RSS Feed for Công nhân Truyền tải điện Đắk Lắk với những ‘sáng kiến nhỏ, hiệu quả cao’ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 13:57
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Công nhân Truyền tải điện Đắk Lắk với những ‘sáng kiến nhỏ, hiệu quả cao’

 - 30 năm công tác tại Truyền tải điện Đắk Lắk (thuộc Công ty Truyền tải điện 3 - PTC3) công nhân Nguyễn Quốc Hùng đã có nhiều sáng kiến mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao năng suất lao động, được Công ty Truyền tải điện 3, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và Tập đoàn Điện lực Việt Nam khen thưởng.
Giữ vững an ninh truyền tải điện khu vực Nam miền Trung, Tây Nguyên Giữ vững an ninh truyền tải điện khu vực Nam miền Trung, Tây Nguyên

Hiện nay, nắng nóng đang diễn ra khắp cả nước vì thế nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dẫn đến truyền tải điện cũng tăng cao tương ứng. Là đơn vị quản lý vận hành lưới điện truyền tải khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên - nơi được coi là “đòn gánh” của hệ thống truyền tải điện Bắc - Nam, Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) đã có sự chuẩn bị trước các tình huống mùa nắng nóng như thế nào? Phóng viên có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Tường - Trưởng phòng An toàn PTC3.

Giữ vững an ninh truyền tải điện tỉnh Gia Lai trong mùa khô Giữ vững an ninh truyền tải điện tỉnh Gia Lai trong mùa khô

Trước tình hình vận hành lưới điện truyền tải năm 2022 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong việc giải tỏa các nguồn điện truyền thống và năng lượng tái tạo, cũng như đảm bảo cung cấp điện cho miền Nam vào các tháng cao điểm nắng nóng, với tầm quan trọng của điểm nút Gia Lai trong hệ thống lưới điện truyền tải quốc gia, ngay những tháng đầu năm 2022, Công ty Truyền tải điện 3, trực tiếp là Truyền tải điện Gia Lai, đã tăng cường công tác quản lý vận hành để đảm bảo việc cung ứng điện an toàn tin cậy trong mùa khô năm 2022.

Công nhân Truyền tải điện Đắk Lắk với những ‘sáng kiến nhỏ, hiệu quả cao’
Anh Nguyễn Quốc Hùng được vinh danh thợ giỏi cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2022.

Những sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực:

Vào làm việc trong ngành truyền tải điện từ tháng 9/1993, khi đó lưới điện khu vực tỉnh Đắk Lắk chỉ có các đường dây trung thế 22 kV, 35 kV. Đến tháng 4/1994 bắt đầu vào vận hành đường dây 500 kV (mạch 1), từ năm 1995 bắt đầu có TBA 110 kV Buôn Ma Thuột và đường dây 110 kV từ Pleiku - Buôn Ma Thuột, khối lượng quản lý vận hành lúc đầu chỉ là 106 km đường dây 500 kV. Đến nay Truyền tải điện Đắk Lắk quản lý 400 km đường dây 500 kV, 270 km đường dây 220 kV và 2 TBA 220 kV.

Công tác quản lý vận hành lúc đầu chỉ là công việc kiểm tra bằng mắt và làm bằng tay chân nên hiệu quả hạn chế, không phát hiện kịp thời các hư hỏng, tốn nhiều nhân lực cho vận hành. Hiện nay đã được áp dụng khoa học công nghệ vào công việc rất nhiều như: Camera giám sát, máy chụp ảnh nhiệt, máy quay phóng điện, vệ sinh hotline, kiểm tra định kỳ bằng UAV,… từ đó kịp thời ngăn ngừa các sự cố, giảm nhân lực quản lý vận hành.

Công nhân Truyền tải điện Đắk Lắk với những ‘sáng kiến nhỏ, hiệu quả cao’
Anh Nguyễn Quốc Hùng tham gia thi thợ giỏi cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2022.

Trong quá trình công tác, anh Nguyễn Quốc Hùng cũng đã có nhiều sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, mang lại hiệu quả thiết thực cho đơn vị như: Gia công bộ đòn gánh bắt vào một bên bộ phụ kiện chuỗi kháng néo kép để thay bát cách điện bị vỡ, thay phụ kiện hay chuỗi cách điện dây dẫn đường dây 500 kV; Gia công bộ dụng cụ tăng đơ-ren tháo lắp thay thế khung định vị dây dẫn đường dây 500 kV; Gia công bộ cùm định vị chuỗi cách điện néo kép (thủy tinh hoặc compositer) đường dây 500 kV để nâng, hạ chuỗi cách điện kép khi thi công căng dây lấy lại độ võng; Bộ đèn báo chớp nháy gá vào bộ ngàm gia công gắn vào thanh trụ thép trên các đường dây mạch kép 220 kV, 500 kV trong các ngày cắt điện vào ban đêm.

Điển hình nhất, sáng kiến tâm đắc nhất của anh là: Gia công bộ đòn gánh bắt vào một bên bộ phụ kiện chuỗi khánh néo kép để thay bát cách điện bị vỡ, thay phụ kiện hay chuỗi cách điện dây dẫn đường dây 500 kV.

Anh Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ: Nghe sáng kiến thì rất là to tát, nhưng đơn giản đứng từ người lao động chỉ muốn làm sao tiện ích trong vận hành, hợp lý hóa trong sản xuất.

Chia sẻ về sáng kiến tâm đắc nhất của mình, anh cho biết: Đối với đường dây 500 kV, các phụ kiện chuỗi cách điện néo dài từ 21 - 25 bát, rất nặng, khi cần sửa chữa thay bát cách điện thì phải dùng 2 tăng đơ 6 tấn để giải phóng lực căng chuỗi cách điện, sau khi giải phóng lực căng thì chuỗi cách điện sẽ bị chùng xuống, lúc đó để thay bát cách điện phải có ít nhất 3 người để đỡ chuỗi cách điện để thay; còn khi sử dụng đòn gánh thì chỉ cần 1 người là thay được bát cách điện. Giải pháp này mang lại hiệu quả công việc lớn, tiết kiệm được nhân lực.

Khi được hỏi, từ động lực nào khiến anh mày mò để tìm ra sáng kiến đó? Anh Hùng cho biết: “Trong quá trình quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng đường dây, tôi đã thấy có những vướng mắc trong quá trình làm việc nên đã nghĩ cách để làm việc cho hiệu quả hơn. Cảm xúc mỗi sáng kiến được công nhận hoặc được áp dụng vào thực tế đó mang lại một niềm vui lớn cho tôi, tôi cảm thấy tự hào vì đã đóng góp được một ý tưởng cho công việc”.

Sẵn sàng chia sẻ cùng thế hệ sau:

Anh Hùng chia sẻ thêm, để có được những kết quả trên, trong thời gian qua, lãnh đạo đơn vị đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian, hỗ trợ nhân lực để gia công, thực hiện thử nghiệm vào công việc thực tế, từ đó tiếp thêm động lực cho tôi trong phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Chính vì thế, tôi luôn biết ơn lãnh đạo và cơ quan đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ đó.

Đối với anh, những kiến thức mình tích lũy được bao nhiêu năm qua anh đều chia sẻ với các hệ thệ sau này. Bản thân anh cũng được lãnh đạo đơn vị bố trí đứng lớp để đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình cho các công nhân mới, bồi dưỡng nghề cho các anh em.

“Các công nhân trẻ, thế hệ sau này có kiến thức cơ bản từ ban đầu, nắm bắt công nghệ mới rất nhanh và chịu khó tìm tòi học hỏi. Qua những buổi bồi huấn đó, anh cũng được trau dồi thêm với những câu hỏi của các bạn học viên” - Anh Hùng chia sẻ.

Công nhân Truyền tải điện Đắk Lắk với những ‘sáng kiến nhỏ, hiệu quả cao’
Anh Nguyễn Quốc Hùng trong một lần thực hiện nhiệm vụ.

Chia sẻ về người công nhân trong đơn vị mình, ông Đoàn Thế Thuận - Phó Giám đốc Truyền tải điện Đắk Lắk cho biết: Anh Nguyễn Quốc Hùng là một người thợ lành nghề, một thợ giỏi EVN đích thực. Mọi công việc được giao anh đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngoài ra anh còn hỗ trợ đơn vị trong công tác đào tạo công nhân mới. Hầu hết các anh em công nhân sau này đều gọi là thầy Hùng vì đều được anh Hùng đào tạo. Đối với việc phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật phục vụ công việc, đơn vị luôn tạo điều kiện cho anh em làm, khuyến khích anh em nêu ý tưởng, bảo vệ ý tưởng để mang lại hiệu quả công việc; hỗ trợ anh em trong việc đăng ký sáng kiến với các cấp.

Mặc dù nghề truyền tải là nghề với nhiều khó khăn vất vả nhưng khi được hỏi nếu chọn lại anh có chọn nghề truyền tải không? Anh Hùng chia sẻ: Tôi đã từng nhiều lần tâm sự với đồng nghiệp, càng khó khăn càng cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm với công việc. Hãy làm thật tốt những việc nhỏ nhất để hoàn thành công việc được giao và đương nhiên tôi vẫn chọn nghề truyền tải điện, nghề đã gắn vào tim, vào máu của tôi. Tôi chỉ ước luôn luôn có sức khỏe để đảm bảo công việc và giúp đỡ gia đình.

Anh Nguyễn Quốc Hùng:

- Năm sinh: 01/6/1971.

- Quê Quán: Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

- Năm vào ngành truyền tải: 01/9/1993.

- Đơn vị: Đội Truyền tải điện Buôn Mê Thuật (Truyền tải điện Đắk Lắk).

- Thành tích, khen thưởng:

+ Chứng nhận Đạt danh hiệu Thợ giỏi cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2022.

+ Bằng khen của UBND tỉnh Đắk Lắk năm 2017.

+ Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở năm 2022.

+ Gương mặt văn hóa EVNNPT tiêu biểu giai đoạn 2019 - 2022.

+ Danh hiệu Chiến sỹ thi đua năm 2020.

+ Giấy khen Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia năm 2019.

XUÂN TIẾN

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động