RSS Feed for Cập nhật tiến độ các dự án nguồn điện Việt Nam theo hình thức BOT | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 17:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cập nhật tiến độ các dự án nguồn điện Việt Nam theo hình thức BOT

 - Hiện nay, ở Việt Nam có 19 dự án nhiệt điện được đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), với tổng công suất khoảng gần 27.000 MW. Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin cập nhật thông tin mới nhất về các dự án đang triển khai xây dựng, đang hoàn thiện bộ hợp đồng BOT, đang triển khai đàm phán, đang triển khai ở giai đoạn đầu (chưa đàm phán) và các dự án đang giải quyết vấn đề pháp lý... để bạn đọc tham khảo.



Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 1]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 2]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 3]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 4]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 5]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 6]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 7]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 8]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 9]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 10]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 11]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 12]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 13]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 14]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 15]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 16]



Về các dự án đang triển khai xây dựng:

1/ Dự án Nhiệt điện Hải Dương:

Theo cam kết trong hợp đồng BOT, tổ máy 1 sẽ vận hành thương mại vào ngày 1 tháng 12 năm 2020, tổ máy 2 sẽ vận hành thương mại vào ngày 1/6/2021.

Đến nay, tiến độ tổng thể của dự án đạt được khoảng 90%. Tổng vốn huy động vốn đạt được 1,326 tỷ USD, trong đó vốn vay ngân hàng là 997,5 triệu USD, vốn góp là 328,5 triệu USD.

Tuy nhiên, hiện dự án này đang vướng mắc về Giấy phép xây dựng bãi thải xỉ.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương đã đề nghị UBND tỉnh Hải Dương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép dự án Nhiệt điện Hải Dương được miễn áp dụng Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ như đề nghị của Công ty BOT để tiếp tục tiến hành thi công, hoàn thiện bãi thải xỉ, tránh gây chậm trễ tiến độ của dự án dẫn đến sự kiện vi phạm của phía Việt Nam và phải đền bù thiệt hại cho Công ty BOT.

Sau khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có báo cáo tham mưu về việc này, UBND tỉnh Hải Dương hiện đang xem xét để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2/ Dự án Nhiệt điện Duyên Hải 2:

Theo cam kết trong hợp đồng BOT của dự án này, tổ máy 1 sẽ vận hành thương mại vào tháng 6/2021, tổ máy 2 sẽ vận hành thương mại vào tháng 9/2021.

Đến nay, tiến độ tổng thể của dự án đạt khoảng 62,34% và đã giải ngân được 950,2 triệu USD, trong đó vốn góp là 190,2 triệu USD, vốn vay là 760 triệu USD.

Hiện Công ty BOT của dự án Nhiệt điện Duyên Hải 2 đang kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép nhận chìm vật, chất nạo vét khu vực cảng. Mặt khác, đang giải phóng mặt bằng đường dây 500 kV (dài khoảng 900m) đấu nối từ nhà máy đến trạm biến áp 500 kV của EVN.

3/ Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2:

Theo cam kết trong hợp đồng BOT, dự án này sẽ vận hành thương mại tổ máy 1 vào ngày 1/2/2022, tổ máy 2 vào ngày 1/8/2022.

Đến nay, tiến độ tổng thể của dự án đạt được khoảng 63,9%. Lũy kế vốn đầu tư thực hiện (từ khi khởi công xây dựng đến nay) là 810.948.000 USD, trong đó, 5 triệu USD từ vốn điều lệ.

Tuy nhiên, hiện dự án đang gặp một số trở ngại về quy định của hợp đồng BOT, quy định pháp luật hiện hành về đầu tư, đấu thầu, đầu tư theo hình thức PPP và các quy định khác có liên quan. Đặc biệt là vấn đề chuyển nhượng một phần vốn điều lệ của Marubeni trong Công ty BOT, cũng như kế hoạch phát triển cảng cảng container và kéo dài kênh thải nước làm mát.

Ngoài ra, việc đấu nối qua đường dây truyền tải 500 kV của dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2 đi qua các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đang gặp khó khăn.

4/ Dự án Nhiệt điện Vân Phong 1:

Dự án này được khởi công xây dựng tháng 11/2019. Hiện nay, các nhà thầu đang thực hiện công tác thu dọn và san gạt mặt bằng. Hàng rào tạm thời đang được lắp đặt quanh khu vực công trường và lực lượng an ninh đã được thiết lập để kiểm soát việc ra, vào công trường. Văn phòng quản lý khu vực công trường đã được hoàn thành.

Theo cam kết trong hợp đồng BOT, tổ máy 1 sẽ vận hành thương mại vào tháng 9/2023, tổ máy 2 vào tháng 1/2024.

Đến nay, tổng số vốn vay 374,55 triệu USD đã được bên cho vay giải ngân và 134,17 triệu USD vốn chủ sở hữu đã được chuyển vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ.

Vấn đề lo ngại nhất của dự án này là việc đầu tư xây dựng Đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân có nguy cơ bị chậm trễ, do đến nay Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đường dây vẫn chưa được phê duyệt.

Về các dự án đang hoàn thiện bộ hợp đồng BOT để chuẩn bị ký chính thức:

1/ Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2:

Với dự án này, công tác đàm phán các tài liệu dự án được thực hiện từ cuối năm 2012; hợp đồng thuê đất đã được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh thống nhất, ký tắt vào tháng 12/2019; hợp đồng mua bán điện đã được EVN thống nhất và sẵn sàng để ký chính thức; hợp đồng BOT và bảo lãnh Chính phủ - GGU (phụ thuộc vào Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án - FS điều chỉnh - lần 2, hợp đồng BOT và bảo lãnh của dự án đã sẵn sàng để ký kết chính thức).

Hiện nay, chủ đầu tư đang hoàn tất việc dịch hợp đồng BOT, bảo lãnh Chính phủ sang tiếng Việt và làm việc với các bên cho vay vốn để có xác nhận cuối cùng.

Về việc điều chỉnh FS (lần 2), ngày 7/1/2020, chủ đầu tư đã gửi Bộ Công Thương thẩm định điều chỉnh FS. Ngày 20/1/2020, Bộ Công Thương đã có Công văn gửi các bộ, ngành liên quan (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Hà Tĩnh) đề nghị có ý kiến về hồ sơ do chủ đầu tư trình nộp để có cơ sở quyết định việc điều chỉnh FS.

Theo tiến độ, bộ hợp đồng BOT dự kiến sẽ được ký chính thức trong quý 2/2020; đóng tài chính trong quý 3/2021; kế hoạch vận hành thương mại dự kiến tổ máy 1 vào quý 2/2025, tổ máy 2 vào quý 4/2025.

2/ Dự án Nhiệt điện Nam Định 1:

Dự án này được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ tháng 6/2017. Nhưng hiện vướng mắc về nguồn than do TKV cung cấp và việc Chính phủ bảo lãnh nghĩa vụ của TKV. Theo báo cáo của TKV, vấn đề vướng mắc là thiếu hụt nguồn than trong nước, do đó, hợp đồng cung cấp than cho dự án chưa sẵn sàng ký kết.

Trước tình hình này, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và ngày 24/3/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì họp với các bộ, ngành liên quan về vấn đề này. Hiện Bộ Công Thương đang chờ thông báo kết luận cuộc họp để tiếp tục triển khai các bước tiếp theo.

Ngoài ra, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã trao đổi chủ đầu tư để hoàn thiện nội dung của hợp đồng BOT và GGU của dự án trên cơ sở thông lệ quốc tế, quy định của pháp luật Việt Nam và tiền lệ các dự án BOT điện khác tại Việt Nam. Còn về hợp đồng mua bán điện, do hiện nay EVN còn lo ngại dự án đường dây 500 kV đấu nối nhà máy vào hệ thống điện quốc gia dài 133 km từ Nam Định đến Phố Nối khó đáp ứng tiến độ Nhà máy Nhiệt điện Nam Định 1.

Theo kế hoạch, bộ hợp đồng BOT dự kiến sẽ được ký chính thức trong quý 2/2020; đóng tài chính quý 3/2021 và vận hành thương mạit tổ máy 1 vào quý 4/2025, tổ máy 2 vào quý 2/2026.

3/ Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3:

Vào đầu năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này (ngoại trừ phần đánh giá công tác nạo vét và đổ vật, chất nạo vét cho khu vực trước bến cảng Vĩnh Tân 3). Hiện tại chủ đầu tư đã thuê tư vấn và đang lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hoạt động nạo vét và đổ vật, chất nạo vét để xin phê duyệt.

Đặc biệt, Bộ Công Thương và chủ đầu tư đã thống nhất hầu hết các nội dung của hợp đồng BOT và GGU và đã ký tắt vào tháng 1/2020. Các vấn đề còn lại (bao gồm cơ chế bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ; giới hạn trần đối với các khoản vay trong công thức thanh toán chấm dứt sớm và việc chuyển đổi Công ty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 thành Công ty BOT).

Theo kế hoạch, bộ hợp đồng BOT sẽ được ký chính thức trong quý 2/2020; đóng tài chính vào quý 3/2021 và vận hành thương mại tổ máy 1 vào quý 1/2025, tổ máy 2 vào quý 3/2025, tổ máy 3 vào quý 1/2026.

4/ Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2:

Dự án này đã được đàm phán các tài liệu dự án bắt đầu từ tháng 5/2015. Nhưng hiện còn vướng mắc về cơ chế chuyển đổi ngoại tệ và giới hạn trần đối với các khoản vay trong công thức thanh toán chấm dứt sớm.

Để tháo gỡ vướng mắc này, đầu tháng 1/2020, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về 2 vấn đề nêu trên và hiện đang chờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, do Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 3508/QĐ-BTNMT ngày 29/12/2017) đã hết hiệu lực, nên Bộ Công Thương đã yêu cầu chủ đầu tư cập nhật báo cáo và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để phê duyệt lại.

Về hợp đồng mua bán điện (PPA), theo báo cáo của EVN, do nhà đầu tư chưa đề xuất phương án trung chuyển than cụ thể nên hai bên chưa kết thúc đàm phán PPA. Hiện nay, hai bên đang tiếp tục phối hợp để hoàn thiện.

Theo kế hoạch, bộ hợp đồng BOT sẽ được ký chính thức trong quý 3/2020; đóng tài chính vào quý 4/2021 và vận hành thương mại tổ máy 1 vào quý 1/2026, tổ máy 2 vào quý 3/2026.

Về các dự án đang triển khai đàm phán:

1/ Dự án Nhiệt điện Quảng Trị:

Tiến độ đưa vào vận hành thương mại của dự án này (theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ): Tổ máy 1 vào năm 2023, tổ máy 2 vào năm 2024.

Hiện dự án đã kết thúc đàm phán vòng 1, hoàn thiện dự thảo sửa đổi hợp đồng BOT và GGU (bản tiếng Anh). Hiện nay, tư vấn luật của Bộ Công Thương đang hoàn thiện bản dịch tiếng Việt. Sau khi hoàn thiện bản dịch tiếng Việt của dự thảo sửa đổi hợp đồng BOT và GGU, Bộ Công Thương sẽ xem xét, gửi lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan làm cơ sở để tiếp tục triển khai đàm phán vòng 2.

2/ Dự án Nhiệt điện Dung Quất 2:

Đến nay, các bên đã kết thúc 2 phiên đàm phán của vòng 1 về hợp đồng BOT, GGU và chủ đầu tư đang phối hợp với các bên liên quan phía Việt Nam chuẩn bị đàm phán hợp đồng mua bán điện, hợp đồng cung cấp khí, hợp đồng thuê đất.

Phiên đàm phán tiếp theo về nội dung hợp đồng BOT và GGU của dự án dự kiến vào ngày 26-27 tháng 3 năm 2020, nhưng do dịch Covid-19 đang bùng phát nên chủ đầu tư đề nghị hoãn lại vào thời gian thích hợp.

Về các dự án đang triển khai ở giai đoạn đầu (chưa đàm phán):

1/ Dự án Nhiệt điện Sơn Mỹ 1:

Theo tiến độ phê duyệt, dự kiến vào vận hành thương mại tổ máy 1 vào năm 2026, tổ máy 2 vào năm 2027, tổ máy 3 vào năm 2028.

Hiện nay, chủ đầu tư đang chỉnh sửa, hoàn thiện lại hồ sơ FS.

2/ Dự án Nhiệt điện Sơn Mỹ 2:

Theo tiến độ phê duyệt, dự kiến vào vận hành thương mại tổ máy 1 vào năm 2023, tổ máy 2 vào năm 2024, tổ máy 3 vào năm 2025.

Hiện nay, chủ đầu tư đang lập FS của dự án.

3/ Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 2:

Ngày 10/2/2020, Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo đã đề nghị Công ty Posco Energy tiến hành lựa chọn tư vấn thẩm tra có đủ năng lực thực hiện thẩm tra hồ sơ FS của dự án. Theo đó, trong quá trình thẩm tra cần cập nhật, hiệu chỉnh theo các ý kiến của các bộ, ngành liên quan khi thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, các yêu cầu của Bộ Công Thương và ý kiến của tư vấn thẩm tra để hoàn thiện FS, trình thẩm định và phê duyệt.

Về các dự án đang giải quyết vấn đề pháp lý:

1/ Dự án Nhiệt điện Long Phú 2:

Theo tiến độ phê duyệt, dự kiến vào vận hành thương mại vận tổ máy 1 vào năm 2021, tổ máy 2 vào năm 2022.

Ngày 19/2/2020, Công ty TATA Power có có Văn bản gửi Bộ Công Thương thông báo không thể tiếp tục triển khai và sẽ hoàn trả lại dự án với lý do tỷ lệ bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ 30% như hiện nay không khả thi và không có tổ chức cho vay quốc tế nào quan tâm tài trợ cho dự án.

Ngày 6/3/2020, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất: Cho phép Công ty TATA Power dừng phát triển Dự án; chuyển dự án sang hình thức IPP và giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, lựa chọn chủ đầu tư theo quy định.

2/ Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 3:

Theo tiến độ phê duyệt, dự kiến vào vận hành thương mại tổ máy 1 vào năm 2024, tổ máy 2 vào năm 2025.

Với dự án này, ngày 19/7/2019, Samsung C&T có thư gửi Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo thông báo là không có khả năng phát triển dự án trên cơ sở nhiên liệu chính là than. Ngày 22/1/2020, Bộ Công Thương đã có Văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án thực hiện dự án theo hình thức IPP và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, lựa chọn chủ đầu tư dự án theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3/ Dự án Nhiệt điện Kiên Lương 1:

Theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 thì không có dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 1.

Ngày 8/10/2019, tại Công văn số 2893/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương rà soát quá trình thực hiện dự án, cơ sở pháp lý không đưa dự án vào Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) và báo cáo phương án xử lý. Đến ngày 3/12/2019, Bộ Công Thương có Công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ với các nội dung chính gồm: Rà soát quá trình thực hiện dự án giai đoạn trước khi được chấp thuận chuyển sang hình thức BOT; cơ sở pháp lý không đưa dự án vào Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) và phương án xử lý (bổ sung quy hoạch, hoặc thu hồi dự án).

Do hiện nay, dự án phát sinh (kiện quốc tế) liên quan đến dừng dự án, Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc xử lý Thông báo trọng tài./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động