RSS Feed for Cập nhật tiến độ triển khai dự án phát triển mỏ khí Lô B (ngày 25/2/2025) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 25/02/2025 12:07
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cập nhật tiến độ triển khai dự án phát triển mỏ khí Lô B (ngày 25/2/2025)

 - Theo báo cáo của Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC): Tính đến thời điểm hiện tại, dự án phát triển mỏ khí Lô B (trong Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn) đã bước vào giai đoạn triển khai tổng thể, đồng bộ, với khối lượng công việc rất lớn. Chương trình hoạt động, ngân sách cho năm 2025 đã được Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN), cũng như các đối tác phê duyệt với tổng giá trị 739 triệu USD. Các phê duyệt này phản ánh quy mô đầu tư, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ của các bên liên quan và yêu cầu kỹ thuật khắt khe của dự án.
Cơ chế ‘phí công suất’ cho nguồn điện sử dụng khí trong nước và LNG nhập khẩu ở Việt Nam Cơ chế ‘phí công suất’ cho nguồn điện sử dụng khí trong nước và LNG nhập khẩu ở Việt Nam

Việt Nam có mức tăng trưởng GDP hàng năm cao và duy trì được trong nhiều năm. Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số, đòi hỏi phải có nguồn cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định và tin cậy. Nhưng để có nguồn điện đáp ứng được các mục tiêu lớn của Chính phủ, chúng ta cần thay đổi thực chất khuôn khổ pháp lý áp dụng cho các dự án nguồn điện lớn theo Quy hoạch điện VIII.

Với mục tiêu đón dòng khí đầu tiên (First gas) vào tháng 8/2027, Phú Quốc POC và các đơn vị thi công, nhà thầu đã, đang tiếp tục triển khai các phần việc quan trọng của dự án. Các mốc tiến độ của 2 gói thầu: EPCI#1 (thiết kế, mua sắm, thi công, lắp đặt giàn công nghệ trung tâm, giàn nhà ở, tháp đuốc) và EPCI#2 (thiết kế, mua sắm, thi công, vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, chạy thử giàn thu gom, giàn đầu giếng, hệ thống đường ống nội mỏ) lần lượt là 16,7% và 34% (tính đến thời điểm ngày 14/2/2025).

Bên cạnh đó, việc triển khai cho các gói thầu phụ trợ của dự án như: FSO, IVS, CAR, QA/QC, MWS; công tác minh giải tài liệu địa chấn được thực hiện theo kế hoạch. Hiện đang triển khai các gói thầu quan trọng phục vụ công tác khoan và hoàn thiện giếng.

Ngoài ra, Phú Quốc POC tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực Người điều hành với các chương trình đào tạo năng lực, các phong trào đổi mới sáng tạo, cải tiến, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào các hoạt động điều hành và quản trị dự án.

Theo cam kết của McDermott (Hoa Kỳ) và PTSC - Liên danh tổng thầu thiết kế chi tiết cho toàn bộ dự án; mua sắm, thi công lắp đặt tuyến ống bờ và chạy thử toàn tuyến ống dẫn khí từ thượng nguồn (Lô B) về tới các nhà máy điện (Ô Môn): Sẽ hoàn thành các hạng mục ngoài khơi đúng tiến độ. Cụ thể là sẽ hoàn thành chế tạo và lắp đặt ngoài khơi trước ngày 31/12/2025 các hạng mục như sau:

1. Chân đế giàn xử lý công nghệ trung tâm CPP.

2. Chân đế giàn nhà ở LQP.

3. Chân đế và khối thượng tầng các giàn thu gom KLWA, KLWB, CVWA và giàn đầu giếng AQWA.

4. Đường ống nội mỏ Infield Pipeline.

Hiện tại, Liên danh đang tích cực chủ động tham gia các gói thầu cung cấp tàu chứa FSO, dịch vụ căn cứ hậu cần, tàu dịch vụ cho Phú Quốc POC ở khâu thượng nguồn và hạ nguồn là các nhà máy điện.

Báo cáo của Phú Quốc POC cũng cho biết: Trước đó (cuối tháng 8/2024), Công ty đã hoàn thành 2.900 km2 thu nổ và xử lý tài liệu địa chấn 3D. Theo dự kiến, sẽ hoàn thành công tác xử lý PSTM (post-stack time migration - xử lý trên miền thời gian sau độ cộng sóng) vào tháng 4/2025 và PSDM (post-stack depth migration - xử lý trên miền độ sâu sau độ cộng sóng) vào tháng 11/2025.

Cập nhật tiến độ triển khai dự án phát triển mỏ khí Lô B (ngày 25/2/2024)
Thu nổ địa chấn 3D tại khu vực phát triển ngoài khơi của Lô B & 48/95 và Lô 52/97. Nguồn: PVN.

Trong năm 2025, Phú Quốc POC đã đề ra chương trình hoạt động và ngân sách chi tiết, cụ thể. Trong đó, Công ty sẽ tập trung vào triển khai mua sắm, chế tạo cho hai gói (EPCI#1, EPCI#2), đánh giá và trao thầu gói FSO, cùng các gói phụ trợ khác. Công tác xử lý tài liệu địa chấn 3D dự kiến sẽ hoàn thành PSTM vào tháng 4/2025 và PSDM vào tháng 11/2025, cùng với nghiên cứu địa chất - công nghệ mỏ.

Cùng với đó, đẩy mạnh đấu thầu phục vụ khoan và hoàn thiện giếng, chuẩn bị chiến dịch khoan vào quý 1/2026. Các công tác vận hành khai thác (Pre-OPS) sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng, song song với việc nâng cao năng lực quản trị, kiện toàn tổ chức và kiên trì thực hiện chuyển đổi số.

Để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, Phú Quốc POC tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như sau:

1. Ưu tiên xây dựng các cơ chế thu hút nhân sự phù hợp, đảm bảo đội ngũ không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn sáng về đạo đức.

2. Xây dựng hệ thống quản trị hiện đại, lấy chuyển đổi số làm nền tảng.

3. Về mặt quản trị công việc, tập trung vào ba yếu tố cốt lõi là tiến độ, chi phí và giao diện. Theo đó:

4. Xây dựng kế hoạch đồng bộ giữa các khâu trong dự án, phân bổ nguồn lực hợp lý, giám sát chặt chẽ việc triển khai và chủ động quản lý các biến động có thể xảy ra.

5. Không chỉ kiểm soát chi phí cơ bản, mà còn bao gồm cả các khoản phát sinh.

6. Quản trị chất lượng và an toàn được chú trọng, với việc hoàn thiện đầy đủ các quy trình cần thiết, đảm bảo mọi khâu trong dự án đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn.

7. Thường xuyên nhận diện đầy đủ các vấn đề liên quan giữa các dự án thành phần trong Chuỗi, phân công đầu mối quản lý rõ ràng và giám sát thường xuyên để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả. Đặc biệt:

8. Sẽ xây dựng cơ chế trao quyền tự chủ, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên nghiên cứu và phát huy các sáng kiến, sáng chế, nhằm tạo ra giá trị gia tăng tại từng khâu của dự án.

9. Chiến lược chuyển đổi số tiếp tục được hoàn thiện, triển khai kiên trì, hỗ trợ quản lý điều hành dự án một cách thông minh và hiệu quả nhất.

Theo nhìn nhận của Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Tiến độ cập nhật khâu thượng nguồn, ngày đón dòng khí về bờ (First gas) đã trượt (từ cuối năm 2026 sang cuối năm 2027) do vừa qua vẫn còn một số vướng mắc, tồn đọng chưa thể xử lý triệt để. Việc triển khai mua sắm các gói thiết bị chính, có thời hạn giao hàng 2 năm bị chậm trễ, kéo theo tiến độ khâu thượng nguồn cần phải dời lại.

Việc chậm trễ tiến độ First gas là nguyên nhân khách quan do một số phát sinh về chậm tiến độ vận hành thương mại của các nhà máy điện ở khâu hạ nguồn.

Do trượt tiến độ, nên các hợp đồng tổng thầu thiết kế, mua sắm, chế tạo, lắp đặt giàn thu gom/giàn đầu giếng, hệ thống đường ống nội mỏ (EPCI) đã “trao thầu hạn chế”, khâu thượng nguồn sẽ có phát sinh một số chi phí. Các chi phí này (nếu có) là hoàn toàn hợp lệ do tiến độ Chuỗi của dự án, cần phải đồng bộ hóa các dự án thành phần để tích hợp ngày First gas với ngày vận hành thương mại các nhà máy điện.

Sau một số điều chỉnh về tiến độ, cũng như tối ưu hóa các giải pháp kỹ thuật và thương mại, bằng những nỗ lực vượt bậc, PVN cùng các đối tác nước ngoài đã hoàn tất các đàm phán cuối cùng về kỹ thuật, cũng như thương mại để ký kết gói thầu quốc tế EPCI#1 với “đầy đủ các điều kiện” vào ngày 3/9/2024. Việc trao thầu chính thức này là cơ sở quan trọng để Liên danh tổng thầu McDermott (Hoa Kỳ) và PTSC triển khai các phạm vi công việc theo tiến độ cập nhật, bảo đảm lợi ích của EVN, cũng như PVN và các đối tác nước ngoài, trên nguyên tắc “chia sẻ rủi ro, hài hòa lợi ích”./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động