RSS Feed for Sau 10 tháng dừng thi công, Thủy điện Hòa Bình (mở rộng) phát sinh nhiều chi phí | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 12:07
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sau 10 tháng dừng thi công, Thủy điện Hòa Bình (mở rộng) phát sinh nhiều chi phí

 - Bộ Công Thương vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhất trí với đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kết quả đánh giá tổng thể dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng và việc đề nghị cho phép thi công dự án trở lại.
Vẫn còn ý kiến ‘thiếu cơ sở’ về dự án Thủy điện Hòa Bình (mở rộng) Vẫn còn ý kiến ‘thiếu cơ sở’ về dự án Thủy điện Hòa Bình (mở rộng)

Nhận xét bài “Vì sao nên mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình?” ThS. Trần Văn Minh - Hội Tưới tiêu Việt Nam cho rằng: “Bài viết này mang tính ngụy biện cho những sai sót trong việc lựa chọn phương án Thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2”. Để rộng đường dư luận, dưới đây chúng tôi giới thiệu ý kiến phản biện của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về vấn đề này.

Vì sao nên mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình? Vì sao nên mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình?

Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (mở rộng) sau một thời gian thi công, trong các ngày 17 - 20/10 và 6/11/2021 có hiện tượng sạt lở trong hố móng tại vị trí mở rộng Nhà máy. Sau sự cố này, một số ý kiến đề nghị vì sự an toàn của công trình Thủy điện Hòa Bình cần xem xét lại - liệu có nên mở rộng thêm 2 tổ máy hay không? Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây để bạn đọc tham khảo.

Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng do EVN làm chủ đầu tư, được khởi công ngày 10/1/2021 và đến ngày 20/10/2021, phát hiện khối sạt phát triển ngoài biên hố móng nhà máy nên việc thi công tạm dừng.

Sau khi sạt trượt xảy ra, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Văn bản số 302/TB-VPCP ngày 5/11/2021 của Văn phòng Chính phủ và Công điện số 1542/CĐ-TTg ngày 7/11/2021, các cơ quan chức năng gồm: Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Hòa Bình cùng với EVN, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công đã tiến hành kiểm tra hiện trường, họp bàn các giải pháp, thống nhất chỉ đạo việc xử lý sạt trượt đảm bảo an toàn cho các hạng mục và công trình xung quanh, thực hiện theo các giai đoạn.

Theo đó, công tác thi công xử lý khối sạt đợt 1, 2, 3 (giai đoạn 1) đã được EVN tổ chức thực hiện cơ bản hoàn thành, tuân thủ phương án thiết kế đã được Bộ Công Thương thẩm định, thông qua. Toàn bộ khối sạt cơ bản đã được xử lý triệt để, đảm bảo an toàn cho khu vực hố móng nhà máy và khu vực bãi quay xe chân tượng đài Bác Hồ.

Ngày 29/7/2022, EVN đã có văn bản gửi Bộ Công Thương kiến nghị xin phép thi công trở lại công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng. Sau kiến nghị này, Bộ Công Thương đã làm việc trực tiếp với liên danh các nhà thầu, đơn vị tư vấn và EVN để nắm bắt tình hình.

Ngày 8/8/2022 Bộ Công Thương đã có văn bản 131/BC-CT báo cáo Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đánh giá tổng thể dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng và cho biết: Đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Thông báo số 302/TB-VPCP ngày 5/11/2021.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã nhất trí với đề xuất của EVN về kết quả rà soát đánh giá tổng thể dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng và việc đề nghị cho phép thi công dự án trở lại.

Trong hồ sơ đánh giá tổng thể dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng gửi lên Bộ Công Thương, EVN cũng đã khẳng định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu, số liệu và các nội dung đề nghị cho phép thi công ở lại đối với dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Đồng thời, cam kết: Quá trình thi công tiếp theo, EVN có trách nhiệm bảo đảm tuyệt đối an toàn trên công trường, an toàn tuyệt đối cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện hữu, công trình Tượng đài Bác Hồ và công trình phụ cận liên quan.

Như chúng ta đều biết, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia trong những năm sau 2025, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là trong tình hình thay đổi cơ cấu nguồn điện hiện nay.

Tuy nhiên, cho đến nay, dự án đã dừng thi công được 10 tháng, gây khó khăn rất lớn cho chủ đầu tư, các nhà thầu thi công, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, hiệu quả đầu tư dự án.

Theo ông Bùi Phương Nam - Giám đốc Ban Quản lý Dự án điện 1 (đại diện chủ đầu tư) cho biết: Khó khăn lớn nhất hiện nay là về vấn đề điều chỉnh giá do biến động của giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào, cũng như chi phí phát sinh mà các nhà thầu phải chờ đợi trong quá trình dừng thi công và tỷ lệ thanh toán giữ lại sau khi nghiệm thu từng hạng mục công việc.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ các khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng và giải pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng mới chỉ có kiến nghị giải pháp cho hợp đồng điều chỉnh giá, còn đối với hợp đồng trọn gói, hay đơn giá cố định thì hiện nay chưa có giải pháp cụ thể.

Liên quan đến việc đề nghị chi phí phát sinh do dự án dừng thi công, đại diện chủ đầu tư và liên danh nhà thầu đã làm việc cụ thể. Bước đầu đã ghi nhận các ý kiến của nhà thầu, đồng thời rà soát chuẩn bị hồ sơ chứng minh trong thời gian từ tháng 11/2021 đến nay liên quan đến nhân lực, máy móc thi công, biện pháp đảm bảo môi trường, an ninh, trật tự khu vực thi công.

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Lợi ích của việc mở rộng thêm 2 tổ máy là không thể bàn cãi. Còn hiện tượng sạt trượt trong quá trình thi công các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông trong điều kiện địa chất, địa hình phức tạp, kèm theo ảnh hưởng thiên tai, mưa lũ lớn kéo dài đã xảy ra ở nhiều nơi. Thực tiễn đã chúng minh rằng, trong nhiều năm qua, EVN đã xử lý, khắc phục tốt hiện tượng này rất thành công ở nhiều công trình thủy điện trên cả nước./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động