RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Điện hạt nhân Ninh Thuận | Trang 1 Thứ tư 08/05/2024 04:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
dien hat nhan o viet nam nen tien hay lui

Điện hạt nhân ở Việt Nam - Nên tiến, hay lùi?

Tiến hay lùi, với điện hạt nhân của Việt Nam sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định. Nhưng PGS, TS. Vương Hữu Tấn [*] - người có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này cho rằng: Điện hạt nhân là cần thiết với nước ta, đặc biệt khi Chính phủ đã cam kết zero carbon vào năm 2050.
viet nam co nen quay lai phat trien dien hat nhan

Việt Nam có nên quay lại phát triển điện hạt nhân?

Sau 5 năm thực hiện chủ trương của Trung ương dừng đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, có thể thấy đây là quyết sách đúng đắn và phù hợp thực tiễn khi đó. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng: Trong tình hình mới hiện nay và trước bài toán bảo đảm an ninh năng lượng, cũng như hiện thực hóa cam kết phát thải bằng “0” ròng (Net Zero Emission) của Việt Nam tại COP26, vấn đề phát triển điện hạt nhân cần được đặt ra và xem xét toàn diện để sớm có đề xuất hợp lý.
uy ban kinh te quoc hoi de nghi giu lai mat bang du an dien hat nhan ninh thuan

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị giữ lại mặt bằng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa gửi Quốc hội Báo cáo giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2021. Theo đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét tạm giữ Quy hoạch đối với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
quan diem cua bo cong thuong ve dien hat nhan

Quan điểm của Bộ Công Thương về điện hạt nhân

Bộ Công Thương vừa có Văn bản số: 5263/BCT-ĐL, ngày 24/7/2019 (do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng ký) trả lời kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về việc "kiến nghị giữ lại mặt bằng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2". Nội dung Văn bản như sau (trích nguyên văn).
quan diem bo cong thuong tinh ninh thuan ve dia diem dhn se the nao

Quan điểm Bộ Công Thương, tỉnh Ninh Thuận về địa điểm ĐHN sẽ thế nào?

Vào trung tuần tháng 6/2019, Văn phòng Chính phủ có Văn bản gửi Bộ Công Thương và UNND tỉnh Ninh Thuận để “xem xét trong quá trình chuyển đổi mặt bằng quy hoạch địa điểm các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2” theo kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam. Sau 1 tháng (kể từ ngày Văn phòng Chính phủ phát hành Văn bản), các chuyên gia Tạp chí có Văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch UNND tỉnh Ninh Thuận đề nghị cho biết “quan điểm” về 2 địa điểm điện hạt nhân “đã quy hoạch” nêu trên.
chinh phu de nghi xem xet kien nghi tap chi nlvn ve dia diem dhn ninh thuan

Chính phủ đề nghị xem xét kiến nghị Tạp chí NLVN về địa điểm ĐHN Ninh Thuận

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 784/PC-VPCP, ngày 12/6/2019, gửi Bộ Công Thương và UNND tỉnh Ninh Thuận để xem xét xử lý vấn đề chuyển đổi mặt bằng quy hoạch địa điểm các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 theo kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về việc “giữ lại mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2”.
co nen chuyen doi muc dich su dung mat bang nha may dhn ninh thuan

Có nên chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng nhà máy ĐHN Ninh Thuận?

Theo kiến nghị của tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng đồng ý về chủ trương điều chỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Nhưng vấn đề đặt ra là: Để xác định được 2 địa điểm này, chúng ta đã phải trải qua một quá trình lâu dài tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá; thực hiện khối lượng lớn công việc một cách khoa học, công phu và tốn kém... Vậy, có nên chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng 2 địa điểm đã chọn nêu trên, hay giữ lại cho chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam trong tương lai? Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có Văn bản kiến nghị giữ lại mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
kien nghi giu lai mat bang nha may dien hat nhan ninh thuan 1 va 2

Kiến nghị giữ lại mặt bằng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Theo kiến nghị của tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng đồng ý về chủ trương điều chỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Nhưng vấn đề đặt ra là: Để xác định được 2 địa điểm này, chúng ta đã phải trải qua một quá trình lâu dài tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá; thực hiện khối lượng lớn công việc một cách khoa học, công phu và tốn kém... Vậy, có nên chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng 2 địa điểm đã chọn nêu trên, hay giữ lại cho chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam trong tương lai? Tạp chí Năng lượng Việt Nam cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong Hội đồng Phản biện Khoa học kiến nghị giữ lại mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
dien hat nhan voi muc tieu chong bien doi khi hau va an ninh nang luong

Điện hạt nhân với mục tiêu chống biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng

Như đã biết, nguồn năng lượng tái tạo, do phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nên sản xuất điện không liên tục, không thể thay thế được các nguồn điện chạy đáy như nhiệt điện than, khí. Nếu tăng cường nguồn năng lượng nhiên liệu hóa thạch thì sẽ gặp phải thách thức trong việc giảm phát thải khí nhà kính và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Vì vậy, việc các cấp có thẩm quyền xem xét tái khởi động chủ trương phát triển điện hạt nhân nói chung và đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nói riêng, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia giai đoạn sau 2030 có ý nghĩa hết sức quan trọng, do tiết kiệm được đáng kể thời gian, công sức, kinh phí tìm kiếm, lựa chọn địa điểm.
dia diem xay dung nha may dien hat nhan mot qua trinh lau dai va ton kem ky 4

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 4]

Với những phân tích, đánh giá (trong các kỳ 1,2,3), các chuyên gia kiến nghị: Chính phủ cần sớm đưa điện hạt nhân vào xem xét như là một nguồn điện trong tương lai để đáp ứng nhu cầu điện năng, đặc biệt xem xét trong khi xây dựng Quy hoạch điện 8. Đồng thời, giữ các địa điểm Phước Dinh (Ninh Thuận 1) và Vĩnh Hải (Ninh Thuận 2) tại Ninh Thuận cho việc phát triển điện hạt nhân trong tương lai, vì hiện nay vấn đề cung cấp điện năng đang là nhiệm vụ lớn, quan trọng, cần đi trước một bước, đặc biệt các nguồn điện chạy phụ tải cơ sở (chỉ có thể là thuỷ điện công suất lớn, nhiệt điện và điện hạt nhân).
dia diem xay dung nha may dien hat nhan mot qua trinh lau dai va ton kem ky 3

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 3]

Đánh giá địa điểm là nhằm xác định phẩm chất của địa điểm trên mọi khía cạnh, đặc biệt là trên quan điểm an toàn. Đánh giá địa điểm còn nhằm xác định ra các giá trị cực đoan nhất của các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới an toàn nhà máy. Bộ các giá trị cực đoan nhất của các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo này được sử dụng như các giá trị ban đầu để thiết kế nhà máy, do đó, chúng còn được gọi là "Các cơ sở thiết kế - Design Basics". Ví dụ, cấp động đất cao nhất có thể xảy ra tại khu vực địa xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong vòng 10.000 năm là 7 độ Richter thì thiết kế nhà máy phải có đủ khả năng chống lại động đất cấp 7 trở lên tại địa điểm đó.
dia diem xay dung nha may dien hat nhan mot qua trinh lau dai va ton kem ky 2

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 2]

Trên cơ sở danh sách 10 địa điểm thí sinh, các cơ quan chuyên ngành đã chọn ra 3 địa điểm có trọng số cao nhất bao gồm: Vĩnh Hải, Phước Dinh (Ninh Thuận) và Hoà Tâm (Phú Yên) để nghiên cứu sâu hơn trong dự án "Nghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam".
dia diem xay dung nha may dien hat nhan mot qua trinh lau dai va ton kem ky 1

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 1]

Hiện tại, theo kiến nghị của tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương điều chỉnh chuyển đổi mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Vấn đề đặt ra là: Để xác định được 2 địa điểm này, chúng ta đã phải trải qua một quá trình lâu dài tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá; thực hiện một khối lượng lớn công việc một cách khoa học, công phu và tốn kém... Vậy, có nên nóng vội chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng 2 địa điểm đã chọn nêu trên hay giữ lại cho chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam trong tương lai? Để có thêm thông tin cho quyết định cuối cùng, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin trân trọng giới thiệu với độc giả loạt bài viết tóm tắt về quá trình tìm kiếm, lựa chọn và đánh giá địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Chuyên đề bao gồm 4 kỳ: [1] Tìm kiếm địa điểm tiềm năng, sàng lọc và xác định các địa điểm thí sinh; [2] So sánh, xếp thứ tự ưu tiên 3 địa điểm thí sinh có trọng số cao nhất; [3] Đánh giá 2 địa điểm đã lựa chọn; [4] Kết luận và kiến nghị.
chuyen doi mat bang du an dien hat nhan ninh thuan

Chuyển đổi mặt bằng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận. Theo đó, Thủ tướng đồng ý về "chủ trương điều chỉnh" chuyển đổi mặt bằng nhà máy điện hạt nhân, xây dựng Ninh Thuận trở thành tỉnh sản xuất năng lượng tái tạo lớn của cả nước.
bao nhat binh luan chinh sach phat trien dien tai tao viet nam

Báo Nhật bình luận chính sách phát triển điện tái tạo Việt Nam

Theo bình luận của Tạp chí Nikkei Asian, tương tự như Nhật Bản vào những năm 70 của thế kỷ trước, Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Với chủ trương của Chính phủ, nhiều công ty của Việt Nam đã chú trọng đến phát triển năng lượng tái tạo. Hiện quốc gia này đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho tương lai sau khi hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Trang tiếp
Phiên bản di động