RSS Feed for PVN sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 27/12/2024 10:23
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

PVN sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính

 - Sau cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, theo đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tái cơ cấu PVN tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính…

GIA BẢO

Chính phủ đánh giá, trong những năm qua, PVN luôn giữ được vai trò là một tập đoàn kinh tế mạnh, cùng với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khác là công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.

PVN đã xây dựng và phát triển ngành dầu khí khá nhanh và đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí đến chế biến dầu khí, sản xuất phân bón, điện, dịch vụ dầu khí chất lượng cao; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hoạt động ra nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong thời gian qua, PVN cũng còn một số những hạn chế, yếu kém…

Vì vậy, để hoàn chỉnh Đề án tái cơ cấu Tập đoàn, Thủ tướng Chính phủ đề nghị PVN chú ý một số vấn đề:

Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của PVN bao gồm 5 lĩnh vực: tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; lọc-hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện; dịch vụ dầu khí chất lượng cao.

PVN báo cáo rõ tình hình sản xuất, kinh doanh và tài chính của Tập đoàn và các đơn vị thành viên; nhất là những khó khăn, tồn tại và đưa ra giải pháp giải quyết đối với những đơn vị khó khăn, yếu kém.

Công ty mẹ được trực tiếp thực hiện một số dự án trọng yếu về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Tách bạch hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí trên bờ và trên biển để có điều kiện chuyên môn hóa sâu.

Đồng thời, duy trì Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau; thực hiện cổ phần hóa Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau khi có đủ điều kiện. Ngoài ra, không duy trì Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.

Tách bạch hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí trên bờ và trên biển để có điều kiện chuyên môn hoá sâu. Trước mắt, việc bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đảm nhiệm; về lâu dài, nghiên cứu tập chung vào một đầu mối, việc bảo dưỡng, sửa chữa công trình dầu khí trên bờ và trung tu, đại tu các nhà máy điện để hợp lý nguồn nhân lực, kỹ thuật, tránh trùng lặp đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và giảm chi phí vận hành.

Không duy trì Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam. Đồng thời, cần có phương án sắp xếp lại các doanh nghiệp cấp II, III và IV, thu gọn đầu mối để tổ chức hoạt động.

Xây dựng lộ trình thoái vốn đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn, đặc biệt là lĩnh vực chứng khoán, xây dựng dân dụng, bất động sản, khách sạn.

Các tổng công ty, công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ không tổ chức Hội đồng thành viên. Tập đoàn sắp xếp cơ cấu quản lý, áp dụng mô hình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty.

Chính phủ đồng ý với đề nghị của PVN về phương án sắp xếp đối với 3 nhà máy nhiên liệu sinh học, các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo và tỷ lệ góp vốn của Tập đoàn tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, tối đa không quá 35 %.

Đề án tái cơ cấu sau khi được hoàn chỉnh với một số vấn đề lưu ý như trên sẽ được báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 9/2012.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động