PC Quảng Nam nỗ lực đầu tư cải tại nâng cấp lưới điện
08:50 | 25/05/2013
>> EVNSPC đầu tư xây dựng lưới điện tỉnh Bến Tre bằng nguồn vốn WB
>> EVNCPC và EDL ký kết phụ lục hợp đồng mua bán điện
>> EVNCPC: Sẽ không cắt điện vào dịp lễ 30/4 và 1/5
>> EVNCPC: Tổ chức sát hạch quy trình kinh doanh điện năng
>> Đề tài nghiên cứu của EVNCPC đạt Giải thưởng Vifotec
>> PC Đà Nẵng đưa vào sử dụng hệ thống giám sát vận hành lưới điện 110 kV
>> EVNCPC: Điểm nhấn năm 2012
DƯƠNG QUANG MINH
Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Nam (PC Quảng Nam) Nguyễn Quang Vinh cho biết, PC Quảng Nam đã và đang tập trung mọi nỗ lực để thực hiện chủ trương của UBND tỉnh và Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) về tăng cường độ tin cậy cấp điện, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng thông qua đầu tư lưới điện và cải tiến phong cách phục vụ để người dân toàn tỉnh được hưởng lợi ngang nhau về điện. Trong các giải pháp đó, vấn đề đầu tư nâng cấp lưới điện có nhiều khó khăn hơn, và là vấn đề không dễ khắc phục trong thời gian ngắn. Bởi theo Đề án tổng thể “Cấp điện các thôn bản chưa có điện tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020” xây dựng theo văn bản số 10885/BCT-TCNL ngày 23/11/2011 của Bộ Công Thương thì Quảng Nam cần phải có hơn 1.000 tỷ đồng mới giải quyết cơ bản về vấn đề lưới điện. Đây là khoản đầu tư quá lớn so với khả năng ngân sách địa phương và vốn tự có của ngành Điện, vì vậy phải đang chờ xem xét.
Yêu cầu của nhân dân và địa phương về đầu tư cải tạo lưới điện, xây dựng nhánh rẽ và tách công tơ cụm để các hộ dân nông thôn được hưởng thụ điện với chất lượng tốt, giá điện đến hộ đúng quy định là yêu cầu bức thiết và chính đáng. Với chủ trương không để đồng bào các dân tộc thiểu số "khát điện" nên UBND tỉnh và EVNCPC xác định, phải đầu tư bằng mọi nguồn vốn có thể có được nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2015 toàn tỉnh Quảng Nam có 100% số xã, phường, thị trấn có điện; đồng thời cùng xác định phối hợp trách nhiệm đầu tư.
EVNCPC đang chỉ đạo xúc tiến triển khai 2 dự án ADB và KFW, nhằm nâng cấp, cải tạo lưới điện tại 47 xã, với vốn đầu tư khoảng 189,4 tỷ đồng, hoàn thành trong năm 2014.
Ngoài ra, việc đầu tư cải tạo lưới điện, đầu tư nhánh rẽ và tách công tơ cụm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được EVNCPC đồng ý tiếp tục đầu tư bằng dự án ADB mở rộng, với nguồn vốn khoảng 12 triệu USD (phần vốn tiết kiệm từ dự án ADB của miền Trung - Tây Nguyên), hiện đang trong giai đoạn khảo sát lập dự án đầu tư, dự kiến triển khai trong 2 năm 2014 - 2015. Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đang tiếp tục triển khai thực hiện dự án RE 2 mở rộng và các dự án khác do UBND tỉnh đầu tư.
Sau khi hoàn thành các dự án nói trên, sẽ nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, cơ bản phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và sinh hoạt nhân dân toàn tỉnh. Hiện tại, người dân Quảng Nam vẫn đang háo hức chờ đợi việc triển khai thành công các dự án để được hưởng thụ các dịch vụ điện tốt hơn.
Dự án ADB đầu tư trên địa bàn 38 xã thuộc 9 huyện gồm Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn, Nông Sơn, Phú Ninh, Núi Thành, Hiệp Đức, Thăng Bình và Duy Xuyên, tổng cộng hơn 22 km đường dây trung áp, trên 291 km đường dây hạ áp và 29 TBA phụ tải dung lượng 3.715kVA. Dự án KFW đầu tư 9 xã tại Điện Bàn và Duy Xuyên, cải tạo 581 m đường dây trung áp, xây dựng 76 km đường dây hạ áp.
Đến nay, các địa phương đã hoàn thành bàn giao tuyến toàn bộ dự án với một số thay đổi, hiệu chỉnh về thiết kế cho phù hợp với quy hoạch và nhu cầu dùng điện tại địa phương.
Ngày 25/4/2013, Ban Quản lý dự án Điện nông thôn miền Trung đã phát lệnh khởi công cả 2 dự án và cho tiến hành thi công ngay những hạng mục công trình ở các địa phương không có vướng mắc xảy ra. Từ ngày 21 đến 23/5, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Điện nông thôn miền Trung đã tổ chức kiểm tra tình hình thi công của các nhà thầu xây lắp về hồ sơ thi công, bố trí công nhân, thiết bị xây lắp, chất lượng công trình và biện pháp tổ chức thi công công trình trên địa bàn các huyện Quế Sơn, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và Thăng Bình. Qua kiểm tra đợt 1 cho thấy các gói thầu xây lắp đang được gấp rút thực hiện, các nhà thầu đã và đang tập trung nguồn lực để thi công công trình.
Khởi đầu rất thuận lợi, bởi người dân và chính quyền huyện, xã đang nỗ lực phối hợp và hỗ trợ tích cực trong giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự khu vực thi công. Mặt khác, phần lớn công trình đi theo tuyến cũ, địa bàn cũ nên những vướng mắc về mặt bằng thi công không lớn; đường sá, cầu cống khá thuận tiện cho việc vận chuyển vật liệu, máy móc, phương tiện thi công đến chân công trình…
Tuy nhiên, với quy mô công trình đồ sộ, trải rộng trên nhiều thôn xã thì không thể tránh những vướng mắc xảy ra. Ở đây là vướng hành lang an toàn các tuyến quốc lộ, một số tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, kênh thuỷ lợi. Ngoài ra còn vướng quy hoạch khu dân cư nhưng chưa thực hiện giải phóng măt bằng và những nơi người dân yêu cầu trả tiền đền bù mới cho thi công. Song, với việc đúc kết kinh nghiệm thi công nhiều dự án, với sự phối hợp của chính quyền địa phương và sự nỗ lực của các đơn vị liên quan, tin chắc rằng các dự án đúng tiến độ đề ra.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Báo Nga bình luận về chuyến công du của Thủ tướng
Nực cười với ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc
Truyền thông Nga: Việt Nam đàm phán mua tên lửa của Nga?
Muốn hiểu Trung Quốc hãy coi lịch sử Việt Nam
Hàn Quốc chọn đối sách nào cho vấn đề Triều Tiên?
Báo Nga: Trung Quốc mua tên lửa Tamahawk lỗi