RSS Feed for Luật Điện Thứ năm 25/04/2024 20:23
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học…

Ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học…

Ý kiến phát biểu của các chuyên gia, các nhà khoa học...
VEA: Phát triển thị trường năng lượng Việt Nam

VEA: Phát triển thị trường năng lượng Việt Nam

Trong những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc, nguồn năng lượng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động xuất, nhập khẩu năng lượng đã góp phần tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; An ninh năng lượng quốc gia ngày càng được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển thị trường năng lượng còn thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các ngành, cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển năng lượng chậm được đổi mới, còn độc quyền trong kinh doanh năng lượng; cơ chế định giá điện mang nặng tính bao cấp; hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh sự phát triển ngành còn thiếu, chưa đồng bộ...
Một số quan điểm về phát triển thị trường năng lượng ở Việt Nam

Một số quan điểm về phát triển thị trường năng lượng ở Việt Nam

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007. Điều1 của chiến lược gồm 5 nội dung:
Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 2)

Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 2)

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), để đảm bảo sự phát triển điện trong những thập kỷ tới cần sự huy động nguồn vốn rất lớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đang có rất nhiều trở ngại chủ quan lẫn khách quan trong việc thu xếp vốn cho các dự án điện hiện nay. Do đó, đề ra được các giải pháp thiết thực đem lại hiệu quả trong huy động nguồn vốn cho các dự án điện đang trở nên cần thiết. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn trân trọng đăng tải bài viết của PGS, TS. Nguyễn Minh Duệ - Ủy viên thường trực Ban chấp hành VEA, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng về vấn đề này.
Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?

Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?

Thực tế cho thấy, suốt thời gian dài vừa qua, việc đầu tư cho nguồn và lưới điện tại Việt Nam chưa hợp lý. Có nhiều nguyên nhân phải kể đến như: quy hoạch, kế hoạch, giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, công nghệ, điều hành hệ thống… nhưng một điều rõ ràng rằng, một khi cơ cấu đầu tư nguồn - lưới chưa hợp lý thì kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề truyền tải và phân phối điện. Bài viết dưới đây của PGS, TS. Bùi Huy Phùng đã thẳng thắn đề cập đến những bất hợp lý của thực trạng đầu tư phát triển nguồn và lưới điện Việt Nam hiện nay. Từ những số liệu sát thực, phân tích, đánh giá, đến những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan chức năng, nhằm xem xét lại cách tính toán chi tiết về nhu cầu nguồn - lưới điện để việc phân bổ vốn đầu tư cho lĩnh vực này trở nên hợp lý hơn.
Năm yếu tố khách quan dẫn đến hợp tác chiến lược giữa ba phân ngành năng lượng

Năm yếu tố khách quan dẫn đến hợp tác chiến lược giữa ba phân ngành năng lượng

An ninh năng lượng luôn là mục tiêu tối trọng của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, trách nhiệm này đè nặng lên vai 3 tập đoàn: Dầu khí Việt Nam (PVN), Điện lực Việt Nam (EVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Vừa qua, tại Hà Nội, Lễ ký thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa ba tập đoàn đã được tổ chức. Sau sự kiện này, một số người lo ngại rằng, liệu đó có phải là tăng thêm “hàm lượng độc quyền” trong lĩnh vực này không? Tôi cho rằng, có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến cuộc hợp tác chiến lược này.
Đưa thêm các nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh

Đưa thêm các nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phát điện cạnh tranh, hoàn tất các điều kiện để đưa thêm các nhà máy điện tham gia chào giá.
Cải tiến quy hoạch phát triển điện lực trong thị trường điện cạnh tranh (Kỳ 1)

Cải tiến quy hoạch phát triển điện lực trong thị trường điện cạnh tranh (Kỳ 1)

Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho từng giai đoạn 10 năm và có định hướng cho 10 năm tiếp theo. Trong cơ chế quản lý truyền thống, ngành điện là ngành độc quyền nhưng cũng đồng thời hoạt động như một ngành công ích, với nhiệm vụ phải đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt ở một mức giá xác định. Đặc điểm này dẫn đến tính đặc thù của Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, đó là tính định hướng cầu, hàm chứa một rủi ro lớn dẫn đến mất cân bằng cung cầu khi triển khai quy hoạch. Sản lượng toàn ngành trong tương lai được xác định chỉ dựa trên dự báo nhu cầu theo cách tiếp cận không phụ thuộc vào giá cả và khả năng của nguồn cung. Để khắc phục rủi ro nói trên, cần phải cải tiến phương pháp quy hoạch sao cho phù hợp với quy luật cung-cầu. Bài báo tiến hành nghiên cứu và đưa ra đề xuất cải tiến phương pháp quy hoạch, theo đó mức sản lượng điện toàn ngành trong tương lai phải được xác định một cách đồng thời, với giá cả dựa trên mối quan hệ cung- cầu.
Mô hình thị trường điện và vấn đề cải cách thị trường điện Việt Nam

Mô hình thị trường điện và vấn đề cải cách thị trường điện Việt Nam

Đặc thù ngành điện khác với các ngành sản xuất hàng hóa khác ở chỗ: quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, không thể có ách tắc trong khâu lưu thông, phân phối. Vì vậy, người sản xuất và người tiêu thụ điện đều có trách nhiệm bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện, nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thiết bị của chính mình và của cả ngành điện. Kết quả đạt được là người tiêu thụ điện sẽ có chi phí dùng điện thấp tương ứng và người sản xuất điện sẽ có chi phí đầu tư và sản xuất điện hợp lý. Những vấn đề trên sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả trong cuộc sống nếu thiết lập được cơ chế điều hành và tổ chức hợp lý không những đối với người tiêu thụ điện mà còn cho người sản xuất truyền tải và phân phối điện. Điều này cũng chính là mục tiêu cơ bản cần tuân thủ trong cải cách thị trường điện ở Việt Nam hiện nay.
Phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015

Phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2012 - 2015. Mục tiêu của Đề án nhằm bảo đảm EVN có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích cho xã hội và quốc phòng, an ninh; nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng điện cho nền kinh tế và nhu cầu xã hội (Quyết định số: 1782/QĐ-TTg, ngày 23/11/2012).
Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 2)

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 2)

Sự hình thành và phát triển của hệ thống năng lượng Việt Nam (HTNL) trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã bộc lộ một số điểm yếu có thể ảnh hưởng, thậm chí đe dọa đến an ninh năng lượng quốc gia (ANNL).
Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng (HTNL) Việt Nam bao gồm các phân ngành năng lượng là điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân… trong đó ba phân ngành có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân là điện, than, dầu khí. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về nhận diện những mối đe dọa ANNL và đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường ANNL của Việt Nam giai đoạn 2015- 2030.
Quy hoạch điện VII và những vấn đề lớn cần giải quyết

Quy hoạch điện VII và những vấn đề lớn cần giải quyết

Ngày 1 tháng 11 năm 2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã chủ trì cuộc họp để kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án điện theo Quy hoạch điện VII. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương, các tập đoàn, tổng công ty về tình hình thực hiện các dự án điện, ý kiến của các thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước và đại biểu tham dự họp; Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước kết luận như sau:
Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Điện lực

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Điện lực

Ngày 23/10, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Theo các quy hoạch năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy, đầu tư toàn ngành Điện giai đoạn 2011 - 2020, bình quân khoảng gần 5 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7,5 tỷ USD mỗi năm, tổng 2 giai đoạn là 125 tỷ USD (nguồn điện chiếm khoảng 65% lượng vốn đầu tư). Còn theo Quy hoạch ngành Than, đến 2015 chúng ta còn thiếu 4 triệu tấn, 2020 thiếu 42 triệu tấn, 2025 thiếu 57 triệu tấn, 2030 thiếu 110 triệu tấn, với tổng nguồn vốn đầu tư chỉ khoảng trên dưới một tỷ USD/năm... Đây là tình huống thách thức lớn, đe doạ an ninh năng lượng quốc gia. NangluongVietnam.vn trân trọng giới thiệu bài viết của PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VESC) xung quanh vấn đề này.
1 2
Phiên bản di động