RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Dầu đá phiến | Trang 1 Thứ sáu 03/05/2024 04:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
vai tro cua hoa ky tren thi truong nang luong dang thay doi the nao

Vai trò của Hoa Kỳ trên thị trường năng lượng đang thay đổi thế nào?

Vai trò của Hoa Kỳ trên thị trường dầu lửa toàn cầu đã có sự thay đổi lớn trong năm 2017. Với sản lượng dầu đá phiến liên tục tăng, quốc gia này ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào một số nguồn dầu nhập khẩu truyền thống.
dau da phien va cuoc cach mang dia chinh tri nang luong

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Mặc dù không ai có thể biết trước tương lai của giá năng lượng, có thể mức giá thấp như hiện nay sẽ kéo dài trong một thời gian nữa. Tất nhiên, cả năng lượng và chính trị đều có khả năng làm đảo ngược dự đoán này. Các tiến bộ về công nghệ có thể làm tăng sản lượng và giảm giá thành; còn chính trị lại có khả năng làm gián đoạn nguồn cung và khiến giá tăng. Nhưng những gián đoạn này có lẽ sẽ không thực sự gây sốc và có tác động kéo dài trong bối cảnh cuộc cách mạng dầu đá phiến, điều đang tạo ra một cuộc cách mạng về địa chính trị.
phan doi viet nam phat trien nhiet dien than la mot sai lam tam ket

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Tạm kết]

Để tạm kết chuyên đề phản biện: "Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm" chúng tôi xin nêu một số câu hỏi để bạn đọc cùng suy ngẫm, thảo luận nhằm góp ý thêm cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam ở các chuyên đề tiếp theo. Thứ nhất, tại sao Hoa Kỳ một đất nước giàu có, nền công nghiệp phát triển, phát thải khí nhà kính nhiều, nhưng lại không thực thi tuyên bố Rio de Janeiro, Công ước Kyoto và tuyên bố rút khỏi Hiệp định/Thỏa thuận Paris-2015 về khí hậu? Thứ hai, tại sao Trung Quốc trong suốt cả quá trình phát triển của mình đều phản đối "giảm phát thải", còn bây giờ (khi đã tiêu thụ ½ tổng lượng than của thế giới, sản xuất ¼ tổng lượng điện thế giới và phát thải khoảng 29% tổng lượng khí nhà kính trên toàn thế giới) quốc gia này mới ký vào Thỏa thuận Paris? Và tại sao phải tới năm 2025 mới đóng cửa 103 nhà máy nhiệt điện than (công nghệ cũ, hiệu suất thấp, đa phần đã hết hạn sử dụng)? Thứ ba, với Hàn Quốc - một quốc gia có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới và có tài nguyên than không đáng kể, chủ yếu là nhập khẩu, nhưng tại sao điện tái tạo chỉ có 0,6%? Và tại sao đến bây giờ Hàn Quốc mới tuyên bố sẽ đóng cửa 8/59 nhà máy nhiệt điện than (có tuổi đời trên 30 năm, đã hết hạn sử dụng) mà không phải là trước đó?, vv...
buc tranh dau khi toan cau trong boi canh hien nay 3

Bức tranh dầu khí toàn cầu trong bối cảnh hiện nay [3]

Trong gần 3 năm qua, ngành dầu mỏ thế giới trải tình trạng tồi tệ nhất kể từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Nếu lịch sử là sự quy hồi, sau mỗi lần giảm giá sâu thường sẽ đến giai đoạn hồi phục, thậm chí bùng nổ. Song, theo giới phân tích, sự phục hồi hiện tại lại không hề chắc chắn, bất chấp Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã gia hạn thỏa thuận lịch sử giảm nguồn cung hồi cuối năm ngoái, thậm chí còn có được sự nhất trí của Nga - nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn ngoài OPEC. Dường như OPEC vẫn đang loay hoay tìm đáp án cho bài toán khó nâng giá dầu.
bat dinh gia dau va lua chon cua viet nam

Bất định giá dầu và lựa chọn của Việt Nam

Năm 2016, nhiều biến động về cả chính trị, kinh tế và kỹ thuật đã cho thấy dầu mỏ vẫn tiếp tục là chiến trường giữa các quốc gia nhằm gây sức ép và thử thách sức chịu đựng lẫn nhau… Đặc biệt cần nhấn mạnh, chưa bao giờ giá dầu lại chịu cộng hưởng từ những yếu tố không chắc chắn của tương lai như hiện nay.
khai thac dau khi da phien lam tang nguy co dong dat

Khai thác dầu khí đá phiến làm tăng nguy cơ động đất

Các nhà khoa học khẳng định rằng công trình nghiên cứu của họ chứng tỏ rằng việc khai thác dầu khí từ đá phiến có thể làm tăng các trận động đất.
gia dau va co hoi cua cac nuoc dong nam a

Giá dầu và cơ hội của các nước Đông Nam Á

Theo các chuyên gia, giá dầu rẻ trong thời gian còn lại trong ngắn hạn hiện nay là cơ hội để phát triển sản xuất, nâng cao phúc lợi xã hội, nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng...
quyen luc di nh gia da u mo se thuoc ve ai

Quyền lực định giá dầu mỏ sẽ thuộc về ai?

Cuộc chiến giá dầu giữa OPEC và Mỹ đang rất quyết liệt. Do vậy, liệu thế giới có chứng kiến một lần nữa sự chuyển giao quyền lực định giá dầu mỏ hay không? Quyền lực định giá dầu mỏ trong thời gian tới sẽ trong tay ai?
dau da phien la toi do chinh khien gia dau giam sau

Dầu đá phiến là “tội đồ chính” khiến giá dầu giảm sâu?

Các quan chức OPEC xem các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ là “tội đồ chính” khiến giá dầu giảm sâu.
da phien dau nguon nang luong moi cua nhat ban

“Đá phiến dầu” nguồn năng lượng mới của Nhật Bản?

Ngày 1/10, Nhật Bản lần đầu tiên tiến hành khai thác thử “đá phiến dầu”, nguồn năng lượng được kỳ vọng có thể bù đắp cho sự thiếu hụt của dầu mỏ. Đá phiến dầu là một loại đá trầm tích hạt mịn giàu chất hữu cơ và chứa một lượng lớn kerogen (một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ rắn) có thể chiết tách ra các loại hydrocacbon lỏng. Đá phiến dầu được chú ý đến như là một nguồn năng lượng khi mà giá dầu thô thông thường tăng cao.
tru luong dau khi da phien cua viet nam tuong duong 2180 ty m3

Trữ lượng dầu khí đá phiến của Việt Nam tương đương 2.180 tỷ m3

"Trữ lượng dầu khí đá phiến ở các nước châu Á theo cập nhật mới nhất là: Việt Nam (77 TCF, tương đương 2.180 tỷ m3), Malaysia (8,19 TCF, tương đương 232 tỷ m3), Philippines (149,8 TCF, tương đương 4.242 tỷ m3), Indonesia (58,12 TCF, tương đương 1.646 tỷ m3), Hàn Quốc (72,5 TCF, tương đương 2.053 tỷ m3), Lào (51 TCF, tương đương 1.444 tỷ m3)…" - TS. Byeong-Kook Son - Trưởng nhóm nghiên cứu dầu khí và biển của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM) cho biết.
khai thac da phien va muc tieu giam 40 khi thai cua eu

Khai thác đá phiến và mục tiêu giảm 40% khí thải của EU

Theo TTXVN, ngày 22/1, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất kế hoạch tăng mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính lên 40% vào năm 2030 so với mức phát thải năm 1990, đồng thời tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo lên 27% vào năm 2030. Đây là mục tiêu bắt buộc được áp dụng cho cho toàn EU nhưng lại không ràng buộc đối với chính phủ của từng nước thành viên. 
viet nam can coi trong phat trien nguon khi dot tu da phien set

Việt Nam cần coi trọng phát triển nguồn khí đốt từ đá phiến sét

Theo dự báo, trong 10 nữa nước ta sẽ nằm trong danh sách các nước thiếu năng lượng của thế giới. Điện nguyên tử được xem là một cứu cánh, nhưng là một lĩnh vực rất tốn kém, đầy rủi ro, trong lúc chúng ta thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu nhân lực cần thiết. Trong bối cảnh trữ lượng dầu khí truyền thống của nước ta không nhiều và dấu hiệu cạn kiệt cũng đang bắt đầu xuất hiện, khí hydrat còn là mục tiêu xa vời, các nguồn năng lượng tái tạo còn đang trong tình trạng mới bắt đầu nghiên cứu, ứng dụng và đầy khó khăn thì việc nghiên cứu tiềm năng dầu khí của đá phiến sét là rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Phản biện - kiến nghị về vấn đề này, NangluongVietnam xin giới thiệu bài viết của PGS, TS. Trần Ngọc Toản (nguyên Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam).
nganh dau khi trung quoc da bat day gia dau nhu the nao

Ngành Dầu khí Trung Quốc đã ‘bắt ​đáy’ giá dầu như thế nào?

Tính tới ngày 29/6/2020, Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) đã tích trữ tổng cộng 73 triệu thùng dầu trên 59 con tàu khác nhau lênh đênh ngoài khơi bờ biển phía Bắc đất nước. (Thông tin này dựa trên dữ liệu của ClipperData - trang cơ sở dữ liệu chuyên theo dõi dòng chảy của dầu thô trong thời gian thực. Số dầu thô mà Bắc Kinh tích trữ tương đương với 3/4 nhu cầu cho cả hành tinh trong cùng thời gian).   
cong nghiep dau khi the gioi ky 4 bao nhieu ty tan dau da duoc che bien

Công nghiệp dầu khí thế giới [Kỳ 4]: Bao nhiêu tỷ tấn dầu đã được chế biến?

Trong vòng 30 năm qua, loài người đã chế biến bao nhiêu tỷ tấn các sản phẩm từ dầu mỏ và sản lượng sản phẩm dầu mỏ của các khu vực trên thế giới thế nào? Tổng hợp dưới đây của Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ cho chúng ta thấy bức tranh tổng thể về ngành công nghiệp lọc hóa dầu trên toàn cầu trong 3 thập kỷ qua. 
Trang tiếp
Phiên bản di động