RSS Feed for nguyên nhân Thứ năm 25/04/2024 01:41
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Giải pháp tiết kiệm điện cho máy nén khí

Giải pháp tiết kiệm điện cho máy nén khí 1

Phân tích tiết kiệm điện trong máy nén khí: Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế độ điều khiển cung cấp khí lúc có tải/ không có tải và chế độ điều khiển tốc độ.
Thông tin về sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2

Thông tin về sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2

Dự án Thủy điện Ia Krel 2, công suất 5,5MW, địa điểm xây dựng huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai do Công ty CP Công nghiệp và thủy điện Bảo Long Gia Lai làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2009 do UBND tỉnh Gia Lai cấp phép đầu tư. Đây là dự án đang trong quá trình xây dựng nên chưa được Bộ Công Thương cấp Giấy phép hoạt động Điện lực.
Khẩn trương xác định nguyên nhân vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2

Khẩn trương xác định nguyên nhân vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2

Sau sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 lần thứ hai, với chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các bên liên quan khẩn trương xác định nguyên nhân sự cố vỡ đập, đồng thời kiểm tra, rà soát an toàn hồ đập tại tỉnh Gia Lai.
Truyền tải điện 2: Nhiều giải pháp nhằm giảm sự cố lưới điện

Truyền tải điện 2: Nhiều giải pháp nhằm giảm sự cố lưới điện

Để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch do Tổng công ty giao, ngày 23/7/2014, Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) tổ chức hội nghị công tác quản lý vận hành đường dây, rút kinh nghiệm các sự cố, đề ra các giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu sự cố, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải trong 6 tháng cuối năm.
Kiến nghị “Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách”

Kiến nghị “Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách”

Để cụ thể hóa các vấn đề được nêu ra tại Hội thảo Khoa học “Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức (tháng 12/2013). Sau khi cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học Năng lượng - VEA họp bàn, xem xét, phân tích, cân nhắc các ý kiến, ngày 17/2, VEA đã hoàn thành văn bản số 11/VBKN-VEA, về việc "Vốn đầu tư cho các dự án điện của đất nước và những vấn đề cấp bách" gửi tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội để có các giải pháp hữu hiệu, giúp các dự án điện nói chung có thể tiếp cận được nguồn vốn, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam/ Nangluongvietnam.vn trân trọng đăng tải nguyên văn nội dung bản kiến nghị tới độc giả:
Phát triển năng lượng gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nước ta

Phát triển năng lượng gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nước ta

LTS: Trong nhiều thập kỷ qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, tập trung vào các lĩnh vực phát triển ngành điện, dầu khí, Công nghiệp Than - Khoáng sản, và năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo năng lượng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, cũng mang lại nhiều hệ lụy cho môi trường như: phát thải khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, nước biển dâng, bão lụt, hạn hán, động đất... gây thiệt hại về người và của cải. Để tìm hiểu về vấn đề này, đồng thời có những giải pháp hạn chế thấp nhất những hậu quả do thiên nhiên gây ra, Tòa soạn Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi xung quanh vấn đề này.
Nhật ký Năng lượng: Những thảm họa có thể lường trước

Nhật ký Năng lượng: Những thảm họa có thể lường trước

Nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi đọc bài nghiên cứu và phân tích của PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VEA) về "Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?" Tác giả cho biết giai đoạn 1980-1990, tỷ lệ đầu tư lưới điện của Việt Nam khoảng 20% tổng đầu tư điện lực, giai đoạn 2005-2009 tỷ lệ này khoảng 36% và theo Quy hoạch điện VII (QHĐVII) giai đoạn 2011-2030, tỷ lệ này chưa tới 34%, trong khi trên thế giới, bình quân khoảng 45-50%. Vậy mà sau thảm họa về sự cố mất điện diễn ra hồi gữa năm 2012 tại Ấn Độ đã làm cả thế giới phải hoài nghi, lo lắng...
Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?

Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?

Thực tế cho thấy, suốt thời gian dài vừa qua, việc đầu tư cho nguồn và lưới điện tại Việt Nam chưa hợp lý. Có nhiều nguyên nhân phải kể đến như: quy hoạch, kế hoạch, giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, công nghệ, điều hành hệ thống… nhưng một điều rõ ràng rằng, một khi cơ cấu đầu tư nguồn - lưới chưa hợp lý thì kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề truyền tải và phân phối điện. Bài viết dưới đây của PGS, TS. Bùi Huy Phùng đã thẳng thắn đề cập đến những bất hợp lý của thực trạng đầu tư phát triển nguồn và lưới điện Việt Nam hiện nay. Từ những số liệu sát thực, phân tích, đánh giá, đến những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan chức năng, nhằm xem xét lại cách tính toán chi tiết về nhu cầu nguồn - lưới điện để việc phân bổ vốn đầu tư cho lĩnh vực này trở nên hợp lý hơn.
Sự cố tác động nhảy vượt cấp tại xuất tuyến sử dụng rơle bảo vệ Micom P142 và biện pháp khắc phục

Sự cố tác động nhảy vượt cấp tại xuất tuyến sử dụng rơle bảo vệ Micom P142 và biện pháp khắc phục

Trong thời gian qua, theo chỉ đạo của Tổng công ty Điện lực miền Trung, một số xuất tuyến trung thế tại các trạm biến áp (TBA) do các đơn vị trực thuộc quản lý và vận hành đã đưa bảo vệ quá dòng cấp 3 (I>>>) vào làm việc. Tuy nhiên, trong quá trình phối hợp chỉnh định các trị số và thời gian bảo vệ đối với loại rơ le Micom P142 đã có hiện tượng bất thường xảy ra. Cụ thể, đã xảy ra sự cố nhảy vượt cấp máy cắt tổng 432 khi bị sự cố trên đường dây 474 tại TBA 110kV CưM’gar- Đắk Lắk. Việc bảo vệ tác động không có chọn lọc đã làm mất điện toàn bộ khu vực rộng lớn và trong thời gian dài. Để đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy trong hệ thống, trong bài viết này, các tác giả thuộc CPC ETC đã phân tích chi tiết nguyên nhân và đưa ra biện pháp nhằm khắc phục hiện tượng sự cố gây nhảy vượt cấp trên.
Luận bàn chuyện "lỗ lớn" ở Dự án Alumin Tân Rai

Luận bàn chuyện "lỗ lớn" ở Dự án Alumin Tân Rai

Hiện nay, dư luận hết sức quan tâm về hiệu quả kinh tế của Dự án Tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng (hay còn gọi là Dự án Alumin Tân Rai) - là 1 trong 2 dự án thí điểm lần đầu tiên xây dựng ở Việt Nam. Có ý kiến còn cho rằng, Dự án không những không có hiệu quả mà bị lỗ lớn, lên tới hàng chục, thậm chí đến trăm triệu đô la mỗi năm. Vậy thực hư thế nào? PGS, TS. Nguyễn Cảnh Nam - Vinacomin (thành viên Hội đồng Phản biện & Biên tập Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn) có bài phân tích, đánh giá và nhận định dưới đây...
Rừng già châu Âu đang dần 'bão hòa' với khí CO2

Rừng già châu Âu đang dần 'bão hòa' với khí CO2

Theo kết quả một nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí Biến đổi Khí hậu Tự nhiên (Nature Climate Change) của Anh, khả năng hấp thụ khí cácbon điôxít (CO2) của những khu rừng già châu Âu đang tiến tới mức bão hòa, đe dọa một trong những hàng rào bảo vệ chính của "lục địa già" chống lại hiện tượng nóng lên của Trái Đất.
Cộng hưởng sắt từ với máy biến áp đo lường trong hệ thống truyền tải điện

Cộng hưởng sắt từ với máy biến áp đo lường trong hệ thống truyền tải điện

Hiện nay trong lưới truyền tải điện, máy biến áp đo lường cao áp (VT) hầu hết được sử dụng loại biến điện áp kiểu tụ điện. Với cấu trúc này các biến điện được thu gọn hơn về kích thước và khối lượng, giảm thiểu thời gian bảo dưỡng và thí nghiệm. Không có hiện tượng cháy nổ như biến điện áp kiểu cảm ứng, nhưng có hiện tượng thay đổi trị số điện dung của tụ phân áp quá giới hạn cho phép và có nơi hiện tượng này lặp lại nhiều lần gây tốn kém phải thay thế thiết bị và dừng cung cấp điện cho phụ tải.
Thực hư chuyện lỗ lớn của Dự án Alumin Tân Rai thế nào?

Thực hư chuyện lỗ lớn của Dự án Alumin Tân Rai thế nào?

Hiện nay, dư luận hết sức quan tâm về hiệu quả kinh tế của Dự án Tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng (hay còn gọi là Dự án Alumin Tân Rai) - là 1 trong 2 dự án thí điểm lần đầu tiên xây dựng ở Việt Nam. Có ý kiến còn cho rằng, Dự án không những không có hiệu quả mà bị lỗ lớn, lên tới hàng chục, thậm chí đến trăm triệu đô la mỗi năm. Vậy thực hư thế nào? Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn giới thiệu bài phân tích, đánh giá, nhận định của PGS,TS. Nguyễn Cảnh Nam (Vinacomin)...
Sau sự cố 22-5: Cần nghiên cứu đánh giá khách quan

Sau sự cố 22-5: Cần nghiên cứu đánh giá khách quan

Theo tin đã đưa, vào lúc 14h19’ ngày 22-5-2013, đã xảy ra sự cố trên đường dây 500kV Di Linh - Tân Định trong lúc đường dây này đang truyền tải công suất cao làm mất liên kết hệ thống điện (HTĐ) 500kV Bắc - Nam, gây nhảy máy cắt tất cả các tổ máy phát điện trong hệ thống điện miền Nam và dẫn tới mất điện toàn bộ khu vực với tổng công suất khoảng 9.400 MW trong nhiều giờ (đến 22h40’ thì cung cấp điện được khôi phục hoàn toàn). Nguyên nhân do xe cần cẩu đang cẩu cây dầu trong khu vực đường dây 500kV này di chuyển đến nơi khác trồng đã chạm vào đường dây ở khoảng trụ 1072-1073 gần trạm biến áp 500kV Tân Định.
Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện (Kỳ 2)

Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện (Kỳ 2)

Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, thủy điện cũng có nhiều bất lợi, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái như: giảm thiểu đa dạng sinh học và hiệu quả kinh tế đảo ngược từ việc cải tạo môi trường tự nhiên… Vấn đề là phải làm sao khi đưa ra quyết định xây dựng công trình thủy điện, chúng ta phải cố gắng phát huy tối đa các lợi ích của công trình và giảm thiểu các tác hại của chúng... Điều này có thể thực hiện được nếu chúng ta vận dụng một cách khoa học bài toán đa mục tiêu trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư thủy điện.
1 2 3
Phiên bản di động