Sáu tháng đầu năm 2023, TKV cung cấp gần 22 triệu tấn than cho sản xuất điện
06:56 | 11/07/2023
Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ cuối]: Một số gợi ý cho Việt Nam Giả sử rằng: Việt Nam sẽ thực hiện được các cam kết tại COP26 và loại bỏ nhiệt điện than vào năm 2050, thì vai trò của than vẫn rất quan trọng trong 27 năm tới cho dù nhu cầu về than sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định với giá thành hợp lý là một vấn đề không thể xem nhẹ trong những năm tới. Ngoài ra, khi nhu cầu sử dụng than tại Việt Nam giảm dần trong gần 3 thập kỷ tới, vấn đề hỗ trợ, chuyển đổi việc làm cho trên 100.000 người lao động ngành than cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện phù hợp cho từng giai đoạn. (TS. Phùng Quốc Huy - Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam). |
Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 2]: Các xu hướng sử dụng than trong tương lai Hầu hết các nền kinh tế APEC gần đây đã cam kết phát thải ròng bằng “0”, hoặc trung hòa carbon vào khoảng giữa thế kỷ này. Sau đây là sáu xu hướng tiềm năng sử dụng than trong tương lai được xem xét, bao gồm: (1) cải thiện hiệu suất nhiệt, (2) phát điện đồng đốt, (3) khí hóa than, (4) sản xuất các sản phẩm từ than, (5) sản xuất hydro, và (6) nhiệt điện có trang bị công nghệ CCS. |
Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 1]: Hiện trạng và dự báo cung, cầu than Mặc dù điện từ năng lượng tái tạo đã phát triển nhanh trong những năm gần đây, nhưng nhiệt điện than vẫn là nguồn cung cấp điện ổn định với chi phí phù hợp, đáp ứng nhu cầu của các phụ tải nền. Ngoài ra, than vẫn là loại năng lượng cơ bản và thiết yếu trong sản xuất thép. Cuộc khủng hoảng than đá ở Trung Quốc năm 2021 cho thấy: Các nguồn năng lượng thay thế cần phải được hoạt động tin cậy. Đề cập đến hiện trạng, dự báo cung, cầu về than trong khu vực APEC để từ đó khẳng định vai trò của than trong giai đoạn chuyển dịch năng lượng, TS. Phùng Quốc Huy - Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương có chuyên đề viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam. Trân trọng gửi tới bạn đọc. |
Cập nhật số liệu sản xuất của TKV cho biết: Sáu tháng đầu năm 2023, TKV đã sản xuất 20 triệu tấn than nguyên khai, than sạch thương phẩm 25 triệu tấn, bốc xúc đất đá 64 triệu m3, than tiêu thụ 25,3 triệu tấn... Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2023, TKV đã cung cấp trên 21,16 triệu tấn than cho sản xuất điện, đạt 55% kế hoạch, tăng 16% (tương ứng tăng 3 triệu tấn so cùng kỳ năm 2022).
Về các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh chính trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 87 nghìn tỷ đồng, đạt 51,6% kế hoạch năm, bằng 107% so với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận dự kiến trên 3.000 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch năm và bằng 150% so với cùng kỳ. Nộp vào ngân sách Nhà nước 17,6 nghìn tỷ đồng, bằng 86% so với kế hoạch và bằng 146% so với cùng kỳ, tăng 8.000 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Trong các tháng tiếp theo, TKV và các đơn vị phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất chỉ tiêu kế hoạch năm 2023.
Nhiệm vụ quý 3/2023 của TKV là chủ động ứng phó với điều kiện thời tiết mùa mưa bão, phấn đấu sản xuất tiêu thụ các sản phẩm than, khoáng sản, hoá chất, điện thương phẩm ở mức cao nhất để đáp ứng nhu cầu theo hợp đồng đã ký kết. Với mục tiêu, 9 tháng đầu năm 2023, TKV phấn đấu một số chỉ tiêu chính đạt tối thiểu 75% kế hoạch cả năm (ngoại trừ chỉ tiêu bóc đất và chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ thuốc nổ do giấy phép khai thác dự án cải tạo mở rộng mỏ Than Cao Sơn chưa được cấp phép).
Theo đó, than nguyên khai sản xuất 10 triệu tấn, 9 tháng đạt 77% kế hoạch, nhập khẩu than 2,8 triệu tấn, 9 tháng đạt 78% kế hoạch, tiêu thụ than 12,2 triệu tấn. Trong đó, than cho hộ sản xuất điện 9,85 triệu tấn./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM