RSS Feed for Bình luận về tân Tổng giám đốc PV Power Lê Như Linh | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 04:36
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bình luận về tân Tổng giám đốc PV Power Lê Như Linh

 - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có quyết định điều động và bổ nhiệm ông Lê Như Linh - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) làm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power). Nhân dịp này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một vài đánh giá về quá trình công tác, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm quản lý... của tân Tổng giám đốc PV Power để bạn đọc cùng tham khảo.

Tân Phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Hòa là người thế nào?
 


THÔNG TIN CÁ NHÂN

1/ Ngày sinh: 07/07/1967.

2/ Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ Kinh tế Dầu khí.

3/ Lý luận chính trị: Cao cấp.

4/ Quản trị doanh nghiệp: Cao cấp.

5/ Kỹ năng thuyết trình, đàm phán và thương lượng: Xuất sắc.

6/ Ngoại ngữ: (tiếng Anh): Giỏi.

7/ Kinh nghiệm: 4 năm giảng dạy, 24 năm chuyên môn.

8/ Phẩm chất lãnh đạo: Xuất sắc.

Ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch HĐTV PVN tặng hoa chúc mừng tân Tổng giám đốc PV Power Lê Như Linh.


QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Ông Linh có 28 năm kinh nghiệm, trong đó gần 4 năm là giảng viên Bộ môn Kinh tế Địa chất và 24 năm còn lại là trong ngành dầu khí. Trong suốt sự nghiệp trong ngành dầu khí, ông đã đi qua ban chuyên môn PVN xuống PVDrilling, PVOil và là Chủ tịch PVGas (có kiêm chức Tổng giám đốc 1 tháng) từ 2013 đến tháng 11/2018. Ông là Tổng giám đốc PVPower từ ngày 23/11/2018.

1/ Từ 10/1990 đến 02/1994: Giảng viên Bộ môn Kinh tế Địa chất Trường Đại học Mỏ Địa chất.

2/ Từ 03/1994 đến 10/2006: Chuyên viên Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

3/ Từ 10/2006 đến 12/2007: Phó Trưởng Ban Kế hoạch - Đầu tư Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

4/ Từ 12/2007 đến 07/2009: Trưởng Ban Đầu tư Phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

5/ Từ 06/2009 đến 03/2010: Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan (Drilling).

6/ Từ 04/2010 đến 11/2013: Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil). 

7/ Từ 04/2015 đến 05/2015: Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas).

8/ Từ 12/2013 đến 11/2018: Chủ tịch HĐQT PVGas.

PV POWER

PV Power có vốn điều lệ là 22,4 ngàn tỷ trên tổng tài sản vốn khoảng 70.000 ngàn tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, hầu hết các nhà máy điện của PV Power đều hoàn thành kế hoạch với tổng sản lượng điện đạt 16,04 tỷ kWh, bằng 101% kế hoạch; doanh thu toàn tổng công ty là 24.972 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế thu về 1.624 tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch.

Quý cuối năm, sản lượng và doanh thu kỳ vọng vẫn duy trì ở mức tương đương các quý trước đây.

Đầu năm nay, PV Power đã IPO trên sàn giao dịch chứng khoán thành công. Theo đó, PV Power đã chào bán 20% cổ phần, tương đương 468.37 triệu cổ phiếu (CP) với mức giá bình quân 14.938 đồng/cổ phần, thu về 7 ngàn tỷ đồng. Sau đó, do không đủ thời gian để đàm phán về bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược dẫn đến quá thời hạn quy định 4 tháng (Điều 38, Nghị định 126/2017/NĐ - CP), nên công ty không thể thực hiện bán vốn. Do đó, công ty sẽ không lựa chọn cổ đông chiến lược nữa.

Vào các năm 2022 và 2023, PV Power dự kiến sẽ nâng tổng công suất phát điện từ 4.208 MW lên mức 6.908, chiếm khoảng 14 - 16% tổng công suất phát điện toàn quốc.


Hiện 28,882% vốn điều lệ của PV Power được nhập vào quyền sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nâng tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn này là 79,882%. Trong thời gian tới, PV Power sẽ bán vốn theo lô trên sàn chứng khoán (theo Nghị định 32/2018/NĐ-CP) tương tự trường hợp của Sabeco.

Ngoài các nhà máy hiện hữu, PV Power cũng đang chuẩn bị xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện khí (Nhơn Trạch 3 và 4) với tổng công suất 1.500 MW ở Nhơn Trạch, Đồng Nai vào cuối năm sau. Xa hơn là hai nhà máy Nhiệt điện khí Cà Mau (1 và 2) với tổng công suất 1.200 MW. Dự kiến, sau khi các nhà máy này đi vào hoạt động vào các năm 2022 và 2023, PV Power sẽ nâng tổng công suất phát điện từ 4.208 MW lên mức 6.908, chiếm khoảng 14 - 16% (1) trên tổng công suất phát điện toàn quốc.

CHÂN DUNG CEO

Không nhiều người biết, trước khi làm trong ngành dầu khí, ông Linh đã từng là giảng viên trường Đại học Mỏ Địa chất. Chính những kinh nghiệm trên giảng đường đã giúp ông rất nhiều khi làm công tác quản trị điều hành sau này khi ngành dầu khí là ngành đặc thù. Những nơi ông đi qua, không đơn thuần là sản xuất, kinh doanh mà còn là việc phát triển khoa học công nghệ đòi hỏi tính học thuật.

Ông mang kinh nghiệm giảng dạy từ trường đại học, kết hợp thực tiễn kinh doanh ở doanh nghiệp, tạo ra bản sắc riêng cho cá nhân mình. Có lẽ vì vậy, xuyên suốt quá trình 24 năm qua trong ngành dầu khí, nổi bật ở ông là tính cẩn thận và chỉnh chu trong các quyết định mang cả tính tập thể và cá nhân.

Theo ông Linh, việc chuẩn hóa mô hình quản trị điều hành chuyên nghiệp và số hóa, không chỉ giúp tiết giảm nhân sự mà còn tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.

Chính những điều này, đã là một trong những yếu tố mang lại giá trị cốt lõi cho PVGas trong suốt những năm qua khi luôn dẫn đầu các thương hiệu trong ngành về giá trị cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.

Đối với PV Power, ưu tiên của ông là cùng ban lãnh đạo nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ để dồn hết tâm huyết nhằm đưa PV Power phát triển hơn nữa.

Theo ông Linh, cần thấy trong thị phần ngành điện, PV Power mới chỉ chiếm gần 12% tổng công suất phát điện cả nước. Ngoài ra, PV Power mới chỉ tham gia phân khúc phát điện; phân khúc phân phối là do EVN quản lý, kiểm soát và quyết định giá bán.

Trước mắt, nhà máy có công suất lớn nhất của PVPower là Nhà máy điện Vũng Áng 1 mới bị sự cố 2 tuần nay, kết quả sản xuất kinh doanh quý 3 chỉ đạt gần 50 tỷ; việc sớm rà soát để thành viên này cũng như Tổng công ty hoạt động như cty cổ phần chuẩn mực là những thách thức và phép thử ban đầu mà ông cần giải quyết gấp.

Về ngắn hạn, là kiện toàn nhân sự và cơ cấu hoạt động để các công ty thành viên hoạt động hiểu quả. Với các nhà máy hiện hữu, là tiết giảm chi phí hoạt động để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp; với các dự án mới, là thúc đẩy nhanh các quy trình để dự án phát triển đúng tiến độ.

Theo đó, như đề án tái cơ cấu là hoàn thiện và xúc tiến các quy trình để thoái vốn ở các công ty thành viên như CTCP Thủy điện Hủa Na, Đăk Đrinh và PV Machino nhằm tập trung nguồn lực cho mảng cốt lõi là nhiệt điện khí.

Như vậy, việc thoái vốn ở các doanh nghiệp trên, ngoài việc thu hồi vốn còn là để thu xếp và cơ cấu vốn đầu tư cho dự án Nhơn Trạch 3 và 4. (2)

Về dài hạn, dựa trên nguồn lực hiện có, ông Linh sẽ cho nghiên cứu thêm các phương án mở như nhiên liệu thay thế, nguồn cung nhằm tránh phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu đầu vào và tạo giá dịch vụ cạnh tranh. Hơn nữa, còn là các phương án nhằm tạo các đột phá mới như năng lượng tái tạo, điện thông minh để chiếm lĩnh thị trường và cơ cấu lại thị phần ngành điện.

Việc chấp nhiệm chức Tổng giám đốc PV Power, ông Lê Như Linh được kỳ vọng sẽ cùng ban lãnh đạo, tiếp tục vận hành các công ty thành viên PV Power ổn định cũng như các dự án nhiệt điện khí phát triển đúng tiến độ.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chú thích:

(1) Mức giao động tùy thuộc vào các dự án khác của EVN.

(2) Phát triển cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động