RSS Feed for EVN ứng dụng công nghệ số, khắc phục nhanh các sự cố do thiên tai | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 13/12/2024 11:44
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

EVN ứng dụng công nghệ số, khắc phục nhanh các sự cố do thiên tai

 - Thiên tai khắc nghiệt với mưa bão, lũ lụt diễn ra rất nghiêm trọng với những yếu tố hết sức cực đoan, bất thường, khó dự đoán. Vậy các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam có những giải pháp nào để ứng phó, khắc phục nhanh những sự cố do thiên tai gây nên, đảm bảo an toàn cho con người và hệ thống điện?
Công nghệ tiên tiến và giải pháp số hóa trong vận hành lưới điện truyền tải Việt Nam Công nghệ tiên tiến và giải pháp số hóa trong vận hành lưới điện truyền tải Việt Nam

Tiếp theo bài viết về ‘Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải’, trong đó đã nêu 3 giải pháp công nghệ, dưới đây, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tiếp tục giới thiệu, phân tích các công nghệ tiên tiến, công nghệ số đang và sẽ được sử dụng trong vận hành lưới điện truyền tải của Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ:

Công nghệ kỹ thuật hiện đại, công nghệ số được coi là một trong những lá chắn hiệu quả, giúp các đơn vị ngành Điện chủ động ứng phó thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại.

Tại Công ty Truyền tải điện 3 (PTC 3), đơn vị đang quản lý vận hành lưới truyền tải cấp điện áp 220kV đến 500kV trên địa bàn các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên - khu vực thường xuyên bị tác động bởi mưa bão. Ông Hồ Công - Phó Giám đốc PTC 3 cho biết, công ty triển khai ứng dụng công nghệ UAV (thiết bị bay không người lái được trang bị camera quan sát) kiểm tra thiết bị đường dây và TBA nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng thiết bị vận hành trong điều kiện thiết bị đang mang điện, để kịp thời phát hiện các khiếm khuyết có thể gây sự cố trong mùa mưa bão. Thiết bị bay này cũng phát huy hiệu quả trong việc kiểm tra toàn tuyến đường dây, nhất là trong bối cảnh ngập lụt, thời điểm công nhân điện chưa thể tiếp cận các vị trí sau mưa bão.

Đặc biệt, PTC 3 lắp đặt khoảng 130 camera 3G, 4G quan sát 24/24h tại các vị trí xung yếu trên đường dây như: khu vực đồi núi cao, khu vực có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa bão; khu vực có nguy cơ cây ngã đổ vi phạm khoảng cách an toàn hành lang lưới điện. Camera có chức năng điều khiển xa và cảnh bảo nhằm phát hiện kịp thời sự cố và nguy cơ sự cố. Dữ liệu lưu trữ chuyển về công ty có thể kiểm soát và đánh giá tình trạng, từ đó Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai có chỉ đạo xử lý kịp thời.

Công ty cũng đã thử nghiệm ứng dụng AI trong công nghệ xử lý và nhận diện hình ảnh, phân tích hình ảnh từ thiết bị chụp ảnh, camera và thiết bị bay UAV để nhận diện/phân loại được bất thường/bình thường trong kiểm tra đường dây.

EVN ứng dụng công nghệ số, khắc phục nhanh các sự cố do thiên tai
Hình ảnh kiểm tra tuyến đường dây 500kV Di Linh- Tân Định do thiết bị UAV của PTC 3 chụp. (Ảnh: ĐVCC).

Còn với Tổng công ty Điện lực miền Trung, từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng công tác kiểm tra hồ sơ, phương án PCTT&TKCN của các đơn vị luôn được tổng công ty thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ nhờ ứng dụng hình thức trực tuyến. Tổng công ty cũng đã triển khai diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) trên môi trường số.

Ông Ngô Trường Thắng - Trưởng Ban An toàn, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN EVNCPC cho biết, việc diễn tập từ tổng công ty trực tuyến đến công ty điện lực và các đơn vị là yếu tố thuận lợi để các đơn vị nắm bắt, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực tế.

Một điểm nhấn về ứng dụng công nghệ là EVNCPC đã triển khai phiếu công tác điện tử, ứng dụng kiểm tra hiện trường. Trong trường hợp CBCNV phải thực hiện kiểm kê thiệt hại sau bão, việc cập nhật thông tin trên phiếu công tác điện tử sẽ được thực hiện trực tuyến ngay từ hiện trường, giảm độ trễ thời gian trong quá trình báo cáo. Điện tử hóa việc thống kê thể hiện nhiều ưu việt, phù hợp với điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hạn chế tiếp xúc giữa các CBCNV, các bộ phận. Đồng thời, tận dụng được nguồn dữ liệu từ các ứng dụng, phần mềm; rút ngắn được thời gian huy động, xử lý khắc phục sự cố sau thiên tai, phát huy vai trò của chuyển đổi số đang được triển khai toàn EVN.

An toàn với “4 tại chỗ + 5K + vắc xin”:

Mùa mưa bão năm 2021, khó khăn chồng thêm khó khăn khi các đơn vị ngành Điện phải ứng phó với cả dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh việc phát huy những bài học kinh nghiệm, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã quán triệt các đơn vị thường xuyên bám sát, theo dõi đồng thời bản tin dự báo thời tiết và thông tin diễn biến dịch COVID-19 để sẵn sàng chủ động ứng phó.

Ông Nguyễn Thành - Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN EVNCPC cho biết, an toàn điện, an toàn chống dịch là yếu tố được tổng công ty đặt lên hàng đầu. EVNCPC yêu cầu các đơn vị quán triệt tinh thần đảm bảo an toàn trong suốt quá trình khắc phục sự cố, vừa đảm bảo an toàn điện trong nhân dân, vừa đảm bảo an toàn cho chính CBCNV trong mưa lũ.

Việc tuyên truyền, cảnh báo các nguy cơ tai nạn điện cùng các biện pháp ứng phó được tổng công ty đẩy mạnh tuyên truyền tới từng hộ dân, từng người dân trước và trong suốt mùa bão. Các đơn vị thành viên EVNCPC cũng đã phối hợp với chặt chẽ các địa phương tuyên truyền rộng rãi tới người dân để phát quang các hành lang lưới điện, đảm bảo an toàn, tránh tình trạng khi bão lũ xảy đến, cây ngã đổ vào hành lang, ảnh hưởng đến đường dây, cột điện. Đồng thời, chủ động tham gia vào Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai của địa phương để có sự kết nối thông tin kịp thời trong công tác khắc phục.

“Một điều đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai năm nay, đó là phương châm “4 tại chỗ + 5K + vắc xin”. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị, phương tiện và nhân lực; sẵn sàng phòng chống dịch để khi thiên tai xảy ra, triển khai ngay công tác khắc phục” – ông Nguyễn Thành cho hay.

Nhiều đơn vị của EVNCPC trong mùa bão 2021 đã kịp thời bố trí lực lượng CBCNV có “thẻ xanh COVID-19” để tham gia ứng phó, khắc phục sự cố sau bão, đặc biệt tại các địa phương “vùng dịch”.

Thực tế, để đảm bảo an toàn và tiến độ công việc khắc phục mưa bão, các đơn vị ngành Điện cũng cần sự hỗ trợ của chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền an toàn điện, cũng như trong bảo vệ hành lang an toàn điện. Cùng đó, chính quyền và cơ quan chức năng các địa phương kịp thời cấp giấy phép cho đơn vị ngành Điện di chuyển trong khu vực bị giãn cách để phục vụ công tác theo dõi, xử lý sự cố điện để đảm bảo an toàn vận hành lưới điện trong mưa bão.

M. HẠNH (EVN)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động