RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Trung Đông | Trang 2 Thứ bảy 18/05/2024 12:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
iran se khoi cong hai nha may dien hat nhan trong nam nay

Iran sẽ khởi công hai nhà máy điện hạt nhân trong năm nay

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Iran sẽ bắt đầu xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân mới tại tỉnh Bushehr, miền Nam nước này trong năm nay theo lịch Ba Tư (kết thúc vào ngày 20/3/2015).
pv gas mua khi hoa long tu trung dong

PV GAS mua khí hóa lỏng từ Trung Đông

Vừa qua, tại Trung Đông, đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng mua khí hóa lỏng (LPG) giữa Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) và Công ty Kuwait Petroleum Corporation (KPC).
an ninh nang luong mot so khu vuc tren the gioi trong chien luoc toan cau

An ninh năng lượng một số khu vực trên thế giới trong chiến lược toàn cầu

Bài viết tập trung phân tích sự thay đổi cấu trúc của thị trường năng lượng thế giới và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó; Vai trò năng lượng của một số khu vực trên thế giới như: Trung Đông, Trung Á, châu Phi, Đông Âu, Đông Á (trong đó có Việt Nam)… Cuối cùng là sự cạnh tranh chiến lược của các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Mỹ, EU… để tiếp cận nguồn tài nguyên của các khu vực nêu trên và tác động đến Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
iran tiep nhan quyen quan ly nha may dien hat nhan bushehr

Iran tiếp nhận quyền quản lý Nhà máy điện hạt nhân Bushehr

Ngày 23/9, Iran đã tiếp nhận quyền quản lý Nhà máy điện hạt nhân Bushehr từ Nga. Tuy nhiên, theo kế hoạch, trong hai năm đầu tiên, Nhà máy điện hạt nhân Bushehr sẽ được phía Nga bảo hành và vận hành dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật của đội ngũ chuyên gia Nga. Đây là Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong lịch sử Iran và toàn vùng Trung Đông không nằm trong phạm vi trừng phạt quốc tế.
mat trai chien luoc trong chinh sach ngoai giao ong dau trung quoc

Mặt trái chiến lược trong chính sách ngoại giao 'ống dầu' Trung Quốc

Bài phân tích dưới đây của Emmanuel Karagianni - Đại học Macedonia sẽ rà soát những thuận lợi và khó khăn của chiến lược ống dẫn dầu Trung Quốc. Bắt đầu là mô tả vắn tắt ngành công nghiệp dầu mỏ và khí gas của Trung Quốc. Sau đó xem xét nền ngoại giao ống dẫn dầu của Trung Quốc tại khu vực Trung và Đông Nam Á. Luận điểm chính ở đây là trong khi ống dẫn dầu có thể là phương tiện hiệu quả nhất để vận chuyển một lượng lớn hydrocarbons qua một khoảng cách rất xa, chúng lại cực kỳ dễ bị tổn thương bởi các cuộc tấn công khủng bố. Do đó, điều quan trọng là phải đánh giá nguy cơ an ninh có khả năng xuất phát từ những xung đột cường độ thấp với các nhóm khủng bố và ly khai quanh khu vực các đường ống dẫn dầu. Vấn đề này tồn tại ở cả trong và bên ngoài biên giới Trung Quốc.
chinh sach ngoai giao ong dan dau trung quoc va mat trai chien luoc

Chính sách ngoại giao 'ống dẫn dầu' Trung Quốc và mặt trái chiến lược

Bài phân tích dưới đây của Emmanuel Karagianni - Đại học Macedonia sẽ ra soát những thuận lợi và khó khăn của chiến lược ống dẫn dầu Trung Quốc. Bắt đầu là mô tả vắn tắt ngành công nghiệp dầu mỏ và khí gas của Trung Quốc. Sau đó xem xét nền ngoại giao ống dẫn dầu của Trung Quốc tại khu vực Trung và Đông Nam Á. Luận điểm chính ở đây là trong khi ống dẫn dầu có thể là phương tiện hiệu quả nhất để vận chuyển một lượng lớn hydrocarbons qua một khoảng cách rất xa, chúng lại cực kỳ dễ bị tổn thương bởi các cuộc tấn công khủng bố. Do đó, điều quan trọng là phải đánh giá nguy cơ an ninh có khả năng xuất phát từ những xung đột cường độ thấp với các nhóm khủng bố và ly khai quanh khu vực các đường ống dẫn dầu. Vấn đề này tồn tại ở cả trong và bên ngoài biên giới Trung Quốc.
san pham mang thuong hieu lilama vuon tam quoc te

Sản phẩm mang thương hiệu Lilama vươn tầm quốc tế

Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - Lilama cho biết, những ngày đầu năm 2013, Công ty cổ phần Lilama 45.1 (đơn vị thành viên của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) đã bắt tay vào thực hiện chế tạo 500 tấn thiết bị vỏ lò hơi nhà máy nhiệt điện xuất khẩu sang Trung Đông. Đến thời điểm này, Lilama 45.1 đang tiến hành tổ hợp và bàn giao sản phẩm để xuất đi trung Đông.
du bao thi truong dau mo the gioi trong nam 2013

Dự báo thị trường dầu mỏ thế giới trong năm 2013

Năm 2012, thị trường dầu mỏ thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực từ những diễn biến trái chiều của nền kinh tế thế giới, cũng như tình trạng đối đầu căng thẳng giữa Iran với Mỹ và EU. Giá dầu thô thế giới đã giảm hơn 10% so với thời điểm đầu năm 2012, do cuộc khủng hoảng nợ công tại Liên minh châu Âu (EU), đồng Euro bị giảm giá trị, nền kinh tế Trung Quốc lại đang trên đà suy giảm. NangluongVietnam xin giới thiệu bài nhận định của ông Daniel J. Graeber, chuyên gia phân tích chính trị và năng lượng tại tiểu bang Michigan, Mỹ về thị trường dầu mỏ thế giới trong năm 2013. (Trong phân tích của mình, tác giả đã sử dụng một khối lượng lớn thông tin thu thập được từ những bản báo cáo của Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
den nam 2030 thi truong nang luong the gioi se co nhung thay doi lon

Đến năm 2030: Thị trường năng lượng thế giới sẽ có những thay đổi lớn

Theo phân tích của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Nước Nga vốn lệ thuộc xuất khẩu năng lượng để thúc đẩy kinh tế, nhưng những thay đổi trên thị trường năng lượng thế giới sẽ ngày càng gây khó cho Nga. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng lên khoảng 60% vào 2035. Ấn Độ hiện là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ năm thế giới, và nhu cầu sẽ tăng gấp đôi trong cùng kỳ. Nếu Nhật Bản tiếp tục hạn chế năng lượng hạt nhân, quốc gia này sẽ phải lệ thuộc nguồn năng lượng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu. Hiện nay, thế giới vẫn đi sau Mỹ về khả năng trích xuất, cơ sở hạ tầng vận chuyển dầu khí... Úc nổi tiếng với nguồn methane trong vỉa than, vừa rẻ vừa dễ trích xuất, có khả năng cạnh tranh hơn nguồn khí đốt đá phiến của Mỹ... Do vậy, bản đồ năng lượng thế giới đến năm 2030 sẽ có những thay đổi lớn  
chinh sach nang luong cua bac kinh la thach thuc chinh tri toan cau

Chính sách năng lượng của Bắc Kinh là thách thức chính trị toàn cầu

Chuyến hành trình của Trung Quốc trong 25 năm để đi từ vùng ngoại vi tới vùng trung tâm của nền kinh tế thế giới quả thực là một hiện tượng đáng bàn. Nó khiến cho cả Anh và Mỹ phải mất thêm nhiều thời gian nữa mới đạt được thị phần về sản lượng hàng hoá và thương mại mà Trung Quốc đang có hiện nay. Kèm theo đó là sự thèm khát năng lượng và các nguồn lực của Trung Quốc với tư cách là nước tiêu thụ số 1 thế giới về than, thép, đồng đỏ và đứng thứ 2 về tiêu thụ dầu mỏ và điện, chỉ xếp sau Hoa Kỳ, đã góp phần nâng giá trên các thị trường hàng hoá và dầu lửa toàn cầu…
the gioi dau la diem nong xung dot nang luong

Thế giới, đâu là 'điểm nóng' xung đột năng lượng?

Trong thế giới 'dầu sôi lửa bỏng' hiện nay, một biến động tình cờ ở một địa điểm giàu năng lượng nào đó cũng đủ làm cả khu vực lên cơn sốt, gây đau thương tang tóc, giá dầu tăng vọt, và kinh tế toàn cầu lâm nguy. Thực vậy, với cầu năng lượng ngày một lên cao, cung năng lượng ngày một cạn kiệt, trong thực tế, nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên địa - năng lượng. Trong đó, những tranh chấp các tài nguyên khan hiếm đang che mờ mọi sinh hoạt khác trên thế giới.
israel xay nha may dien tu rac lon nhat trung dong

Israel xây nhà máy điện từ rác lớn nhất Trung Đông

Israel đang tiến hành xây dựng một nhà máy sản xuất điện từ rác thải có công suất xử lý gấp đôi lượng chất thải mà thủ đô Tel Aviv thải ra mỗi ngày. Theo Bộ Môi trường Israel, khi đi vào hoạt động (năm 2016), đây sẽ là nhà máy điện chạy bằng rác thải lớn nhất khu vực Trung Đông và là một trong những nhà máy lớn nhất thế giới.
trung quoc khat khao hoa binh cho trung dong ky 3

Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (Kỳ 3)

Ở các kỳ trước, tác giả Lorenzo Nannetti, một học giả uy tín chuyên nghiên cứu về các vấn đề Trung Đông và an ninh năng lượng, ông hiện đang là chuyên gia phân tích hàng đầu của Công ty Đa quốc gia Dầu khí Ý và Trang mạng toàn cầu chuyên dịch vụ tư vấn Wikistrat.com đã cho độc giả biết lý do mà Trung Quốc lại muốn hòa bình cho Trung Đông - đây là nơi mà Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn dầu mỏ (trên 6 triệu thùng dầu/ngày)… Kỳ 3, Lorenzo Nannetti sẽ giới thiệu những chính sách ngoại giao của chính quyền Bắc Kinh tại khu vực này.
trung quoc khat khao hoa binh cho trung dong ky 2

Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (Kỳ 2)

Trung Quốc thường được ví là một “siêu cường”, là “người khổng lồ”, nhưng bi kịch thay, người khổng lồ Trung Quốc lại đang có một nền an ninh năng lượng hết sức yếu ớt... Theo số liệu của OPEC, Trung Quốc đang chủ yếu nhập khẩu dầu thô từ các nước Trung Đông, vậy đó có phải là lý do để Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? NangluongVietnam xin giới thiệu tới bạn đọc kỳ 2 của bài viết Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (bài viết của ông Lorenzo Nannetti, một học giả uy tín chuyên nghiên cứu về các vấn đề Trung Đông và an ninh năng lượng, ông hiện đang là chuyên gia phân tích hàng đầu của Công ty Đa quốc gia Dầu khí Ý và Trang mạng toàn cầu chuyên dịch vụ tư vấn Wikistrat.com).
trung quoc khat khao hoa binh cho trung dong ky 1

Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông? (Kỳ 1)

“Trung Quốc khát khao hòa bình cho Trung Đông”, đây có thể là một nhận định gây shock với những người vốn quen với hình ảnh “siêu cường Trung Quốc hiếu chiến” hay “một Trung Quốc đang muốn vươn ra làm bá chủ toàn cầu”. Tuy nhiên, những động thái ngoại giao gần đây của Trung Quốc nhằm giải quyết tình hình căng thẳng tại Iran và Syria đã chứng minh nhận định trên là hoàn toàn đúng. Liệu Trung Quốc có thực sự muốn Trung Đông hòa bình, hay quốc gia này lại đang “nung nấu một mưu đồ” nào khác? Nhằm giúp độc giả có một cái nhìn sâu sắc về vai trò của Trung Quốc trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông và những “mưu đồ” của chính quyền Bắc Kinh tại điểm nóng này, NangluongVietnam xin giới thiệu bài viết của ông Lorenzo Nannetti, một học giả uy tín chuyên nghiên cứu về các vấn đề Trung Đông và an ninh năng lượng, ông hiện đang là chuyên gia phân tích hàng đầu của Công ty Đa quốc gia Dầu khí Ý và Trang mạng toàn cầu chuyên dịch vụ tư vấn Wikistrat.com.
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động