RSS Feed for Luật Điện Thứ tư 24/04/2024 01:00
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 2)

“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 2)

Kỳ 1, tác giả bài viết đã đưa ra dự báo nhu cầu năng lượng Việt Nam trong vài chục năm tới, nhận định tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn năng lượng Việt Nam, đặc biệt là những con số về trữ lượng nguồn than đồng bằng Sông Hồng... Tiếp theo là những nhận xét, đánh giá tổng thể về tiềm năng, vấn đề dự báo nhu cầu năng lượng, vấn đề quy hoạch các phân ngành, những bất cập trong cơ chế, chính sách phát triển ngành... và một số kiến nghị mang tính cấp bách hiện nay nhằm giải quyết vấn đề an ninh năng lượng trong những năm sắp tới.
An ninh điện lực và kiến nghị bổ sung Luật Điện lực

An ninh điện lực và kiến nghị bổ sung Luật Điện lực

Nhu cầu năng lượng, đặc biệt là điện năng ở hầu hết các quốc gia, trong vòng nửa thế kỷ qua tăng nhanh, thế giới trải qua nhiều cuộc khủng hoảng năng lựợng, như giai đoạn 1973-74; 1986-87; 1991-92; 2008-09; nguồn năng lượng khoáng sản khan hiếm dần, năng lượng tái tạo còn nhiều hạn chế. Thị trường năng lượng biến động theo tình hình chính trị. Thực tiễn cho thấy hoạt động năng lượng có ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia của mỗi nước. Nội dung an ninh năng lượng (ANNL) nói chung và an ninh điện lực (ANĐL), một bộ phận quan trọng của ANNL đã được đề cập đến từ những năm 70-80 của thế kỷ trước. Hiện có một số định nghĩa về ANNL và ANĐL, tuy có khác nhau về câu chữ, nhưng tựu trung có thể hiểu An ninh điện lực là sự đảm bảo cung cấp điện năng liên tục, an toàn về số lượng, chất lượng cho mọi nhu cầu ở mọi nơi với giá cả hợp lý.
Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 2)

Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 2)

Kỳ 1, PGS, TS Bùi Huy Phùng đã khái quát nội dung cơ sở pháp lý của quy hoạch phát triển điện lực, thực tiễn công tác xây dựng quy hoạch phát triển điện lực… Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra 3 nhận xét về Luật Điện lực 2004. Kỳ 2 của bài viết là những nhận xét tiếp theo và kiến nghị sửa đổi một số nhược điểm, bất cập của Luật Điện 2004. Đặc biệt là vấn đề quy định lập Quy hoạch (Điều 9) và bổ sung điều về trách nhiệm của các tổ chức trong việc lập, phê duyệt, thực hiện quy hoạch…
Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 1)

Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 1)

Hơn hai thập niên qua, kinh tế và năng lượng Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng ghi nhận. Giai đoạn 2001 - 2010, GDP tăng bình quân 7%/năm, năm 2010, GDP đầu người 1.150 USD/người, Việt Nam bước qua ngưỡng nước nghèo.Sản xuất năng lượng sơ cấp tăng khoảng 8%/năm. Năm 2010, sản xuất than sạch đạt 44 triệu tấn, dầu thô 15 triệu tấn, khí đốt 9 tỷ m3, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 24.000 MW, sản xuất điện đạt 100 tỷ kWh, điện tiêu thụ đầu người đạt xấp xỉ 1.000 kWh/người. Cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng phát triển nhanh. Nội dung sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang từng bước được quản lý thống nhất và có hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động năng lượng đang được định hướng dần theo cơ chế thị trường. Trong thành tựu đạt được có sự đóng góp không nhỏ của công tác thể chế, quy hoạch năng lượng nói chung và quy hoạch phát triển điện lực (QHPTĐL) nói riêng. Công tác QHPTĐL quốc gia và địa phương được thực hiện theo pháp luật ngày càng có chất lượng và thống nhất hơn. Tuy nhiên, ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng, đặc biệt là phân ngành điện lực, quá trình phát triển đang đòi hỏi tính cân đối, thống nhất và hiệu quả cao hơn; trên thực tế nhiều năm qua đã thể hiện không ít bất cập, yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Điện lực

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Điện lực

Ngày 20/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực là hết sức cần thiết, đáp ứng mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước.
Quốc hội nghe trình bày Tờ trình dự thảo Luật Điện lực

Quốc hội nghe trình bày Tờ trình dự thảo Luật Điện lực

Hôm qua, 31/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về sửa đổi, bổ sung một số điều của dự án Luật Điện lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình nêu trên.
Tham vấn ý kiến Luật Điện lực (sửa đổi)

Tham vấn ý kiến Luật Điện lực (sửa đổi)

Tại Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến Luật Điện lực sửa đổi 2012, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước…
Chuẩn bị ra mắt Trang TTĐT NangluongVietnam.vn và kêu gọi bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến nội dung Dự thảo Luật Điện lực

Chuẩn bị ra mắt Trang TTĐT NangluongVietnam.vn và kêu gọi bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến nội dung Dự thảo Luật Điện lực

Theo kế hoạch, ngày 8 tháng 5 năm 2012, Trang thông tin điện tử: NangluongVietnam.vn “Diễn đàn kinh tế, khoa học, kỹ thuật, tiếng nói hợp nhất: Năng lượng Việt Nam” sẽ chính thức ra mắt bạn đọc. Mở đầu công tác tuyên truyền về ngành Năng lượng Việt Nam, Tòa soạn NangluongVietnam phối hợp với Hội đồng Khoa học Năng lượng - VESC thực hiện chuyên đề: “Phản biện, kiến nghị, đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung nội dung Dự thảo Luật Điện lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới”, đồng thời kêu gọi bạn đọc cùng tham gia.
Bộ Công Thương đề nghị nới lỏng quản lý giá điện

Bộ Công Thương đề nghị nới lỏng quản lý giá điện

Bộ Công Thương cho rằng, Nhà nước chỉ kiểm soát giá đối với khung giá phát điện, giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá phân phối điện, phí dịch vụ điều độ hệ thống điện, phí dịch vụ điều hành giao dịch thị trường điện và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
1 2
Phiên bản di động