RSS Feed for ‘Sức đề kháng’ từ nội lực giúp BSR vượt khủng hoảng kép | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 26/01/2025 14:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

‘Sức đề kháng’ từ nội lực giúp BSR vượt khủng hoảng kép

 - Kể từ khi vận hành thương mại đến nay, lần đầu tiên, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) hứng chịu hàng loạt khủng hoảng từ dịch bệnh Covid-19, giá dầu giảm kịch trần. Nhiều lần Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có nguy cơ tạm dừng sản xuất. Vượt qua “bão tố” một cách ngoạn mục, BSR đã hoàn thành chỉ tiêu sản lượng sản xuất trước 19 ngày. Cùng những tín hiệu vui liên tiếp về Nhà máy nâng công suất các phân xưởng, xuất bán sản phẩm nhựa mới… đã khẳng định BSR vượt “khủng hoảng kép” thành công.


Khẳng định bản lĩnh của BSR trước 'tác động kép'


Một năm khó khăn, thách thức chưa từng có

Ngay đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến thế giới chao đảo, đặc biệt ngành dầu khí thêm một cú trời giáng đó là giá dầu giảm sâu, có thời điểm giá dầu thô bán ở mức âm. Rất nhiều nhà máy lọc dầu ở các nước từ Mỹ, Nhật Bản cho đến Úc tuyên bố ngừng hoạt động vĩnh viễn, hàng loạt nhà máy đóng cửa một phần và cắt giảm mạnh công suất.

Ở Việt Nam, việc cách ly toàn xã hội vào thời điểm cuối tháng 4 khiến nhu cầu năng lượng tụt giảm. Giá sản phẩm giảm mạnh, crack margin bất lợi cho hoạt động lọc dầu, có nhiều tháng giá sản phẩm thấp hơn dầu thô, đặc biệt là Jet-A1 khiến BSR chịu tổn thất giảm giá hàng tồn kho lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Từ tháng 5/2020, giá dầu bắt đầu hồi phục nên từ tháng 6/2020, Công ty bắt đầu có lợi nhuận nhưng vẫn chưa bù được tổn thất do giảm giá hàng tồn kho trước đó.

 

Người lao động BSR tuân thủ nghiêm ngặt quy cách chống dịch, hăng say lao động sản xuất.

Với tình hình biến động phức tạp của giá - cung - cầu về dầu thô và sản phẩm, BSR đã bám sát diễn biến của thị trường, đánh giá, lựa chọn và tối ưu công suất, chế độ vận hành và cơ cấu sản phẩm nhằm tăng cường sản xuất các sản phẩm có hiệu quả cao nhất, giảm thiểu đến mức thấp nhất sự tác động của thị trường.

BSR thường xuyên điều chỉnh tối ưu công suất các phân xưởng công nghệ để sản xuất tối đa sản xuất sản phẩm xăng Mogas 95, sản xuất tối thiểu sản phẩm JetA1, DO 0,05%S khi crack margin và nhu cầu thị trường xuống thấp, tăng sử dụng phụ gia ZSM5 để tăng sản lượng Propylene (để tăng công suất phân xưởng Polypropylne) và LPG.

Kết thúc năm 2020, BSR cơ bản đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu đề ra. BSR vận hành NMLD Dung Quất an toàn, ổn định, công suất trung bình đạt 105%, khối lượng sản xuất cả năm đạt khoảng 5,96 triệu tấn, đạt 107% kế hoạch năm 2020; doanh thu đạt 58.283 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 5.803 tỷ đồng. BSR đã tiết giảm ước tính được 1.844 tỷ đồng không bao gồm chi phí dầu thô, tương đương 19,2% so với kế hoạch được Tập đoàn giao. Riêng về lợi nhuận, BSR chưa đạt là điều đã dự báo từ trước, bởi đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

“Sức đề kháng” cho BSR vượt khủng hoảng

Với tinh thần tự tìm giải pháp khắc phục khó khăn, tăng “sức đề kháng” từ nội tại doanh nghiệp, BSR triển khai toàn diện các giải pháp, từ tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng sản xuất sản phẩm có giá trị. Các giải pháp đồng bộ thiết thực từ tài chính, công nghệ cũng đã được triển khai.

Đối với công tác dầu thô, BSR tối đa tiêu thụ dầu thô trong nước để tăng liên kết chuỗi lợi ích trong ngành; tận dụng cơ hội mua hợp đồng chuyến trong nước với phụ phí thấp; chủ động làm việc với nhà cung cấp giãn thời gian thanh toán, giảm cước vận chuyển.

Đối với công tác sản xuất, BSR linh hoạt điều chỉnh công suất nhà máy theo nhu cầu thị trường, giải phóng hàng tồn kho giá cao để có chỗ chứa cho các lô dầu giá thấp.

 

Phân xưởng RFCC - Trái tim của NMLD Dung Quất.

Trong công tác kinh doanh, BSR phối hợp với khách hàng để tối đa hóa tiêu thụ sản phẩm, thuê kho gửi hàng; bám sát thị trường, tăng cường công tác dự báo và phân tích; linh hoạt, tối ưu hóa sản phẩm để tìm cơ hội bán các sản phẩm trung gian (Treated LCO), sản phẩm mới (hạt nhựa T3050) có giá trị kinh tế cao.

Đối với công tác tài chính, BSR tăng cường công tác quản trị dòng tiền, công tác thu hồi nợ, tối ưu số dư tiền gửi không kỳ hạn, sử dụng linh hoạt giữa vay vốn lưu động và gửi tiền có kỳ hạn nhằm tận dụng lãi suất vay ưu đãi,... Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng BSR đã thanh toán đúng hạn tiền dầu thô, không để nợ quá hạn.

Năm 2020 là năm rất khó khăn nhưng cũng là năm BSR khẳng định được vị thế là doanh nghiệp tự chủ, tự cường, đội ngũ lao động lành nghề. BSR đã thực hiện thành công bảo dưỡng tổng thể lần 4 đạt các mục tiêu đã đề ra trong điều kiện dịch bệnh và thời tiết mưa bão. Sau khi bảo dưỡng tổng thể, BSR đã nâng dần công suất, đặc biệt là tối ưu sản xuất các sản phẩm mà thị trường đang có giá tốt. Nhà máy đã thử nghiệm và nâng công suất phân xưởng NHT từ 130% lên 135%, CCR từ 103% lên 110%, ISOMER từ 130% lên 150%, PP từ 112% lên 114% công suất thiết kế.

Bước sang năm 2021, BSR đã đề ra các mục tiêu phấn đấu đạt sản lượng khoảng 6,497 triệu tấn; doanh thu 70.661 tỷ đồng, nộp NSNN 7.698 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 864 tỷ đồng.

Với những giải pháp chủ động, sáng tạo mà BSR đã được áp dụng thành công trong năm 2020, cùng với những tín hiệu tích cực của thế giới và Việt Nam trong việc sử dụng vắc xin phòng dịch Covid-19, kỳ vọng đại dịch này sẽ được khống chế, nhịp sống trở lại bình thường và cơ hội phục hồi tăng trưởng hiệu quả sẽ mở ra cho BSR trong năm 2021 để hoàn thành các nhiệm vụ được giao./.

B.S

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động