RSS Feed for Sản phẩm từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất là hàng Việt Nam chất lượng “vàng” | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 24/12/2024 00:42
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sản phẩm từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất là hàng Việt Nam chất lượng “vàng”

 - Chất lượng xăng dầu quyết định hiệu suất và tuổi thọ động cơ và tác động không nhỏ tới môi trường. Tuy nhiên, bằng các trực quan, người tiêu dùng khó có thể biết được sản phẩm này tốt xấu thế nào, chỉ đành đặt niềm tin vào các nhà sản xuất và cung ứng có lương tâm.

>> Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vận hành bình thường
>> Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vận hành 100% công suất
>> 
Hôm nay Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành trở lại
>> Chính sách ưu đãi tài chính cho Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn

TS. TRƯƠNG ĐÌNH HỢI
Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Chế biến Dầu khí

 

Xăng chất lượng “vàng”

Cho đến nay, các sản phẩm xăng, dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã ra thị trường tròn 4 năm, phục vụ hầu hết các ngành kinh tế trong nước, nhưng rất ít người biết rằng, những sản phẩm này có chất lượng cao hơn hẳn so với quy định. Xăng Mogas A92, Mogas A95, dầu diesel ôtô, nhiên liệu bay Jet A1, dầu đốt lò FO và khí hóa lỏng LPG của nhà máy đã nhận được Huy chương Vàng tại Hội chợ Dầu khí thế giới năm 2011 tại Hà Nội. Trước đó, các sản phẩm của nhà máy cũng được tổ chức quốc tế Det Norrske Veritas, Na Uy cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2008.

Được biết, đã có một thời nhiên liệu phản lực Jet-A1 của nhà máy không bán được trong nước, phải xuất khẩu, trong khi Việt Nam lại phải nhập khẩu loại sản phẩm này. Nay thì thời đó đã qua, những chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam và nhiều hãng khác đã sử dụng sản phẩm của Dung Quất. Thực tế xăng dầu Dung Quất đang tặng cho người sử dụng xe và cho quỹ bảo vệ môi trường ở Việt Nam một món quà “chất lượng vàng”. Để rõ thêm chất lượng của sản phẩm ta xin mời bạn đọc xem qua vài số liệu cụ thể khi so sánh với tiêu chuẩn quy định chất lượng xăng dầu của Việt Nam (TCVN) như sau:

Về vấn đề môi trường, sự quan tâm nhiều nhất là hàm lượng lưu huỳnh vì khi nhiên liệu cháy trong động cơ sẽ thải ra môi trường khí SO2, SO3, gây mưa axít, gây hại hệ hô hấp, gây ung thư… Theo quy chuẩn của Việt Nam từ năm 2005 quy định hàm lượng lưu huỳnh tối đa là 500 phần triệu (ppm), nhưng xăng Dung Quất hiện nay có hàm lượng lưu huỳnh là 135ppm và thậm chí 30ppm, không tới 1/3 so với quy định cho phép. Trên thực tế, để giảm được hàm lượng lưu huỳnh tới trị số thấp như vậy cần chi phí rất lớn. Sở dĩ có được kết quả này vì nhà máy hiện đang ứng dụng công nghệ rất hiện đại và nguyên liệu đầu vào là dầu “siêu ngọt” từ mỏ Bạch Hổ của Việt Nam, chỉ có hàm lượng lưu huỳnh 0,03%.

Trị số ốc tan của xăng liên quan tới chất lượng cháy, độ bền và công suất của động cơ. Theo quy định về tiêu chuẩn chất lượng, xăng dùng ở Việt Nam từ năm 2005 phải có trị số ốc tan RON từ 90 trở lên. Xăng Dung Quất đang sản xuất có RON 92, thực tế kết quả kiểm tra là 92,6 và 92,3 mà chưa cần phải pha thêm bất kỳ loại phụ gia nào.

Để có được chất lượng xăng như vậy, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang sử dụng công nghệ hiện đại như Reforming xúc tác và Isome hóa, phải chịu phí đầu tư cao hơn (thiết kế bổ sung phân xưởng Isome hóa tốn thêm khoảng 20 triệu USD).

Lượng benzen và aromat trong xăng là những chất rất độc hại tới sức khỏe của con người. Khi chúng thoát ra không khí, người hít phải bị tổn hại hệ thần kinh, hệ hô hấp, gây ung thư. Vì lẽ đó, tiêu chuẩn chất lượng đã phải giới hạn những chất này. Tiêu chuẩn của Việt Nam cũ TCVN 6776:2000 cho phép benzen tối đa trong xăng là 5%, nay theo tiêu chuẩn mới TCVN 6776:2005 chỉ cho phép tối đa 2,5%. Trong xăng Dung Quất chỉ có hàm lượng benzen 1,15-1,46 thấp hơn nhiều so với quy định, tổng lượng aromat cũng chỉ khoảng 1/2 giới hạn cho phép.

Như vậy xăng Dung Quất xứng đáng là hàng Việt Nam chất lượng “vàng”, tốt hơn các sản phẩm ngoại nhập. Một điều dễ hiểu là các nhà kinh doanh nhập khẩu thường chỉ bám sát yêu cầu theo quy định tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước ban hành để thương thảo hợp đồng mua bán, không ai “dại dột” hy sinh lợi ích kinh tế để mua loại tốt hơn quy định.

 

Dầu tốt vượt chuẩn

Cũng như xăng, dầu diesel ôtô (DO) do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sản xuất có lượng lưu huỳnh thấp, khí thải ra có ít độc hại và có trị số xê tan cao, xe chạy êm, tăng độ bền, tăng hiệu suất của động cơ. Điều này thể hiện trong bảng dưới đây khi so sánh với quy chuẩn của Việt Nam.

Theo giấy chứng nhận và chứng thư giám định của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tiêu chuẩn Việt Nam quy định, 2 loại dầu DO, một loại cho phép tối đa hàm lượng lưu huỳnh 500ppm (cho ôtô) và loại DO công nghiệp 2.500ppm. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chỉ sản xuất loại nhiên liệu diesel chất lượng cao cho ôtô. Chất lượng được kiểm tra thực tế hàm lượng lưu huỳnh chỉ có 202ppm và 211ppm. Để có được sản phẩm chất lượng như vậy, dự án đã phải thiết kế bổ sung phân xưởng xử lý lưu huỳnh bằng hydro (Hydrodesulfurization) tăng chi phí đầu tư gần 60 triệu USD.

Còn nhớ, để thiết kế bổ sung phân xưởng Isome hóa và xử lý lưu huỳnh bằng hydro, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phải xem xét cân nhắc rất kỹ càng mới đưa ra được quyết định đúng đắn này.

Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu đối với xăng là trị số ốc tan, nhưng đối với dầu diesel DO là trị số xê tan. Tiêu chuẩn Việt Nam quy định, dầu DO phải có trị số xê tan thấp nhất là 46, nhưng dầu diesel DO từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có trị số xê tan là 55,7 và 54,3 - cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định. Để nâng được trị số xê tan cao hơn cả gần chục đơn vị, cần phải đầu tư kỹ thuật đặc biệt. Xét về kinh tế, nhà máy hoàn toàn có thể pha trộn dầu DO có hàm lượng xê tan cao như vậy với loại dầu DO có trị số xê tan thấp hơn để bán ra thị trường mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Nhưng vì những mục tiêu quan trọng hơn đối với người tiêu dùng và môi trường, nhà máy không làm như vậy.

Ở Việt Nam hiện nay, xăng dầu sản xuất từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mới đáp ứng gần 30% nhu cầu trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Các công ty nhập khẩu xăng dầu đã tuân theo quy chuẩn chất lượng của Việt Nam TCVN 6776:2005 cho xăng và TCVN 5689:2005 cho dầu DO. Xăng dầu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất khi thiết kế cũng tuân theo tiêu chuẩn chất lượng này (chỉ tương đương với tiêu chuẩn Euro 2), tuy nhiên trong thực tế Nhà máy đã và đang sản suất ra các sản phẩm tốt hơn so với quy định của tiêu chuẩn Việt Nam. Theo lộ trình hội nhập quốc tế, từ năm 2016 đến 2020, Việt Nam sẽ nâng chất lượng xăng dầu lên theo tiêu chuẩn Euro 3 và Euro 4 và từ năm 2021 là Euro 5.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Việt - Trung: "Những điều không thể không nói ra"
Triều Tiên muốn mở cửa theo "mô hình Việt Nam"?
Chuyên gia quân sự Nga bình luận vũ khí Trung Quốc
Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung
"Tình hình xấu hơn có khi là cơ may cho đất nước"
Ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội chống tham nhũng

Lào có thể phải trả giá vì nhận tiền đầu tư của Trung Quốc

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động