RSS Feed for chiều rộng Thứ bảy 27/04/2024 08:38
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Đề xuất mô hình và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành Than Việt Nam (Kỳ 1)

Đề xuất mô hình và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành Than Việt Nam (Kỳ 1)

Trong những thập niên gần đây, loài người đang phải đối phó với những nguy cơ to lớn, trong đó có khủng hoảng về năng lượng. Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hóa thạch, trong đó có than dùng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân loại đang đe dọa đến an ninh năng lượng thế giới và quốc gia. Sự khai thác và sử dụng than bừa bãi, thiếu quy hoạch đã gây nên lãng phí tài nguyên thiên nhiên và ô nhiêm môi trường, tác động xấu đến cuộc sống của con người. Chính vì vậy, trong những năm gân đây, các chính trị gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng đã đưa ra các quan điểm và giải pháp phát triển năng lượng bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng nói chung và các phân ngành năng lượng: than, dầu khí, điện... Qua nghiên cứu bước đầu, các tác giả muốn giới thiệu một số quan điểm phát triển bền vững ngành than cũng như mô hình và bộ chi tiêu phát triển bền vững ngành than ở Việt Nam.
Quan điểm của Ấn Độ về hợp tác khai thác dầu khí trên Biển Đông

Quan điểm của Ấn Độ về hợp tác khai thác dầu khí trên Biển Đông

Giải quyết tranh chấp Biển Đông sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có muốn làm rõ các tuyên bố của mình và sẵn sàng tham gia đàm phán với các bên khác hay không. Điều này có thể xảy ra khi các kết quả thăm dò dầu khí được hoàn tất trong khoảng 5 năm tới, cho phép Trung Quốc mở không gian cho các quốc gia khác. Ấn Độ đã giữ quan điểm đúng đắn về thăm dò dầu khí trong khu vực và sẽ kiên định lập trường của mình. Điều đó đã gửi đi một tín hiệu đến Trung Quốc rằng họ đang đối đầu với một quốc gia có thể chống lại Trung Quốc vì lợi ích năng lượng của mình. Cho tới nay, tất cả các bên tranh chấp đều đang chờ đợi xem Trung Quốc sẽ làm rõ các tuyên bố của mình ra sao.
Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác cột dài theo phương điều khiển đá vách bằng dải than lưu trong điều kiện vỉa mỏng, dốc

Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác cột dài theo phương điều khiển đá vách bằng dải than lưu trong điều kiện vỉa mỏng, dốc

Để khai thác các vỉa than mỏng đến dày trung bình, dốc có điều kiện địa chất mỏ thuận lợi, các Công ty khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh đã áp dụng một số sơ đồ công nghệ khai thác sau: sơ đồ công nghệ khai thác lò dọc vỉa phân tầng kết hợp sử dụng máy khoan đường kính lớn (được áp dụng tại mỏ Đồng Vông); sơ đồ công nghệ khai thác chia cột theo hướng dốc áp dụng cơ giới hóa bằng máy bào than kết hợp với dàn chống tự hành 2ANSH (được áp dụng tại mỏ Mạo Khê và Hồng Thái); lò chợ chia bậc chân khay chống cột thủy lực đơn - xà khớp hoặc chống gỗ (được áp dụng tại mỏ Hồng Thái). Kết quả áp dụng đã đạt được một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt và đảm bảo an toàn lao động.
Các bãi thải đất đá của Vinacomin có hệ số an toàn cao, bảo vệ môi trường

Các bãi thải đất đá của Vinacomin có hệ số an toàn cao, bảo vệ môi trường

Có thể khẳng định kỹ thuật đổ thải và triển khai công tác bảo vệ bờ thải tại các mỏ lộ thiên của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) luôn có hệ số an toàn cao. Ngoài việc thiết kế bãi đổ thải đất đá bài bản, công tác trồng cây phủ xanh các bãi thải khi đã kết thúc đổ thải của Vinacomin được quan tâm thường xuyên. Giá trị san tầng, xây đập, làm rãnh thoát nước, trồng cây xanh… tại các khu vực này mỗi năm lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than trong điều kiện Việt Nam

Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than trong điều kiện Việt Nam 2

Hoạt động khai thác than ở Việt Nam đã có lịch sử hơn 160 năm nhưng bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh mới thực sự được quan tâm và thực hiện từ năm 1995 cùng với hiệu lực thi hành của Luật Môi trường. Hầu hết các bãi thải mỏ than đều có dạng bãi thải cao, đổ thải từ trên đỉnh. Chiều cao một số bãi thải đạt tới 250 - 300m, không được cắt phân tầng, có góc dốc sườn bãi thải từ 30 - 40o. Đất đá thải có độ liên kết yếu và có cấu trúc bở rời là đặc điểm chính của bãi thải mỏ than. Do các đặc điểm trên nên hầu hết các bãi thải không có lớp phủ thực vật, là nguồn sinh bụi và sạt lở. Cải tạo, phục hồi bãi thải mỏ than trong điều kiện Việt Nam không đơn giản. Nangluongvietnam.vn xin giới thiệu bài viết của Ths. Trần Miên - Trưởng ban Môi trường (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin) giới thiệu những đặc điểm, một số kết quả đã đạt được trong việc phục hồi các bãi thải mỏ than trong giai đoạn 2005 - 2010.
Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Phiên bản di động