RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Thủy điện Việt Nam | Trang 2 Thứ bảy 18/05/2024 23:11
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
de nghi nghien cuu cong nghe nhat ban trong kiem soat lu thuy dien

Đề nghị nghiên cứu công nghệ Nhật Bản trong kiểm soát lũ thủy điện

Thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ngày 11/12/2017, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số: 13171/VPCP-CN gửi các bộ: Công Thương, Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn và Tập đoàn Điện lực Việt Nam xử lý báo cáo, đề nghị của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) về công nghệ của Nhật Bản trong vận hành hồ chứa, kiểm soát lũ tại các nhà máy thủy điện. Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
tro ve coi nguon cua cac cong trinh thuy dien viet nam ky 1

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 1)

Không biết từ bao giờ và với lý do gì mà người Pháp gọi sông Đà là sông Đen (Fleuve Noire)? Có thể người Pháp nhận ra rằng, sông Đà là con sông hung dữ, độ dốc lớn, lắm thác, nhiều ghềnh, lưu lượng lớn, gây ra nhiều thảm họa về lũ lụt chăng...?
giai phap de thuy dien viet nam phat trien ben vung

Giải pháp để thủy điện Việt Nam phát triển bền vững

Sự phát triển nhanh của thủy điện Việt Nam trong mấy thập kỷ gần đây đã đóng góp rất nhiều cho phát triển nguồn năng lượng sạch của đất nước, nhưng cũng không tránh khỏi còn những tồn tại, bất cập cần phải tháo gỡ. Dựa trên cơ sở của phát triển bền vững, bài báo này phân tích đánh giá một số "biểu hiện không bền vững" trong quy hoạch phát triển thủy điện, khi triển khai thực hiện các dự án trong thực tế. Qua đó nêu lên một số ý kiến để từng bước tháo gỡ, khắc phục các tồn tại trong hoạt động thủy điện Việt Nam đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai tới.
de xuat ap dung cong nghe nhat ban trong van hanh thuy dien viet nam

Đề xuất áp dụng công nghệ Nhật Bản trong vận hành thủy điện Việt Nam

Trên cơ sở kết quả hội thảo quốc tế về "Công nghệ của Nhật Bản trong vận hành hồ chứa và kiểm soát lũ tại các nhà máy thủy điện", được tổ chức hồi cuối tháng 10/2017 tại Hà Nội. Đồng thời, để triển khai nhanh việc chuyển giao công nghệ, giúp cải thiện tình hình cấp bách trong vận hành các nhà máy thủy điện, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, kiểm soát lũ, nâng cao an toàn cho công trình và vùng hạ du, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ kiến nghị thực hiện "thí điểm" để xem xét, cho phép "áp dụng đại trà" công nghệ Nhật Bản trong các dự án thủy điện, thủy lợi của Việt Nam.
khai thac su dung nguon thuy dien viet nam

Khai thác, sử dụng nguồn thủy điện Việt Nam

Như chúng ta đều biết: từ tài năng đến vật chất không có gì là tuyệt đối, tất cả chỉ tương đối. Do vậy, với thủy điện, bên cạnh những ưu điểm thì cũng có những nhược điểm nhất định. Nhưng trước hết phải khẳng định rằng: Phát triển thủy điện "được" nhiều hơn "mất". Chúng ta phải sòng phẳng với thủy điện. Càng không nên, cứ thấy ngập lụt là quy tội cho thủy điện xả nước. Thủy điện chỉ xả nước khi cần thiết (có nguy cơ gây vỡ đập). Trong nền kinh tế thị trường, không có chủ dự án thủy điện nào bỏ tiền ra xây dựng đập để tích nước phát điện lại bỗng dưng... xả nước đi?! Còn trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, các loại nguồn điện hiện đang gặp những thách thức phải vượt qua: các dự án khí điện chưa đảm bảo tiến độ và tính đồng bộ, các dự án nhiệt điện than được khuyến nghị giảm bớt, các dự án điện từ năng lượng tái tạo dù được hỗ trợ phát triển nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hai dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận đã dừng xây dựng... Do đó, để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước trong thời gian tới thì việc xem xét nghiên cứu tăng nguồn thủy điện của nước ta theo chúng tôi là hợp lý.
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien bai 23

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 23)

Như đã đề cập trong các bài viết trước, tiềm năng thủy điện nhỏ của Việt Nam là khá lớn (gấp 3 lần công suất Nhà máy Thủy điện Sơn La - lớn nhất Đông Nam Á). Điều này cho thấy tiềm năng thủy điện nhỏ của nước ta rất phong phú. Nếu được khai thác hợp lý, quản lý chặt chẽ đúng quy trình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
can phai khach quan khi loai bo cac du an thuy dien

Cần phải khách quan khi loại bỏ các dự án thủy điện

Theo nghiên cứu tính toán của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho hệ thống thủy điện Việt Nam thấy rằng: Sản lượng điện tính đến năm 2060 không những không giảm mà còn có thể tăng gần 1%. Nhưng với các trạm thủy điện vừa và nhỏ, dung tích tích nước hồ thường nhỏ (hệ số dung tích kho nước <0,02) nên sản lượng điện sẽ giảm do tác động của biến đổi khí hậu. Vì thế cần thiết phải tính toán tác động của biến đổi khí hậu đến sản lượng điện, an toàn công trình, môi trường cho các trạm thủy điện vừa và nhỏ để có giải pháp ứng phó cụ thể.
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien bai 15

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 15)

Do sự phát triển ồ ạt, nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập trong khâu quản lý, vận hành, dẫn đến những tác hại không nhỏ đối với môi trường. Vì vậy, Bộ Công Thương đã loại khỏi quy hoạch gần 500 dự án thủy điện nhỏ và không đưa vào diện xem xét quy hoạch 213 dự án. Tuy nhiên, xét về mặt phát triển xã hội, xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở những nơi vùng sâu, vùng xa. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để tiếp tục phát triển.
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien bai 14

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 14)

Đến nay, phần lớn các công trình thuỷ điện có quy mô lớn trên các dòng sông chính của Việt Nam đã được quy hoạch và đang được triển khai xây dựng, đi vào vận hành, tiềm năng còn lại của các dự án thủy điện lớn là không nhiều, do đó việc nghiên cứu để xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ nhằm tận dụng triệt để các nguồn năng lượng tái tạo là hoàn toàn hợp lý.
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien bai 13

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13)

Nguồn nước sông là tài nguyên có hạn và thiết yếu của con người, nhất là người dân sống trên lưu vực sông, nên nguồn nước sông phải được sử dụng tổng hợp đáp ứng tất cả các yêu cầu sử dụng, trong đó có phát điện, phục vụ sinh hoạt, các hoạt động sản xuất công nông nghiệp của người dân để thu được hiệu quả sử dụng tổng hợp cao nhất.
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien bai 12

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)

Sự phát triển nhanh của thủy điện Việt Nam trong mấy thập kỷ gần đây đã đóng góp rất nhiều cho phát triển nguồn năng lượng sạch của đất nước, nhưng cũng không tránh khỏi còn những tồn tại, bất cập cần phải tháo gỡ. Dựa trên cơ sở của phát triển bền vững, bài báo này phân tích đánh giá một số "biểu hiện không bền vững" trong quy hoạch phát triển thủy điện, khi triển khai thực hiện các dự án trong thực tế. Qua đó nêu lên một số ý kiến để từng bước tháo gỡ, khắc phục các tồn tại trong hoạt động thủy điện Việt Nam đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai tới. 
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien bai 11

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)

Một số nhà máy thủy điện tuy được xây dựng từ những năm 1960 của thế kỷ trước, song thủy điện của Việt Nam phát triển chủ yếu trong gần 3 thập kỷ trở lại đây và đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Tuy nhiên, gần đây có nhiều ý kiến phê phán, thậm chí phủ định vai trò của thủy điện nhân một số sự cố mất an toàn đập, một số tác động tiêu cực đối với dân sinh và môi trường,… Vì vậy, việc trao đổi ý kiến để có những nhìn nhận khách quan, đúng đắn và công bằng về thủy điện ở nước ta là cần thiết.
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien bai 10

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)

Nguyên tắc chung, hồ thủy điện đều có đóng góp rất lớn về mặt giảm lũ, chống lũ. Hay nói cách khác, mỗi khi lập dự án hồ đều có nhiệm vụ điều tiết nước, giảm lũ hạ lưu mùa mưa và tăng mực nước mùa kiệt. Càng có nhiều hồ chứa trên một dòng sông thì khả năng giảm lũ càng lớn. Trường hợp hồ thủy điện gây nên lũ, chỉ xảy ra khi lập quy trình, hoặc vận hành sai quy trình...
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien bai 9

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)

Thông tin cho rằng, hồ thủy điện gây lũ lụt là hoàn toàn oan cho các dự án thủy điện. Dưới góc độ kỹ thuật, quản lý vận hành, hồ thủy điện chống lũ, chứ không gây ra lũ. Thủy điện không phải là nguyên nhân gây lũ, mà do quy hoạch sai, vận hành sai. Câu hỏi đặt ra là: Lũ do hồ thủy điện xảy ra khi nào, độ lớn bao nhiêu, biện pháp khống chế (điều tiết) ra sao? Theo chúng tôi, vấn đề này cần phải được xem xét một cách thận trọng, có căn cứ khoa học để đúc kết ra các bài học cho tương lai lâu dài.
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien bai 8

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 8)

Con người đã sử dụng nước để tạo năng lượng và thực hiện công việc từ hàng ngàn năm nay. Người Hy Lạp cổ đại đã biết dùng cối xay nước để xay lúa, làm bột mì. Người La Mã cổ đại dùng nước để cắt gỗ và đá. Thời nhà Hán, người Trung Quốc cũng đã dùng bơm thủy lực để bơm nước vào kênh tưới tiêu. Sức nước là nguồn năng lượng lâu đời nhất của loài người. Hiện nay, thủy điện chiếm 16,6% tổng lượng điện trên thế giới và 80% tổng các nguồn điện tái tạo toàn cầu.
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động