RSS Feed for Nơi những ‘bóng hồng’ được cống hiến với đam mê ngành Điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 02/05/2024 15:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nơi những ‘bóng hồng’ được cống hiến với đam mê ngành Điện

 - Ngành điện thiếu bóng dáng phụ nữ từ trong các trường đại học, hay trung cấp. Các khoa điện, động lực, hệ thống điện có tỉ lệ sinh viên nữ chỉ hơn khoa luyện kim! Cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, chi tiết máy, nhiệt động lực học, thiết kế máy điện, lưới điện, tự động hóa... là những môn ít hấp dẫn với nữ sinh viên. Vì thế các sinh viên khoa điện, hay đi nhòm ngó, đi thăm các trường sư phạm, ngoại ngữ, kinh tế để tìm kiếm nguồn giao lưu.
Phỏng vấn bà Đỗ Nguyệt Ánh trước ngày thực thi nhiệm vụ Chủ tịch EVNNPC Phỏng vấn bà Đỗ Nguyệt Ánh trước ngày thực thi nhiệm vụ Chủ tịch EVNNPC

Bà Đỗ Nguyệt Ánh - Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc, vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Nhân dịp này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có cuộc trao đổi (trực tuyến) với bà Đỗ Nguyệt Ánh xung quanh chủ đề: Người lao động ngành điện đã, đang vượt và thích nghi với đại dịch Covid-19 thế nào? Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:


Ra đời trong khói lửa chiến tranh năm 1969, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) - khi đó là Công ty Điện lực, lại càng là nơi dành cho phái mạnh. Lúc đó điện lực là một ngành kỹ thuật chuyên sâu phục vụ cho cả miền Bắc theo chỉ tiêu trên giao xuống. Các nhà máy điện và trạm biến áp bị máy bay Mỹ đánh phá liên tục nên công nhân và kỹ sư nhà máy điện không khác gì bộ đội ngoài mặt trận. Khi đó có rất ít không gian cho phụ nữ trong Công ty.

Chỉ sau khi đất nước thống nhất và nhất là sau Đổi mới, cả nước tăng trưởng đều đặn, nhu cầu điện tăng cao. Bao cấp chấm dứt, EVNNPC đặt trong tâm vào việc kinh doanh tự hạch toán, đến với những khái niệm mới như việc vay vốn ngân hàng trong và ngoài nước, hợp tác với nước ngoài, chuyển giao công nghệ, marketing. Ngoài những công nhân và kỹ sư trên các nhà máy, Tổng công ty cần một lực lượng lớn người lao động trong lĩnh vực kinh doanh. Khách hàng đã thấy những bóng dáng phụ nữ đi thu tiền điện, những phụ nữ đảm nhận công tác đối ngoại, đàm phán các điều khoản hợp tác vay vốn, hay kinh doanh với nước ngoài. Khái niệm chăm sóc khách hàng mới chỉ có gần đây trong cả nền kinh tế Việt Nam, nếu gọi điện đến Tổng đài 1900 6769, khách hàng luôn được nghe các giọng nữ sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng một cách tỉ mỉ và chu đáo nhất.

Ngoài công trường, phụ nữ gánh vác công tác hậu cần cho các đội đi xây dựng đường dây, hay sửa chữa. Trong văn phòng phụ nữ đảm nhận giao dịch khách hàng, hỗ trợ khách hàng, tại quầy thu tiền điện. Tại đây họ có cơ hội tiếp xúc với công nghệ thông tin. Bản thân phụ nữ cũng luôn cố gắng học tập, từ tin học văn phòng, quản trị kinh doanh cho đến những ngành học kỹ thuật như hệ thống điện, quy hoạch điện.

Nơi những ‘bóng hồng’ được cống hiện với đam mê ngành Điện
Nữ công nhân Điện lực TP Hạ Long sử dụng "Dụng cụ đọc chỉ số công tơ" trong các kỳ ghi chỉ số. Ảnh tư liệu trước đại dịch Covid-19.

Vai trò của lao động nữ trong Tổng công ty cũng được nâng lên rõ rệt, lao động nữ có việc làm ổn định, chất lượng lao động nữ ngày càng cao, lao động nữ ngày càng tự tin, năng động, phát huy nhiều sáng kiến sáng tạo không thua kém gì nam giới, dần khẳng định được vị trí của mình, góp phần không nhỏ vào những thành quả Tổng công ty đạt được trong thời gian qua.

Tỷ lệ lao động nữ trong EVNNPC được nâng cao dần, đạt trên 26,5% vào thời điểm hiện tại, trong đó các vị trí lãnh đạo và quản lý có 14% là nữ, cao nhất trong các Tổng công ty thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Để rồi năm 2019, EVNNPC trở thành hiện tượng, khi lần đầu tiên trong EVN có Tổng giám đốc, Thành viên Hội đồng Thành viên của Tổng công ty là phụ nữ - bà Đỗ Nguyệt Ánh. Bà được coi là Bông hồng của ngành Điện lực Việt Nam. Với EVNNPC, bà là nguồn động lực không chỉ cho nhân viên nữ mà toàn thể cán bộ công nhân viên.

Lợi thế của phụ nữ làm lãnh đạo nói chung là phong cách quản lý gần gũi, thân thiện, chịu lắng nghe và dễ dàng tiếp thu ý kiến, cũng như sự tỉ mỉ, chu đáo trong cách quan tâm và hỗ trợ các thành viên trong nhóm và đồng nghiệp. Trong ngành điện, một lãnh đạo nữ làm thay đổi cách nhìn của khách hàng cho thấy điện là một ngành kinh doanh phục vụ khách hàng, chứ không còn là một ngành kỹ thuật khô khan.

So với các ngành nghề khác, phụ nữ tại EVNNPC đã được ưu tiên và quan tâm sâu sắc. Hầu hết các công việc vất vả nặng nhọc như quản lý vận hành lưới điện, trèo cột điện, chữa trạm biến áp… đều do nam giới thực hiện. Ngày 1/1/2016, số cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty là trên 28.000 người, đến giữa tháng 6/2019, con số này giảm 1.500 người xuống còn hơn 26.000 người. Trong khi đó, sản lượng điện tăng 60% và khối lượng tài sản tăng gấp đôi. Khối lượng công việc tăng thêm một phần được giải quyết bởi công nghệ tự động hóa và chuyển đổi số của Tổng công ty, phần còn lại sẽ dồn lên vai đội ngũ lao động nam nếu như lao động nữ trong Tổng công ty không cùng sẻ chia gánh vác.

Nơi những ‘bóng hồng’ được cống hiện với đam mê ngành Điện
Lễ tuyên dương gương mặt phụ nữ EVNNPC xuất sắc, tiêu biểu (giai đoàn 2016 - 2019)

Có thể nói, ngành Điện lực Việt Nam nói chung, EVNNPC nói riêng đã có điều kiện tiệm cận sớm với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư trong lĩnh vực năng lượng như kết nối vạn vật, tự động hóa, đo lường, điều khiển từ xa v.v... Vì vậy, EVNNPC cũng đã nhanh chóng chuyển trạng thái thích nghi với đại dịch Covid-19, cố gắng giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của đại dịch đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những cách làm mới mở thêm nhiều không gian phát triển cho cán bộ nữ.

Thêm một nguồn động lực nữa cho nữ CBNV của Tổng công ty, ngày 1/8/2021 bà Đỗ Nguyệt Ánh được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPC và bà đã bàn giao chức vụ Tổng giám đốc để toàn tâm, toàn ý cho chức vụ cao nhất hệ thống lãnh đạo Tổng công ty. Bà là tấm gương sáng về khả năng học hỏi vươn lên không ngừng của phụ nữ ngành điện nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch HĐTV Đỗ Nguyệt Ánh, EVNNPC tiếp tục theo đuổi các mục tiêu Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới như: Không để có lao động nữ bị dôi dư khi các đơn vị có sự bố trí sắp xếp, điều chỉnh; nâng tỷ lệ lao động nữ tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo từ đơn vị cấp bốn trở lên. Về phía mình, những bóng hồng ngành điện miền Bắc nhìn thấy ở lãnh đạo tấm gương sáng để cùng hăng say lao động, không ngừng học tập, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ khách hàng tốt nhất, góp phần xây dựng hình ảnh Tổng công ty Điện lực miền Bắc phát triển bền vững, hoạt động hiệu quả và thân thiện./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động