Ký biên bản ghi nhớ dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Dung Quất
11:25 | 12/09/2013
>> Quảng Ngãi sẽ có dự án nhiệt điện 2 tỷ USD
Phát biểu tại lễ ký kết, Tổng cục trưởng Tổng cục năng lượng Phạm Mạnh Thắng cho biết: Dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Dung Quất có công suất 1.200MW, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ 600 MW được Chính phủ Việt Nam đồng ý bổ sung vào quy hoạch điện VII, giao Công ty Sembcorp - Singapore làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, sử dụng than nhập khẩu, khi đi vào hoạt động, hàng năm sẽ cung cấp 7 tỷ KWh điện.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương, sau 4 tháng chuẩn bị và xây dựng kế hoạch phát triển dự án, đàm phán các nội dung trong biên bản ghi nhớ phát triển dự án, đến nay việc đàm phán giữa Tổng cục Năng lượng và Công ty Sembcorp đã hoàn tất.
Sau lễ ký MOU, chủ đầu tư và các bên Việt Nam sẽ bắt đầu đàm phán các hợp đồng liên quan gồm hợp đồng BOT, hợp đồng mua bán điện, hợp đồng thuê đất. Dự kiến vào tháng 10/2013, nhà đầu tư sẽ đưa ra các bản chào đầu tiên để tiến hành đàm phán các điều khoản của hợp đồng BOT.
Một dự án năng lượng do Sembcorp - Singapore đầu tư xây dựng
Theo biên bản ghi nhớ, Tổ máy số 1 sẽ vận hành thương mại vào tháng 9/2020 và toàn bộ nhà máy sẽ vận hành thương mại vào tháng 3/2021. Để đạt được mục tiêu thực hiện thành công dự án, đảm bảo đúng tiến độ, đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của chủ đầu tư trong quá trình triển khai.
Ngày 31/5/2013, tại Singapore, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, đã diễn ra Lễ trao giấy phép đầu tư cho tập đoàn Sembcorp Utilities Pte Ltd của Singapore, đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Dung Quất, tại tỉnh Quảng Ngãi, với tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD.
Sembcorp là nhà đầu tư tại dự án nhiệt điện khí Phú Mỹ 3, công suất 746 MW, đã đi vào hoạt động thương mại từ năm 2004. Tập đoàn này cũng tham gia vào một số dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực khác, tiêu biểu là chuỗi các khu công nghiệp mang tên VSIP.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Sau cuộc 'tán tỉnh chính trị' Campuchia ngả về Trung Quốc
Mỹ tấn công Syria vì "đại cục" hay "sĩ diện"?
Châu Á "phiên bản" 2013 và châu Á thời khủng hoảng
Nga quyết định cải tổ không quân nhằm tránh thảm họa
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị