Than Hạ Long: Quản lý chặt chất lượng than thương phẩm
10:32 | 26/08/2013
>> Sớm xem xét điều chỉnh thuế xuất khẩu than về mức 10%
>> Cân đối tài chính của Vinacomin gặp nhiều khó khăn
NGUYỄN TÂM
Công ty Than Hạ Long cho biết, kế hoạch trong năm 2013, đơn vị sẽ khai thác 1,750 triệu tấn than nguyên khai, sản xuất 1,519 triệu tấn than sạch; bóc xúc 3,015 triệu m3 đất đá; tiêu thụ 1,542 triệu tấn than.
Tuy nhiên, ngay từ những tháng đầu năm, ngoài những khó khăn chung ngành Than, đơn vị đã phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và chi phí giá thành. Nguyên nhân là do diện sản xuất của Công ty ngày càng xuống sâu; công tác bảo vệ tài nguyên trong ranh giới mỏ hết sức phức tạp; than tồn kho với số lượng nhiều.
Để hoàn thành kế hoạch đã đề ra, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo thu nhập cho người lao động, Công ty đã chú trọng đẩy mạnh việc quản lý chi phí và chất lượng than. Theo đó, Công ty đã tăng cường công tác tuyên truyền tới toàn thể cán bộ công nhân viên cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp; sắp xếp lại lao động một cách phù hợp nhất. Công ty cũng chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi phí vật tư, điện năng… từ 10-20%, tăng năng suất lao động trên 10%. Việc mua sắm đầu tư, xây dựng cơ bản, môi trường... đều được thực hiện bài bản, chặt chẽ.
Tại các xí nghiệp, tiếp tục tăng cường công tác thu hồi, sửa chữa phục hồi, tái chế vật tư thiết bị để tái sử dụng, giảm chi phí đầu vào; cân đối dự trữ tồn kho hợp lý và đảm bảo phục vụ sản xuất. Để sản xuất các loại than đảm bảo chất lượng thương phẩm cao phục vụ tiêu thụ, công tác quản lý chất lượng than được đặc biệt quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Các đơn vị sản xuất cũng thường xuyên cập nhật các số liệu sản xuất, tiến độ, vị trí thi công các hạng mục theo từng ca để có phương hướng xử lý kịp thời khi có vướng mắc trong sản xuất. Công tác an toàn được Công ty luôn xem là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về an toàn lao động cho cán bộ công nhân, trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn bảo hộ lao động.
Đồng thời, Công ty cũng tăng cường kiểm tra hiện trường nhằm thực hiện tốt công tác thông gió, kiểm soát khí và khoan thăm dò phòng tránh bục nước để đảm bảo an toàn và môi trường làm việc cho người lao động. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động trong hoạt động sản xuất, giảm thiểu tối đa những tổn thất cho bản thân và cho Công ty.
Đáng chú ý, để tăng cường quản lý tài nguyên, giảm tỷ lệ tổn thất than và tiêu hao nhiên liệu, Công ty đã đặc biệt chú trọng tới việc đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ cho năng suất cao cũng như các dự án hạ tầng phục vụ sản xuất. Thời gian qua, Công ty đã thực hiện lắp đặt hệ thống tuyển than bằng công nghệ lắng lưới chuyển động, thi công lắp đặt nhà sàng 700.000 tấn/năm tại Xí nghiệp than Tân Lập; đưa vào sử dụng trạm phân phối điện 6kV và trạm máy phát dự phòng mặt bằng +150 Tây Đá Mài tại Xí nghiệp than Cẩm Thành; đưa vào sử dụng hệ thống tời chở người giếng phụ +50/-100, hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhà nồi hơi 1.000kg tại Xí nghiệp than Hà Ráng…
Theo lãnh đạo Công ty, trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, không chỉ tập trung cho sản xuất mà công tác chăm lo đời sống của người lao động cũng cần được quan tâm đúng mức. Từ đó mới khuyến khích người lao động, đặc biệt là thợ lò hăng hái, thi đua tham gia sản xuất hiệu quả cho đơn vị đặt. Vì vậy, Công ty thường xuyên sử dụng một phần quỹ phúc lợi hỗ trợ cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, giải quyết cho người lao động được nghỉ điều dưỡng, phục hồi chức năng đảm bảo chất lượng theo chế độ; tổ chức khám sức khoẻ định kỳ; các chuyên đi tham quan trong và ngoài nước… cho cán bộ công nhân viên.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Vũ khí và lối đánh Việt Nam: Một góc nhìn gần
Vì sao trong 'ồn ào' Thủ tướng Hun Sen im lặng?
"Một chuyến thăm lịch sử, một tầm nhìn chiến lược"
Nhiều người Trung Quốc vẫn ủng hộ 'kẻ thụt két quốc gia'
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị