RSS Feed for Điện lực Thứ bảy 10/05/2025 04:08
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Trao đổi của EVN về điều chỉnh giá điện (tháng 5/2025) và các tác động đến từng nhóm khách hàng

 - Chiều ngày 9/5/2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có buổi trao đổi thông tin liên quan công tác điều hành đảm bảo điện, làm rõ các thông tin về mức điều chỉnh và tác động của việc điều chỉnh giá điện đến từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện.
Bàn về Dự thảo Luật Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (sửa đổi) Bàn về Dự thảo Luật Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (sửa đổi)

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức khai mạc vào sáng 5/5/2025. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Dự thảo Luật Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (sửa đổi). Gợi ý, chia sẻ với Quốc hội về nội dung sửa đổi Luật lần này, chuyên gia pháp quy hạt nhân [*] có bài viết gửi riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây. Bài viết tập trung chủ yếu vào hai vấn đề đặc thù và rất cấp bách với thực tiễn triển khai dự án điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam. Thứ nhất là về cơ quan pháp quy hạt nhân. Thứ hai là về các quy định liên quan đến bảo đảm an toàn hạt nhân, an ninh hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 - Chính phủ xem xét giải pháp đề xuất của chuyên gia Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 - Chính phủ xem xét giải pháp đề xuất của chuyên gia

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 2862/VPCP-CN gửi các bộ: Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Môi trường - theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu và có ý kiến về báo cáo kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về thúc đẩy tiến độ, đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2, gửi Bộ Công Thương tổng hợp. Nội dung tổng hợp bao gồm các đề xuất (nếu có), báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trao đổi của EVN về điều chỉnh giá điện (tháng 5/2025) và các tác động đến từng nhóm khách hàng
EVN tổ chức buổi trao đổi thông tin liên quan đến công tác điều hành đảm bảo điện.

Mở đầu buổi trao đổi, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng Ban Kinh doanh EVN cho biết: Với tinh thần hạn chế thấp nhất tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân và đánh giá kỹ lưỡng, phù hợp với tình hình thực tiễn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Quyết định số 599/QĐ-EVN ngày 7/5/2025 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 10/5/2025. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Tiếp đó, ông Nguyễn Quốc Dũng cũng đã công bố Quyết định số 1279/QĐ-BCT ngày 9/5/2025 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện, trong đó ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán lẻ điện cho các đơn vị bán lẻ điện.

Việc điều chỉnh giá điện lần này dự kiến tác động chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2025 tăng khoảng 0,09%.

Về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định (tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng, hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng theo chủ trương của Chính phủ.

Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt từ ngày 10/5:

Giá cũ (đồng/kWh)

Bậc

Mức sử dụng

Giá mới (đồng/kWh)

Tiền điện tăng (đồng/tháng)

1.893

1

0-50 kWh

1.984

4.550

1.956

2

51-100 kWh

2.050

9.250

2.271

3

101-200 kWh

2.380

20.150

2.860

4

201-300 kWh

2.998

33.950

3.197

5

301-400 kWh

3.350

49.250

3.302

6

401 kWh trở lên

3.460

65.050

Trao đổi của EVN về điều chỉnh giá điện (tháng 5/2025) và các tác động đến từng nhóm khách hàng

Phát biểu tại buổi trao đổi thông tin liên quan đến công tác điều hành đảm bảo điện, Phó tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết: Việt Nam đã đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà để tăng trưởng liên tục 2 con số trong giai đoạn 2026-2031. Theo đó, việc đảm bảo cung ứng điện đặc biệt được chú trọng. Điện năng có vai trò “đầu vào của mọi đầu vào” của nền kinh tế, là nguồn lực góp phần bảo đảm đời sống dân sinh, an ninh, quốc phòng của đất nước.

Theo đó, để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.

Về cơ cấu nguồn điện năm 2025, nguồn thủy điện với giá thành thấp chỉ cung cấp được khoảng 25% sản lượng toàn hệ thống; còn lại 75% sản lượng hệ thống được cung cấp từ các nguồn điện có giá thành cao (như nhiệt điện than, khí, dầu, năng lượng tái tạo...).

Đối với sản lượng điện tăng thêm của hệ thống, về cơ bản phải huy động từ các nguồn điện có giá thành cao như: Nguồn nhiệt điện chạy dầu, nguồn nhiệt điện tua bin khí hoá lỏng (LNG) và nguồn nhiệt điện than nhập khẩu.

Bên cạnh đó trong thời gian qua, tỷ giá ngoại tệ (USD) diễn biến khó lường, tăng cao. Điều này làm ảnh hưởng đến chi phí khâu phát điện, nơi chiếm tỷ trọng khoảng 83% trong giá thành sản xuất điện.

Ông Võ Quang Lâm cũng cho biết: Tình hình thủy văn diễn biến bất thường đã gây ảnh hưởng lớn tới vận hành, cung ứng điện. EVN cũng đã làm việc với khách hàng để đẩy mạnh công tác tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải…

Đặc biệt, Tập đoàn đã nỗ lực thực hiện công tác đầu tư xây dựng để trong năm 2025 sẽ đưa vào vận hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (mở rộng), Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 để bổ sung nguồn điện cho đất nước.

Đồng thời, thực hiện các dự án lưới điện quan trọng như: Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên; dự án cấp điện bằng lưới quốc gia tới Côn Đảo… Qua đó, nâng cao khả năng liên kết lưới điện các khu vực, giải tỏa nguồn điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

“Trong bối cảnh chi phí khâu phát điện có xu hướng tăng cao những năm gần đây, EVN và các đơn vị thành viên đã quyết liệt thực hiện việc tiết giảm, tiết kiệm chi phí với yêu cầu trong năm 2025 tiết kiệm chi phí thường xuyên, sửa chữa lớn phải đạt tối thiểu 10% và phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) vận hành tối ưu hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục” - ông Võ Quang Lâm nhấn mạnh./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động