khiển tốc độ.
Địa điểm xây dựng NMĐHN: "Cần thêm các nghiên cứu bổ sung"

Địa điểm xây dựng NMĐHN: "Cần thêm các nghiên cứu bổ sung"

Để chuẩn bị cho công tác thẩm định an toàn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN), mới đây Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia (ATHNQG) đã tổ chức đoàn công tác kiểm tra công tác khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.
Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT để điều tra sự cố trên lưới điện

Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT để điều tra sự cố trên lưới điện

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế đất nước, nhu cầu đối với việc cấp điện an toàn liên tục đặt ra cho ngành Điện ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu này, ngành Điện nói chung và Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) nói riêng liên tục phấn đấu để nâng cao các chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện SAIDI, SAIFI, MAIFI của Việt Nam tiệm cận với các nước trong khu vực. Để làm được điều này, ngoài việc phải có những giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu xảy ra sự cố trên lưới điện, việc nhanh chóng tái lập cung cấp điện khi xảy ra sự cố cũng hết sức quan trọng.
Áp dụng công nghệ nhiệt phân trong xử lý phế thải tại CH Séc (Kỳ 1)

Áp dụng công nghệ nhiệt phân trong xử lý phế thải tại CH Séc (Kỳ 1)

Dùng nhiệt phân để xử lý phế thải hiện nay vẫn đang đứng sau công nghệ không còn thải loại cũng như quá trình tái tạo và xử lý sinh học. Nhưng công nghệ nhiệt đang là một hướng đi tiềm năng, có vai trò không thể thay thế trong việc xử lý phế thải hiện nay. Tại Cộng hòa Séc, mặc dù không ít nghi ngại ban đầu về công nghệ nhiệt phân phế thải, nhưng một số mô hình vận hành thí điểm nhiệt phân và áp dụng công nghệ trong xử lý phế thải do Trường Đại học Kỹ thuật Ostrava và Cơ quan Thông tin Môi trường Praha (Cộng hòa Séc) tiến hành sẽ giúp Việt Nam có cái nhìn toàn diện hơn về công nghệ này.
Tận thu than cám bằng công nghệ đóng bánh than mới

Tận thu than cám bằng công nghệ đóng bánh than mới

Tại các bể than thuộc khu vực Appalachia và Illinois (Mỹ) hiện có hàng trăm bãi thải với hàng triệu tấn than cám thải. Đây là một sự lãng phí nguồn nhiên liệu giá trị từ nhiều năm nay do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Mới đây, các kỹ sư công nghệ thuộc Công ty than GreenFields (bang West Virginia) đã triển khai áp dụng một công nghệ mới trong đóng bánh than. Nhờ đó, họ đã chuyển đổi than cám thải có độ ẩm cao thành loại than đóng bánh có nhiệt lượng cao được sử dụng trong các nhà máy điện hoặc nhà máy luyện thép.
Công nghệ giúp nhà máy điện mặt trời hoạt động ban đêm

Công nghệ giúp nhà máy điện mặt trời hoạt động ban đêm 2

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ năng lượng, người ta bắt đầu có xu hướng sử dụng những nguồn năng lượng thiên nhiên, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời… Nhưng nếu bạn để ý, thì sẽ thấy rằng những chiếc máy sử dụng năng lượng gió thường được ưa chuộng hơn, một phần vì giá rẻ, hơn nữa, gió thì thổi cả ngày, còn mặt trời thì không. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về vấn đề này.
Bộ phận đảm bảo chất lượng của Doosan Vina đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bộ phận đảm bảo chất lượng của Doosan Vina đạt tiêu chuẩn quốc tế

Doosan Vina cho biết, Hiệp hội kiểm tra không phá hủy Hoa Kỳ (ASNT) Level III quốc tế về kỹ thuật kiểm tra không phá hủy (NDE) vừa cấp chứng nhận cho Kim Myung Hoon - một quản lý thuộc bộ phận đảm bảo chất lượng của Doosan Vina. Đây là chứng nhận cấp cao của một nhân viên Doosan Vina, minh chứng cho chất lượng sản phẩm của Doosan Vina, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, được tổ chức ASNT công nhận trên toàn cầu.
Nga ứng dụng phương pháp "trẻ hóa" nhà máy điện hạt nhân

Nga ứng dụng phương pháp "trẻ hóa" nhà máy điện hạt nhân

TTXVN dẫn nguồn tin từ báo chí Nga cho biết: Nhiều nhà máy điện hạt nhân của Nga theo thiết kế (thời hạn khoảng 25-30 năm) đang sắp hết thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, đóng cửa hoặc bảo tồn các nhà máy điện hạt nhân là quy trình thủ tục rất phức tạp và tốn kém. Để giải quyết bài toán trên, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ chế tạo máy Mátxcơva đã nghiên cứu thành công phương pháp "trẻ hóa" nhà máy điện hạt nhân và kéo dài tuổi thọ lên hàng chục năm so với thiết kế ban đầu.
Tái cơ cấu ngành Than: Nên bắt đầu từ đâu, như thế nào?

Tái cơ cấu ngành Than: Nên bắt đầu từ đâu, như thế nào? 1

Tái cơ cấu ngành Than Việt Nam là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển Tập đoàn kinh tế vững mạnh, đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, do vậy, tái cơ cấu cần phải tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn và phải được triển khai một cách bài bản, công khai, minh bạch... Theo PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Phản biện và Biên tập Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn), việc tái cơ cấu các phân ngành năng lượng: Than, Dầu-khí, Điện... cần được xem xét một cách hệ thống, tổng thể - bởi sản phẩm đầu ra của phân ngành này là đầu vào của phân ngành kia! Lâu nay chúng ta thiếu gắn kết từ quy hoạch phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, định giá các loại năng lượng... nên thực tế tồn tại nhiều bất cập. Chúng tôi nghĩ rằng, cần xem xét tái cơ cấu tổng thể ngành năng lượng Việt Nam... Và để "hiến kế" cho Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện tái cơ cấu thành công, Tòa soạn NangluongVietnam đưa vấn đề này ra tranh luận, với mong muốn có thêm những ý kiến đóng góp, phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, bạn đọc trong nước và quốc tế. Trong trường hợp thấy cần thiết phải tổ chức một hội thảo khoa học cấp quốc gia để bàn về "Tái cơ cấu ngành Than Việt Nam", các chuyên gia, nhà khoa học của Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Vinacomin để thực hiện.
Nhật ký Năng lượng: Ngành than định vị tương lai

Nhật ký Năng lượng: Ngành than định vị tương lai

Nghiên cứu và đánh giá về quá khứ đã là khó, nhưng nghiên cứu và định vị cho tương lai còn khó hơn gấp nhiều lần. Than là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế đất nước. Nhiều nhà khoa học tâm huyết đã dành cả cuộc đời mình cho lĩnh vực này. Cho đến nay, mặc dù Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 60/QĐ-TTg ngày 9 tháng 1 năm 2012, nhưng để biến bản Quy hoạch đó thành hiện thực là cả một đoạn đường dài.
Phản biện về 'Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050'

Phản biện về 'Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050'

Sau khi Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn đăng bài viết về "Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050" của TS. Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH - Vinacomin, TS Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) có ý kiến phản biện và nhận xét như sau:
Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam

Đề tài tập trung vào việc đánh giá và phân tích các phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức chống tắc nghẽn trong điều kiện liên kết thị trường điện. Đề xuất phương pháp tính giá truyền tải và phương thức chống tắc nghẽn, áp dụng cho thị trường điện Việt Nam trong giai đoạn phát triển thị trường bán buôn cạnh tranh, cũng như các cấp độ phát triển cao hơn của thị trường.
Nhật ký Năng lượng: Kỳ tích 'chinh phục lòng đất'

Nhật ký Năng lượng: Kỳ tích 'chinh phục lòng đất'

Sử sách để lại rằng, con người biết đến dầu mỏ từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, nhưng nền công nghiệp khai thác chỉ bắt đầu vào giữa thế kỷ 19. Từ bấy đến nay, nhiều quốc gia đã thoát khỏi nghèo đói, thậm chí giàu có lên từ dầu mỏ. Bên cạnh đó, đã có nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc cướp đi biết bao sinh mạng con người cũng xuất phát từ việc chiếm hữu lợi ích từ dầu mỏ. Nhưng những kỳ tích chinh phục lòng đất nhằm đem lại cuộc sống văn minh cho loài người luôn luôn được ghi nhận...
Phương pháp mới tạo ra nhiên liệu methanol bằng CO2 và ánh sáng mặt trời

Phương pháp mới tạo ra nhiên liệu methanol bằng CO2 và ánh sáng mặt trời

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas ở Arlington (viết tắt là UTA) đã phát triển một phương pháp mới nhằm tạo ra methanol từ ánh sáng mặt trời và CO2. Các nhà nghiên cứu tại UTA đã phát triển một phương pháp mới mà họ khẳng định là an toàn hơn, ít tốn kém hơn, đơn giản hơn so với các phương pháp hiện tại và có thể được mở rộng trong quy mô sản xuất công nghiệp để cho phép khí CO2 thải ra từ các nhà máy sử dụng điện được thu giữ và chuyển đổi thành nhiên liệu hữu ích.
Nhật Bản sản xuất nhiên liệu ethanol giá rẻ từ rơm

Nhật Bản sản xuất nhiên liệu ethanol giá rẻ từ rơm

TTXVN dẫn nguồn tin từ Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki của Nhật Bản cho biết: Kawasaki đã phát triển công nghệ sản xuất ethanol từ rơm với giá chỉ 40 yen (khoảng 0,45 USD) một lít, ngang với mức chi phí sản xuất loại nhiên liệu sinh học này từ đường mía tại Brazil và các quốc gia khác.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động