RSS Feed for Điện tái tạo Thứ bảy 27/07/2024 07:08
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Sembcorp muốn hợp tác với PVN phát triển điện tái tạo

Sembcorp muốn hợp tác với PVN phát triển điện tái tạo

Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: Ngày 19/7, tại Hà Nội, ông Wong Kim Yin - Tổng Giám đốc Tập đoàn Sembcorp (Singapore) đã có buổi làm việc với ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tại buổi làm việc, ông Wong Kim Yin bày tỏ mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác với PVN phát triển điện tái tạo (điện gió và điện mặt trời; tận dụng trang trại năng lượng tái tạo hiện có và tối ưu hóa sản lượng).
Điện tái tạo và điện hạt nhân: Hai nguồn chiến lược của Việt Nam

Điện tái tạo và điện hạt nhân: Hai nguồn chiến lược của Việt Nam

Biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu, đã gây những tác động không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhiều vùng trên trái đất. Nhiều quốc gia đã đồng thuận về sự cần thiết chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng, nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Quá trình chuyển đổi này được thực hiện tùy thuộc điều kiện nguồn năng lượng và khả năng tài chính của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh, nhưng cũng không phải là ngoại lệ, cần có những nghiên cứu, kế hoạch tích hợp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng phù hợp, hiệu quả cho đất nước, đồng thời góp phần cùng cộng đồng quốc tế thực hiện trách nhiệm thời đại.
Phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Vì sao còn ‘mắc kẹt’?

Phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Vì sao còn ‘mắc kẹt’? 3

Có thể nói, chủ trương phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân, lộ trình phát triển đã có những khởi đầu đáng khích lệ, nhưng hiện vẫn bị "mắc kẹt". Nhân sự kiện hội thảo quốc tế "Năng lượng tái tạo Việt Nam - Từ chính sách đến thực tiễn" do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam và VTV24 (Đài Truyền hình Việt Nam) tổ chức sáng nay (27/11) tại Hà Nội, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết dưới đây để các cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, chuyên gia và bạn đọc cùng tham khảo.
Đảo Nam Du, An Sơn, Thổ Chu chuẩn bị có nguồn điện tái tạo

Đảo Nam Du, An Sơn, Thổ Chu chuẩn bị có nguồn điện tái tạo

Tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã nhất trí, ủng hộ đề xuất cấp điện cho các xã đảo: Nam Du, An Sơn, Thổ Chu bằng nguồn năng lượng tái tạo. Đồng thời, giao Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo nghiên cứu, hỗ trợ các dự án này sử dụng nguồn vốn không hoàn lại của Liên minh châu Âu.
EOR19 và một số vấn đề cần được làm sáng tỏ

EOR19 và một số vấn đề cần được làm sáng tỏ

Mặc dù các vấn đề phát triển năng lượng nói chung, điện lực nói riêng của Việt Nam còn nhiều thách thức về bài toán an ninh cung cấp, tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách của Chính phủ, về huy động các nguồn lực xã hội, nâng cao ý thức cộng đồng... Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2019 (EOR19) được cho là một nghiên cứu bài bản, công phu, được sự đóng góp của nhiều chuyên gia từ các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu năng lượng và các bên liên quan ở việt Nam. Để góp thêm góc nhìn đa chiều, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ tóm tắt những kết quả tính toán, phân tích, kiến nghị chủ yếu của EOR19, qua đó đưa ra một số nhận định như sau:
Thấy gì trong kịch bản EOR19 về nhiệt điện than Việt Nam?

Thấy gì trong kịch bản EOR19 về nhiệt điện than Việt Nam?

Sau Lễ công bố Báo cáo triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2019 (EOR19), chiều 5/11, Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức họp báo tại Hà Nội. Tại cuộc họp báo, ông Jakob Stenby Lundsager - Cố vấn dài hạn Chương trình hợp tác Đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch cho hay: Theo kịch bản của EOR19, nếu dừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than mới, tổng tiêu thụ than của Việt Nam có thể giảm 221 triệu tấn vào 2050.
Ninh Thuận kiến nghị Chính phủ 'giải tỏa công suất điện tái tạo'

Ninh Thuận kiến nghị Chính phủ 'giải tỏa công suất điện tái tạo'

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản báo cáo Chính phủ, kiến nghị được sớm phê duyệt Dự án nhà máy điện mặt trời kết hợp hạ tầng truyền tải 500kV, nhằm giải tỏa công suất các nhà máy điện gió, điện mặt trời đang phải hoạt động giảm phát trên địa bàn.
Tương lai của 1,5 tỷ người trên toàn cầu chưa có điện

Tương lai của 1,5 tỷ người trên toàn cầu chưa có điện

Xây dựng hệ thống điện quy mô nhỏ bằng cách kết hợp nguồn điện từ máy phát điện với điện tái tạo hứa hẹn là giải pháp cung cấp nguồn điện ổn định cho những khu vực khó xây dựng đường dây truyền tải điện.
Định hình cơ cấu nguồn điện tái tạo trong Quy hoạch điện VIII

Định hình cơ cấu nguồn điện tái tạo trong Quy hoạch điện VIII

Ngày 15/3/2018, tại Hà Nội, Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo "Phương pháp xác định cơ cấu nguồn năng lượng tái tạo phù hợp trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia". Đây là hoạt động trong khuôn khổ của Dự án "Chương trình năng lượng phát thải thấp" sử dụng ODA không hoàn lại của Chính phủ Hoa Kỳ (Dự án V - LEEP), để thực hiện nghiên cứu về khả năng tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống điện Việt Nam trong Quy hoạch điện VIII tới đây.
Công bố chi phí sản xuất điện tái tạo năm 2017

Công bố chi phí sản xuất điện tái tạo năm 2017

Trang BizLIVE dẫn nguồn từ báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) mang tên "Chi phí sản xuất điện tái tạo năm 2017" mới được công bố cho thấy, tất cả công nghệ năng lượng tái tạo sẽ trở nên rất cạnh tranh vào năm 2020.
Trong tương lai gần, Ninh Thuận sẽ là trung tâm điện tái tạo

Trong tương lai gần, Ninh Thuận sẽ là trung tâm điện tái tạo

Ninh Thuận là tỉnh có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời, với tổng số giờ nắng trung bình 2.843 giờ/năm, cao nhất cả nước, lượng bức xạ thực tế hàng năm là 161,6 kcal/cm2, trung bình ngày tương đương với 5,221 kWh/m2, chênh lệch về lượng bức xạ mặt trời giữa các mùa không cao. Ninh Thuận đang phấn đấu sớm trở thành trung tâm năng lượng tái tạo trong cả nước.
Làm thế nào để tăng thêm lợi nhuận cho điện tái tạo?

Làm thế nào để tăng thêm lợi nhuận cho điện tái tạo?

Nghe như đùa, nhưng nghịch lý nảy sinh khi có thêm nhiều nguồn năng lượng tái tạo, các nhà máy điện truyền thống càng nhanh hỏng. Tomas Kellner của GER giải thích lý do và giới thiệu cách General Electric (GE) giải quyết nghịch lý này.
Quy hoạch tổng thể phát triển điện tái tạo tỉnh Đắk Lắk

Quy hoạch tổng thể phát triển điện tái tạo tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk đang tiến hành lập quy hoạch tổng thể về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Điểm đáng chú ý là quy hoạch sẽ được thực hiện tại các vùng đất đai cằn cỗi, bạc màu, năng suất cây trồng thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế, thuộc các huyện: Ea H’leo, Krông Búk, Krông Năng, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông… nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên các địa bàn này.
Điện mặt trời đã rẻ hơn điện truyền thống?

Điện mặt trời đã rẻ hơn điện truyền thống?

Trong nhiều năm qua, chi phí sản xuất điện bằng nhiên liệu hóa thạch (tại các quốc gia có tiềm năng dầu - khí lớn) vẫn rẻ hơn chi phí sản xuất điện mặt trời. Nhưng thời thế có vẻ đã thay đổi và điện mặt trời đã có bước ngoặt mới. Sức sáng tạo và những yếu tố năng động của thị trường đã giúp điện mặt trời có thể cạnh tranh với các nguồn điện truyền thống khác - Theo chia sẻ của Fadi Nassif - trưởng nhóm kinh doanh thương mại của GE Power Conversion tại khu vực Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE).
Hiểu người Đức "được trả tiền" khi điện tái tạo dư thừa là sai lầm

Hiểu người Đức "được trả tiền" khi điện tái tạo dư thừa là sai lầm

Năm 2013, tờ Der Spiegel trích dẫn báo cáo của Cơ quan Năng lượng Đức cho biết, nước này đã phải trả tới 20 tỷ Euro để mua một lượng điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo có giá thị trường vào khoảng… 3 tỷ Euro. Theo đó, trong những ngày vừa qua, nhiều độc giả Việt Nam đã chia sẻ bài báo, chương trình truyền hình nói về hiện tượng "ở nước Đức, nguồn điện gió dư thừa đến mức giá điện xuống mức âm và người dân được nhà cung cấp điện trả tiền để sử dụng". Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, đó là một minh chứng cho việc nguồn điện năng từ mặt trời, gió… hoàn toàn có thể thay thế nguồn điện truyền thống (điện hạt nhân, thuỷ điện, nhiệt điện…) vốn có nhiều lo ngại về vấn đề môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là cách hiểu rất sai lầm.
1 2
Phiên bản di động