RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Phát triển điện hạt nhân | Trang 2 Thứ bảy 18/05/2024 15:38
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
dia diem xay dung nha may dien hat nhan mot qua trinh lau dai va ton kem ky 1

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 1]

Hiện tại, theo kiến nghị của tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương điều chỉnh chuyển đổi mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Vấn đề đặt ra là: Để xác định được 2 địa điểm này, chúng ta đã phải trải qua một quá trình lâu dài tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá; thực hiện một khối lượng lớn công việc một cách khoa học, công phu và tốn kém... Vậy, có nên nóng vội chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng 2 địa điểm đã chọn nêu trên hay giữ lại cho chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam trong tương lai? Để có thêm thông tin cho quyết định cuối cùng, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin trân trọng giới thiệu với độc giả loạt bài viết tóm tắt về quá trình tìm kiếm, lựa chọn và đánh giá địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Chuyên đề bao gồm 4 kỳ: [1] Tìm kiếm địa điểm tiềm năng, sàng lọc và xác định các địa điểm thí sinh; [2] So sánh, xếp thứ tự ưu tiên 3 địa điểm thí sinh có trọng số cao nhất; [3] Đánh giá 2 địa điểm đã lựa chọn; [4] Kết luận và kiến nghị.
dien hat nhan trong chien luoc phat trien nang luong quoc gia

Điện hạt nhân trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Điện hạt nhân - như chúng ta đã thấy, có nhiều ý kiến lo lắng, hoặc phản đối. Chúng tôi cho rằng: Nếu chỉ thuần túy phê phán, hoặc ủng hộ thì không khó, nhưng phân tích khách quan và xác định đúng nguyên nhân bản chất sự việc thì không dễ. Hơn nữa, việc tham gia trực diện vào một tình huống cụ thể, đưa ra các biện pháp khả thi cho tiến trình giải quyết sự việc thì mới là điều khó hơn và có ý nghĩa nhất... Trước nguy cơ thiếu điện của Việt Nam và áp lực về biến đổi khí hậu, với trách nhiệm của cơ quan báo chí chuyên ngành, Tạp chí Năng lượng Việt Nam thực hiện chuyên đề phản biện khoa học để tham khảo ý kiến bạn đọc, chuyên gia, nhà quản lý... Qua đó đóng góp ý kiến cho Quy hoạch điện VIII, cũng như kiến nghị chính sách phát triển điện hạt nhân Việt Nam trong tương lai tới. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc, các chuyên gia, nhà quản lý ở trong nước và quốc tế. 
vi sao chau phi phai phat trien dien hat nhan

Vì sao châu Phi phải phát triển điện hạt nhân?

Theo trang mạng Theconversation.com, châu Phi hiện sử dụng ít điện hạt nhân nhất so với bất kỳ châu lục nào trên thế giới (trừ Australia vốn cấm sử dụng năng lượng hạt nhân). Còn tất cả các nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đều sử dụng năng lượng hạt nhân như một phần của nguồn cung cấp năng lượng hỗn hợp.
trao doi voi giao su nguyen ngoc tran ve doi moi nang luong viet nam

Trao đổi với Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân về "đổi mới" năng lượng Việt Nam

Theo các chuyên gia của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, khi chúng ta đã hoãn phát triển điện hạt nhân, nếu không phát triển mạnh các nhà máy nhiệt điện than thì điện mặt trời và điện gió chỉ góp thêm nỗi khổ cho người dùng điện (phải chi nhiều tiền để mua điện hơn)... Bài viết dưới đây xin trao đổi về những nội dung trong các bài viết "Nhiệt điện than Duyên Hải và Nhiệt điện Vĩnh Tân, từ vi mô đến vĩ mô" (24 tr.); "Cần một tổng sơ đồ năng lượng quốc gia đổi mới" (3 tr.) và "Đổi mới tổng sơ đồ năng lượng quốc gia" (4 tr.) của GS, TS. Nguyễn Ngọc Trân (đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI).
nha may dien hat nhan noi cua nga da toi cuc bac

Nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga đã tới Cực Bắc

Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới Akademik Lomonosov - niềm tự hào của nền công nghiệp năng lượng hạt nhân Nga đã di chuyển tới Cực Bắc (của Liên bang Nga) với mục tiêu cung cấp điện năng và nước ngọt cho thành phố Pevek, Nga.
dien hat nhan o trung quoc va nhung quan ngai cua viet nam

Điện hạt nhân ở Trung Quốc và những quan ngại của Việt Nam

Gần đây, dư luận quan tâm đến các dự án điện hạt nhân của Trung Quốc ở Phòng Thành và Hải Nam giáp biên giới Việt Nam. Để bạn đọc yên tâm và có cái nhìn tổng quan hơn, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin cung cấp thêm các thông tin tham khảo trong bài viết dưới đây.
nang luong moi truong trien vong va thach thuc den nam 2050 1

Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [1]

Tháng 10 năm 2017, Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản (The Institute of Energy Economics, Japan - IEEJ) đã phát hành Báo cáo "IEEJ Outlook 2018" (tạm dịch "Tầm nhìn 2018 của IEEJ" với chủ đề "Năng lượng, Môi trường và Kinh tế - Triển vọng và thách thức đến năm 2050". Báo cáo giả định rằng, các chính sách về năng lượng, môi trường, kinh tế diễn ra theo các xu hướng trong quá khứ và căn cứ vào 3 nhân tố chính là dân số, kinh tế, giá cả năng lượng trên thị trường quốc tế. Đồng thời đưa ra cách thức giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó cung cầu năng lượng được dự báo theo "Kịch bản công nghệ tiên tiến" với giả định tăng cường thực hiện bảo tồn năng lượng và phát triển công nghệ các-bon thấp bằng 3 nhóm giải pháp chính là "nâng cao hiệu suất năng lượng", "tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo" và "phát triển điện hạt nhân".
de nhiet dien than giam thieu tac dong tieu cuc

Để nhiệt điện than giảm thiểu tác động tiêu cực

Tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nguồn nhiệt điện than ở Việt Nam đã và đang chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh cung cấp điện cho phát triển kinh tế, xã hội. Ưu thế cơ bản của nhiệt điện đốt than là nguồn cung và giá than ổn định, rẻ hơn so với các nguồn nhiên liệu hoá thạch khác. Công nghệ các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) đốt than cũng đã có truyền thống phát triển lâu dài, thương mại hóa, có độ ổn định và tin cậy cao. Cùng với việc tạm dừng chương trình phát triển điện hạt nhân, trong tương lai trung hạn (15 - 20 năm nữa), công suất các nhiệt điện than vẫn sẽ chiếm trên 50% tổng công suất nguồn điện, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam.
vi sao viet nam can phat trien nhiet dien than bai 14

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 14)

Như đã đề cập trong các phản biện trước, trong loạt bài: "Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than?" vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, nhiệt điện than gây ảnh hưởng môi trường. Trong nhiều ý kiến đã được NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM đính chính, phân tích, lý giải... Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều chuyên gia, nhà quản lý thì còn một câu hỏi lớn cần giải đáp: Sau khi dừng phát triển điện hạt nhân, nếu không phát triển nhiệt điện than thì lấy nguồn nào thay thế? Và câu trả lời là sẽ rất khó để có thể tìm được nguồn năng lượng thay thế nhiệt điện than trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay.
an do kien dinh con duong phat trien dien hat nhan

Ấn Độ kiên định con đường phát triển điện hạt nhân

Ấn Độ đã lên kế hoạch nâng cao công suất phát điện hạt nhân hiện tại là 5,780MWe, lên tới 63,000MWe vào năm 2032, tương đương với 9% tổng công suất lắp đặt và kỳ vọng, công nghệ Nhật Bản sẽ giúp quốc gia này phát triển các lò phản ứng nước nhẹ (LWRs)...
vi sao nang luong tai tao khong the thay the dien hat nhan

Vì sao năng lượng tái tạo không thể thay thế điện hạt nhân?

Điện hạt nhân là nguồn cung cấp năng lượng sạch với độ ổn định và tin cậy cao, các loại nguồn khác khó có thể thay thế. Phát triển điện hạt nhân góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
he thuc nghiem thuy nhiet trong dien hat nhan

Hệ thực nghiệm thủy nhiệt trong điện hạt nhân

Việc lựa chọn chiến lược phát triển điện hạt nhân, tiến tới làm chủ công nghệ điện hạt nhân yêu cầu không những đào tạo nguồn nhân lực nắm vững các kiến thức chuyên môn, lý thuyết, thực hành mang tính đa ngành như công nghệ điện hạt nhân, mà còn đỏi hỏi năng lực nghiên cứu và phát triển các vấn đề về công nghệ, trong đó thực nghiệm thủy nhiệt hạt nhân là phần công nghệ cốt lõi về an toàn điện hạt nhân.
viet nga nhat tri tiep tuc xay nha may dien hat nhan

Việt - Nga nhất trí tiếp tục xây nhà máy điện hạt nhân

Nga và Việt Nam đã nhất trí tiếp tục hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam - Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov cho biết tại khóa họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - LB Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học, được tổ chức tại Saint-Petersburg, ngày 21/9.
rosatom va ghana hop tac phat trien dien hat nhan

ROSATOM và Ghana hợp tác phát triển điện hạt nhân

Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) và đại diện các bên liên quan từ phía Cộng hòa Ghana đã có buổi họp đầu tiên do Ủy ban Điều phối chung của hai nước chủ trì, tiến hành theo Nghị định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử với mục đích hòa bình được ký kết vào ngày 2 tháng 6 năm 2015.
rosatom va bolivia hop tac phat trien dien hat nhan

ROSATOM và Bolivia hợp tác phát triển điện hạt nhân

Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM), Bộ Hydrocarbon và Năng lượng Bolivia đã ký kết biên bản ghi nhớ về giáo dục - đào tạo trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và biên bản ghi nhớ hợp tác về sự chấp thuận của công chúng trong sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động