RSS Feed for Giải pháp để BSR ‘vượt khó’ trong bối cảnh thị trường dầu khí biến động | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 24/01/2025 00:33
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giải pháp để BSR ‘vượt khó’ trong bối cảnh thị trường dầu khí biến động

 - Sau khi vượt qua đại dịch giai đoạn năm 2020 - 2021, quý 1/2022, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) gặt hái được nhiều thành công trong tăng trưởng doanh thu, nộp ngân sách, đặc biệt lợi nhuận vượt rất xa kế hoạch năm và quý. Tuy nhiên, với những bài học kinh nghiệm trong nhiều năm qua về tác động của biến động thị trường đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhà máy thì những biến động của thị trường dầu có thể “thổi bay” thành quả của BSR bất cứ lúc nào, cũng như nhận định thị trường dầu còn nhiều biến động lớn gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của nhà máy. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2022, Công ty đã chủ động đề ra nhiều giải pháp về thị trường, nguồn dầu thô, tiêu thụ sản phẩm và giải pháp tổng thể để phòng, tránh các tác động xấu của biến động thị trường dầu khí.
BSR duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định trong đại dịch Covid-19 BSR duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định trong đại dịch Covid-19

Làn sóng đại dịch Covid-19 lớn nhất ảnh hưởng đến nước ta từ đầu tháng 5/2021 đến nay đã cơ bản được kiểm soát, cuộc sống mới dần được thiết lập và trở lại nhịp đập gần như trước. Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành NMLD Dung Quất đã chủ động triển khai các giải pháp Quản trị biến động, duy trì công tác vận hành Nhà máy ổn định, liên tục với công suất linh hoạt để cung ứng sản phẩm xăng dầu cho phục hồi chuỗi sản xuất trong tình hình mới.

BSR vững nội lực, sẵn sàng ứng phó với biến động kinh doanh mới BSR vững nội lực, sẵn sàng ứng phó với biến động kinh doanh mới

Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) 6 tháng đầu năm cho thấy, Công ty tiếp tục tận dụng tốt những cơ hội trên thị trường trong nửa đầu năm để tích lũy nguồn lực và chủ động phương án sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh mới, dịch bệnh phức tạp và biến động của giá dầu.


Giải pháp về công tác quản trị, dự báo thị trường:

Thị trường dầu thô, sản phẩm tiếp tục biến động rất lớn và khó dự đoán do bị ảnh hưởng nặng nề cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhu cầu dầu tăng mạnh tại nhiều nước trong khi nguồn cung vẫn còn thắt chặt. Các yếu tố này tác động rất lớn đến thị trường và hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của các đơn vị sản xuất - kinh doanh.

Với việc thị trường dầu biến động mạnh, các dự báo của nhiều tổ chức có mức chênh lệch so với thực tế rất lớn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều hành sản xuất - kinh doanh của BSR. Tuy nhiên, với tính thần tập trung cao độ, nhằm chủ động trong công tác ứng phó và duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, BSR đã tích cực trong công tác quản trị, dự báo thị trường, cụ thể:

BSR đã thành lập Tổ dự báo và nghiên cứu phát triển thị trường trong thế giới biến động - VUCA nhằm cập nhật tình hình thị trường, diễn biến giá dầu cũng như tình hình sản xuất - kinh doanh, nhanh chóng đề xuất các giải pháp ứng phó.

Xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh, tồn kho dầu thô và sản phẩm theo kịch bản biến động thị trường/dịch bệnh (tốt, xấu và rất xấu), đề xuất các bộ giải pháp từ dầu thô, vận hành, xuất bán sản phẩm và thực hiện các bộ giải pháp theo từng kịch bản đã lập.

Kế hoạch sản xuất - kinh doanh được cập nhật liên tục 2 lần/tháng trên cơ sở dự báo của các tổ chức cũng như nhận định thị trường của BSR.

Thường xuyên theo dõi thị trường, diễn biến giá dầu thô và sản phẩm cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm, tồn kho của khách hàng nhằm chủ động ứng phó cũng như tìm kiếm cơ hội khi thị trường chuyển biến có lợi như tăng tồn kho khi giá ở vùng đáy. Cân đối sản lượng xuất bán nhằm tận dụng xu thế giá tăng nhằm mang lại hiệu quả cho Công ty.

Giải pháp về chuỗi cung ứng:

Thị trường dầu mỏ sẽ còn có nhiều biến động bất thường do thiên tai và các yếu tố địa chính trị và gặp sự cạnh tranh ngày càng gây gắt, để tạo lợi thế cạnh tranh, ổn định sản xuất kinh doanh và lợi nhuận, BSR sẽ nổ lực tiết giảm chi phí và quan trọng hơn cả là ổn định cũng như tận dụng chuỗi cung ứng sẵn có tại thị trường để tạo lợi thế cạnh tranh tại thị trường nội địa. Để thực hiện được mục tiêu trên, BSR đã và đang nâng cao tính chủ động, tận dụng những nguồn lực có sẵn nhằm đảm bảo ổn định được đầu vào, đầu ra và lợi nhuận lọc dầu. Chuỗi cung ứng của BSR được xây dựng trên cơ sở sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội:

Sử dụng tối đa các loại dầu Việt Nam phù hợp với cấu hình công nghệ hiện tại với chi phí vận chuyển thấp và tính sẵn có và hạn chế thấp nhất các rủi ro và ảnh hưởng do biến động thị trường, biến động giá.

Tập trung tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa hiện đang có lợi thế cạnh tranh, tăng cường tận dụng tính liên kết chuỗi giữa các đơn vị/đối tác đối với việc phân phối sản phẩm của BSR.

Tập trung vào các khách hàng, nhà cung cấp chính có quan hệ lâu dài nhằm gắn kết chuỗi cung ứng đầu vào - chế biến - đầu ra.

Giải pháp nguồn dầu thô, nguyên liệu đầu vào:

Trong thời gian qua, đặc biệt giai đoạn thị trường gặp khủng hoảng do tác động kép bởi dịch bệnh Covid-19 và giá dầu giảm sâu, với việc nhận định nguồn cung dầu càng biến động, nhằm ổn định tình hình sản xuất - kinh doanh của nhà máy, BSR đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp nhằm ổn định dài hạn nguồn cung dầu thô đầu vào, theo đó:

BSR đã làm việc với các chủ dầu trong nước về việc mua bán các loại dầu theo hợp đồng dài hạn 5 năm. Đến thời điểm hiện tại, BSR đã ký Hợp đồng Nguyên tắc dài hạn cho giai đoạn 2021 - 2024 đối với dầu thô Bạch Hổ và Đại Hùng.

Tăng cường tìm kiếm và chế biến các loại dầu mới, đặc biệt dầu nhập khẩu nhằm nâng cao khả năng linh hoạt của nhà máy, đồng thời tăng khả năng nắm bắt các cơ hội thị trường.

Tăng cường phối hợp kiểm soát hao hụt trong quá trình vận tải nhằm tiết giảm chi phí. Tối ưu lịch bốc giữa các mỏ giúp tàu vận chuyển có thể quay vòng, bốc ghép nhằm tiết giảm chi phí.

Trên nền tảng những định hướng trên BSR đã chủ động vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt trong giai đoạn đầu năm 2022 khi cuộc chiến Nga - Ucraina đang ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thị trường dầu thô cũng như khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu thì các định hướng này càng trở nên hiệu quả.

Để linh hoạt và chủ động hơn trong công tác thu xếp nguồn dầu thô cho nhà máy, năm 2022, BSR tiếp tục chính sách linh hoạt tỷ lệ Term/Spot và trong nước/nhập khẩu. Dự kiến tỷ lệ sử dụng dầu nhập khẩu khoảng 18 - 25% và dầu Việt Nam là 75 - 82%. Trong giai đoạn này, tối đa mua dầu trong nước để hạn chế rủi ro do sự ảnh hưởng của bất ổn địa chính trị cũng như tận dụng lợi thế nội địa về chi phí vận chuyển và giảm rủi ro do vận chuyển đường dài, giá giảm,… Bên cạnh đó, BSR đã tận dụng cơ hội thị trường, lựa chọn thời điểm chào mua hợp lý nhằm tăng khả năng mua nguồn dầu thô nhập khẩu cũng như tìm kiếm các loại dầu mới.

Với sự chủ động lập kế hoạch và tập trung thực hiện các giải pháp, tận dụng triệt để các cơ hội, mặc dù nguồn cung dầu toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên BSR cũng đã thu xếp đủ nguồn dầu thô đầu vào đáp ứng được nhu cầu vận hành với công suất cao của nhà máy. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2022 BSR đã nhập 30 chuyến dầu thô, trong đó có 25 chuyến dầu trong nước và 5 chuyến dầu nhập khẩu. Đặc biệt, BSR đã tiếp tục mua dầu 2 lô dầu Bu Attifel (có tỷ lệ phối trộn và hiệu quả chế biến tốt) và 1 lô dầu thô theo chủng loại mới là Rabi Blend (Cộng hoà Gabon - châu Phi). Bên cạnh đó, BSR triển khai mua dầu thô theo hình thức FOB để tăng hiệu quả và tiếp tục tìm kiếm các lô dầu cơ hội có premium (phụ phí) thấp để tăng hiệu quả như dầu Kimanis.

BSR sẽ tiếp tục đánh giá, mở rộng rổ dầu và danh sách nhà cung cấp dầu thô nhập khẩu. Thường xuyên cập nhật, đánh giá, mua và chế biến thử nghiệm các loại dầu thô mới chiến lược cho nhà máy trước và sau nâng cấp mở rộng.

Bên cạnh đó, giải pháp tối ưu công suất vận hành nhà máy theo diễn biến thị trường. Nhà máy cần nghiên cứu tăng tỉ lệ phối trộn, khối lượng và cơ hội mua dầu thô nhập khẩu. Tìm kiếm cơ hội nhập cấu tử về chế biến để gia tăng hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu chế biến VGO/Residue (cấu tử trung gian) nhập khẩu (nhằm đảm bảo công suất của RFCC trong trường hợp chế biến dầu ít residue). Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiết giảm chi phí bao gồm vận chuyển dầu thô và các chi phí khác liên quan đến dầu thô. Tiến hành ký kết các hợp đồng dịch vụ giám định dài hạn 2021 - 2023 để hạn chế công tác tổ chức đấu thầu hàng năm đối với các gói thầu dịch vụ theo đơn giá đơn giản, tập trung nguồn lực cho công việc kinh doanh chính.

Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm:

Mặc dù thị trường sản phẩm, đặc biệt sản phẩm xăng dầu nội địa không bị tác động nhiều bởi diễn biến bất ổn địa chính trị trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện thị trường xăng dầu cũng gặp khó khăn giá sản phẩm tăng cao và nguồn cung không bất ổn, đặc biệt trong giai đoạn nguồn cung từ Nghi Sơn thiếu hụt và không ổn định.

Thời gian qua, BSR đã bám sát diễn biến thị trường, tăng tối đa công suất vận hành, đẩy nhanh công tác bán hàng và xuất bán tối đa sản phẩm nhằm tăng nguồn cung để đáp ứng nhu cầu nội địa cũng như hiện thực hóa lợi nhận trong bối cảnh lợi nhuận lọc dầu và giá sản phẩm ở mức cao. BSR đã tận dụng các cơ hội để nâng công suất nhằm tối ưu hiệu quả sản xuất - kinh doanh và thị phần của BSR tại thị trường xăng dầu nội địa. Hiện tại, BSR đang có lợi thế lớn so với các nguồn hàng khác nhờ hoạt động sản xuất của nhà máy ổn định, đảm bảo nguồn cung kịp thời cho các khách hàng.

Trong khi chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt chuỗi cung ứng năng lượng đang bị ảnh hưởng tại nhiều nước, BSR đã tận dụng, phối hợp tốt với các đơn vị cung cấp dịch vụ và khách hàng nhằm góp phần đảm bảo chuỗi cung ứng của BSR cũng như chuỗi cung ứng xăng dầu trong nước.

Theo các tổ chức dự báo, giá dầu có xu hướng duy trì giá cao trong quý 2 trước khi giảm vào cuối năm. Theo dự báo, chênh lệch giữa giá sản phẩm xăng dầu và dầu thô trong quý 2, 3 vẫn còn ở mức rất tốt, do đó, BSR sẽ tiếp tục tận dụng triệt đễ cơ hội thị trường để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh đó, BSR sẽ tiếp tục theo dõi tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraina, phản ứng của các bên liên quan, diễn biến giá dầu, đánh giá nhận định tình hình thị trường để có giải pháp phù hợp, chủ động xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế ảnh hưởng trong trường hợp giá dầu điều chỉnh giảm đột ngột như tăng công suất vận hành, xuất bán nhanh sản phẩm để giảm thiểu rủi ro giảm giá hàng tồn kho cả dầu thô và sản phẩm. Thường xuyên duy trì kế hoạch bán hàng để duy trì tồn kho ở mức hợp lý, đẩy mạnh công tác bán hàng và áp dụng chính sách bán hàng linh hoạt.

Với tiêu chí hàng Dung Quất luôn sẵn sàng ở các thị trường, đặc biệt là vào những thời điểm thị trường có những diễn biến xấu dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của NMLD Dung Quất, BSR đã và sẽ tăng cường phối hợp giữa các đơn vị nhằm chia sẻ nguồn lực, tài nguyên của các đơn vị như kho chứa, vận chuyển, nguyên liệu…

Giải pháp toàn diện:

Bên cạnh các giải pháp về dầu thô và thị trường; ưu tiên tối thượng của BSR vẫn là duy trì NMLD Dung Quất vận hành an toàn, liên tục, ổn định. BSR có kế hoạch tăng dần công suất nhà máy vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa cụ thể hóa lợi nhuận.

Bên cạnh đó, đầu tư là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, vì vậy BSR đầu tư trung và dài hạn những hạng mục như tối ưu việc sử dụng năng lượng bằng những dự án như trạm/đường dây 110 kV; điện mặt trời áp mái. Xây bổ sung 2 bồn bể dầu thô và các bồn chứa sản phẩm; đầu tư đường ống nhập dẫn và bể chứa cấu tử Condensate, TDAO, Residue…

Đầu tư thiết bị xử lý dầu thô đầu vào để có thể mở rộng giỏ dầu thủy ngân, Tramp Amine; Nâng cấp/mở rộng Nhà máy PP; Đầu tư hệ thống pha trộn phụ gia tăng RON (MTBE, CN120…).

Công tác bảo dưỡng được tổ chức định kỳ, thường xuyên, hiệu quả và chi phí tối ưu, đảm bảo an toàn vận hành và hoạt động ổn định cho nhà máy, đồng thời không ngừng nâng cao tỷ lệ bảo dưỡng ngăn ngừa và giảm thiểu công tác bảo dưỡng sửa chữa. Nâng cao năng lực và tăng cường ứng dụng các giải pháp khoa học & công nghệ để góp phần nâng cao năng suất lao động, mức độ an toàn, tin cậy thiết bị/vận hành của nhà máy, chất lượng sản phẩm; giảm chi phí sản xuất.

BSR đang khẩn trương xây dựng chiến lược, trọng tâm phát triển BSR đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 làm định hướng triển khai xuyên suốt cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Tiếp tục nâng cao hệ thống quản trị doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho BSR. Tổ chức rà soát, nghiên cứu và cải tiến các quy chế, quy trình nghiệp vụ đảm bảo tuân thủ pháp luật, tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với định hướng triển khai áp dụng hệ thống ERP. BSR tiếp tục nâng cao công tác quản trị ở một số lĩnh vực như dự báo thị trường, xây dựng phương án mua dầu thô, sản xuất kinh doanh phù hợp, giảm thiểu rủi ro nâng cao hiệu quả kinh doanh của BSR.

Bên cạnh đó, khủng hoảng ở Nga - Ukraine trùng với thời điểm rủi ro cao khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và các ngân hàng trung ương khác đang có ý định tăng lãi suất. Các cuộc giao tranh và các lệnh trừng phạt đã làm gián đoạn thương mại của Nga với nền kinh tế toàn cầu và đã đẩy giá hàng hoá lên cao. Fed đang có kế hoạch tăng lãi suất và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đang cắt giảm dần các gói hỗ trợ trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Nhằm phục hồi kinh tế và kiểm soát lạm phát, trong năm 2022 chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ được nới lỏng, do đó khả năng cao là Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tăng lãi suất trong năm 2022. Với khối lượng tiền vay hàng năm của BSR khá lớn, việc lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí huy động vốn đối với hoạt động SXKD, do đó BSR có những biện pháp tài chính nhằm giảm tác động từ việc tăng lãi suất./.

BSR

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động