RSS Feed for EVNSPC tăng cường tuyên truyền, kiểm tra ngăn ngừa sự cố, tai nạn điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 09:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

EVNSPC tăng cường tuyên truyền, kiểm tra ngăn ngừa sự cố, tai nạn điện

 - Trong 9 tháng đầu năm 2022, trên lưới điện do Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) quản lý, đã xảy ra trên 200 vụ sự cố lưới điện do các trường hợp người dân vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (LĐCA). Trong đó, có đến 35 vụ sự cố đã gây ra tai nạn điện do người dân, các tổ chức, cá nhân… thực hiện các hành vi, thi công làm vi phạm đến khoảng cách an toàn phóng điện đến LĐCA, với hậu quả làm chết 7 người, bị thương 30 người.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý an toàn lao động tại EVNSPC Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý an toàn lao động tại EVNSPC

Trong 5 nhiệm vụ khung về thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực kỹ thuật và an toàn, có 2 khung về thực hiện chuyển đổi số trong công tác an toàn lao động (ATLĐ). Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, hai năm qua, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã cơ bản hoàn thành những nội dung để việc chuyển đổi số theo lộ trình đề ra.

Điện lực miền Nam: Chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn nhờ số hóa Điện lực miền Nam: Chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn nhờ số hóa

Cùng với chuyển đổi số trong công tác điều hành hệ thống điện tại khu vực miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) và các đơn vị thành viên còn nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ điện lực, nhằm chăm sóc khách hàng tận tình và hiệu quả hơn.


Trước nguy cơ mất an toàn có thể tiếp tục xảy ra, nhằm hạn chế tình trạng người dân vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA), EVNSPC đã triển khai đến các Công ty Điện lực thành viên tăng cường kiểm tra lưới điện và tiếp tục thực hiện các giải pháp về kỹ thuật, an toàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền… nhằm đảm bảo an toàn lưới điện cao áp, an toàn điện hạ áp.

EVNSPC tăng cường tuyên truyền, kiểm tra ngăn ngừa sự cố, tai nạn điện
Ngành điện áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền sử dụng điện an toàn.

Cụ thể, các Công ty Điện lực thành viên lưu ý thực hiện các nội dung như: Thực hiện Chương trình công tác an toàn, giảm sự cố do vi phạm HLATLĐCA năm 2022 của EVNSPC theo chương trình đã đề ra. Ngoài ra, từng đơn vị phải đánh giá lại số vụ sự cố lưới điện, số vụ tai nạn điện chết người do vi phạm HLATLĐCA đã xảy ra trong 9 tháng đầu năm 2022, cũng như việc thực hiện công tác tuyên truyền đến người dân.

Các đơn vị cần phải bám sát từng nội dung và phối hợp chặt chẽ với các cấp sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện/thành phố trong tỉnh và các cơ quan báo chí, đài PT-TH, phát thanh địa phương, cũng như các đơn vị có liên quan tại địa phương để thực hiện nhiệm vụ, công tác tuyên truyền sao cho tất cả người dân, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ngày càng nâng cao ý thức bảo vệ an toàn LĐCA, đảm bảo an toàn điện hạ áp với mục đích ngăn ngừa sự cố, tai nạn điện trong nhân dân. Đồng thời, các Công ty Điện lực gửi văn bản gửi đến từng cơ quan/đơn vị như trên, gửi đến Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn LĐCA cấp tỉnh/thành phố... để báo cáo về tình hình thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2022 và phối hợp, thống nhất nội dung triển khai các giải pháp ngăn ngừa, giảm tai nạn điện trong dân đến cuối năm 2022.

EVNSPC tăng cường tuyên truyền, kiểm tra ngăn ngừa sự cố, tai nạn điện
EVNSPC chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên phát quang hành lang lưới điện cáo áp.

Giám đốc các Công ty Điện lực phải ban hành văn bản chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho Giám đốc các Điện lực quận/huyện thực hiện các giải pháp tuyên truyền, xử lý kỹ thuật lưới điện… để ngăn ngừa, giảm tai nạn điện đến cuối năm 2022. Theo đó, văn bản giao nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, bám sát trên địa bàn về hiện trạng lưới điện đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tình hình sử dụng điện an toàn của khách hàng, nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn điện; đồng thời xử lý trách nhiệm người đứng đầu Điện lực nếu xảy ra tai nạn điện có liên quan đến công tác quản lý vận hành (QLVH) lưới điện.

Không để tồn tại hoặc phát sinh các vị trí dây dẫn kéo băng đường lộ, vượt sông chưa đạt khoảng cách theo quy định; trong đó phải tổ chức theo dõi, phát hiện kịp thời và có giải pháp xử lý các vị trí phát sinh pha - đất không đúng quy định do công trình mở đường, nâng cao mặt đường giao thông. Rà soát, củng cố hồ sơ hành lang tuyến LĐCA, có kèm theo các bản vẽ mặt bằng, sơ đồ hiện trạng hành lang tuyến để làm cơ sở pháp lý quản lý hành lang lưới điện…

Thực hiện Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ, các Công ty Điện lực cần phải lập kế hoạch kiểm tra, thống kê danh sách các vị trí cây xanh nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây cao áp. Cây xanh nằm trong HLATLĐCA xây dựng ngoài thành phố, thị xã, thị trấn có khả năng ngã đổ vi phạm khoảng cách an toàn đến LĐCA theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 14/2014/NĐ-CP, để có phương án xử lý từng bước, kịp thời ngăn chặn và tránh xảy ra trường hợp chủ quan tại những vị trí cây xanh ngoài hành lang gây ra sự cố, tai nạn phóng điện do cây mọc cao, có khả năng ngã đổ, va quẹt làm vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện khi có giông gió, bão, hoặc khi người dân chặt tỉa cây.

Rà soát, triển khai thực hiện các chỉ đạo của EVNSPC về việc tăng cường các biện pháp phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác quản lý vận hành và đảm bảo an toàn cho hành lang lưới điện cao áp. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí để thường xuyên theo dõi thông tin, nắm bắt, kiểm tra và phản hồi các bản tin về trường hợp lưới điện không đảm bảo an toàn, tai nạn điện; đồng thời thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tai nạn điện, kể cả tai nạn sau công tơ điện (theo Thông tư số 05/2021/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về an toàn điện).

Các Công ty Điện lực thành viên cần phải tăng cường và thường xuyên tổ chức kiểm tra hiện trạng lưới điện, kiểm tra công tác quản lý hành lang bảo vệ an toàn LĐCA, an toàn điện hạ áp trước/sau điện kế... tại đơn vị mình đang quản lý theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và của EVNSPC./.

QUỐC QUỲNH

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động