Dầu khí
PVN - PV GAS ký thỏa thuận về việc cung cấp Khí từ mỏ Tuna
21:59 |27/11/2018
-
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Premier Oil Tuna B.V (POT) và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa tổ chức ký kết Thỏa thuận chuyển nhượng Biên bản Ghi nhớ (MOU), về việc cung cấp khí từ cụm mỏ Tuna (Indonesia) cho thị trường Việt Nam. Theo dự kiến, dòng khí Tuna đầu tiên sẽ về Việt Nam vào Quý 3/2024 và khối lượng khí tối thiểu đạt 3,3 triệu m3 khí/ngày.
PV GAS hợp tác với AGDC cung cấp khí LNG về Việt Nam
PV GAS tích cực mở rộng thị trường
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đàm phán với đối tác Indonesia trong lĩnh vực khí, ngày 10/11/2017, trong dịp Hội nghị APEC (tháng 11/2017) tại Việt Nam, PVN và POT đã ký kết MOU, về việc cung cấp khí từ cụm mỏ Tuna, Indonesia cho thị trường Việt Nam.
Trên cơ sở MOU đã ký này, ngày 21/11/2018, tại trụ sở của POT tại Indonesia, PVN, PV GAS và POT phối hợp tổ chức ký kết Thỏa thuận chuyển nhượng Biên bản Ghi nhớ nêu trên.
Ông Nguyễn Quốc Thập - Phó Tổng Giám đốc PVN, ông Dương Mạnh Sơn -Tổng Giám đốc PV GAS và ông Gary Selbie - Tổng Giám đốc POT đã thực hiện nghi thức ký kết Thỏa thuận chuyển nhượng Biên bản Ghi nhớ.
Theo đó, kể từ ngày ký Thỏa thuận chuyển nhượng này, toàn bộ quyền lợi và trách nhiệm của PVN với tư cách là Bên Mua của MOU sẽ được chuyển sang cho PV GAS.
POT tiếp tục giữ vai trò là công ty nhận được sự uỷ quyền của các Chủ mỏ khí TUNA để ký kết và thực hiện các nội dung hợp tác thỏa thuận với PVN và PV GAS.
PV GAS và POT sẽ bắt đầu đàm phán Thỏa thuận khung mua bán khí (HOA GSA) ngay trong tháng 1/ 2019, với mục tiêu hoàn thành đàm phán và ký kết HOA GSA trong Quý 3/2020 và dòng khí Tuna đầu tiên sẽ về Việt Nam vào Quý 3/2024 và khối lượng khí tối thiểu đạt 3,3 triệu m3 khí /ngày.
Cụm mỏ khí Tuna nằm trên vùng biển có độ sâu khoảng 110 m nước thuộc Indonesia giáp ranh với Việt Nam về phía Tây Nam mỏ Lan Tây, gồm mỏ Kuda Laut và Singa Laut có trữ lượng thu hồi dự kiến trên 10 tỷ m3 khí.
Việc đàm phán thành công Hợp đồng mua bán khí từ mỏ Tuna sẽ giúp PV GAS bổ sung thêm hơn 10 tỷ m3 khí vào nguồn cung khí đang suy giảm để cấp cho các hộ tiêu thụ khí tại khu vực Đông Nam Bộ kể từ năm 2024 và tạo tiền đề cho việc nhập khẩu khí bằng đường ống về Việt Nam từ các khu vực lân cận và kết nối với các nguồn khí khác trong tương lai.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Giàn PV DRILLING III đạt mốc 9 năm vận hành an toàn (15/02)
- PVEP kiện toàn bộ máy điều hành (15/02)
- Chính phủ yêu cầu PVN đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm (12/02)
- Lắp thành công Panel Row 2 chân đế Giàn trung tâm Sao Vàng (28/01)
- Đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cá Tầm (26/01)
- Bàn giao tàu PTSC 07 phục vụ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (26/01)
- Xuân về trên các công trình dầu khí biển (24/01)
- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại BSR (21/01)
- Giá dầu giảm và giải pháp “vượt bão” của Lọc hóa dầu Bình Sơn (21/01)
- PVN gặp mặt thường niên các nhà thầu, đối tác dầu khí (18/01)
Các bài đã đăng:
- BIENDONG POC hoàn thành kế hoạch năm trước 35 ngày (27/11)
- Mỏ Sông Đốc: Sau 10 năm đón nhận dòng dầu đầu tiên (24/11)
- VN lên tiếng việc TQ, Philippines hợp tác dầu khí trên Biển Đông (23/11)
- PTSC làm Tổng thầu dự án cải hoán, nâng cấp giàn khoan ở Qatar (22/11)
- Giàn khoan PV DRILLING III đạt mốc 9 năm vận hành an toàn (20/11)
- PV PIPE và HUSTEEL ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (16/11)
- Trao đổi về “Mô hình LNG cho tổ hợp khí - điện Sơn Mỹ” (12/11)
- Tại sao BSR phải chọn nhập dầu thô từ Azerbaijan? (09/11)
- PVN vượt nhiều chỉ tiêu kế hoạch trong tháng Mười (07/11)
- PTSC cung cấp kho nổi cho cụm mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt (06/11)