RSS Feed for Phê duyệt kế hoạch ‘cung cấp điện’ và ‘vận hành hệ thống điện quốc gia’ năm 2023 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 04:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phê duyệt kế hoạch ‘cung cấp điện’ và ‘vận hành hệ thống điện quốc gia’ năm 2023

 - Xét đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc bổ sung các nội dung kế hoạch vận hành hệ thống điện năm 2023 và theo đề nghị của Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương vừa phê duyệt “kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023”. Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin dẫn lại nội dung Quyết định dưới đây để bạn đọc tham khảo.
Đã có 108 nhà máy điện tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh Việt Nam Đã có 108 nhà máy điện tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh Việt Nam

Thông tin từ Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương cho biết: Tính đến hết tháng 12/2022, đã có 108 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh, với tổng công suất đặt là 30.837 MW, chiếm khoảng 38,8% tổng công suất toàn hệ thống điện quốc gia. Tính cạnh tranh trên thị trường bán buôn điện của Việt Nam đã từng bước được mở rộng về quy mô.

Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023:

1/ Tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2023 là 284,5 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 137,1 tỷ kWh và mùa mưa là 147,4 tỷ kWh.

2/ Thông số đầu vào cơ bản để lập kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2023 bao gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP, điện thương phẩm năm 2023 được xác định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này.

3/ Sản lượng mua bán điện thực tế của các nhà máy điện (theo họp đồng mua bán điện, phương án giá điện) sẽ được xác định theo các quy định liên quan về giá điện và thị trường điện. Các đơn vị phát điện có trách nhiệm chủ động thực hiện công tác chuẩn bị phát điện, bao gồm đảm bảo công suất sẵn sàng của các tổ máy và thu xếp nguồn nhiên liệu sơ cấp (than, khí, dầu) đủ cho phát điện hàng tháng trong năm 2023.

4/ Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, họp lý, hợp lệ của số liệu/thông số đầu vào và kết quả tính toán kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2023, đảm bảo tuân thủ đúng các cam kết tại hợp đồng/thỏa thuận thương mại mua bán điện, cung cấp nhiên liệu đã ký kết, đặc biệt là các hợp đồng/thỏa thuận thương mại với các dự án nhà máy điện được đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Đồng thời, chịu trách nhiệm toàn diện trong trường hợp xảy ra tranh chấp theo các điều khoản đã cam kết, hoặc để phát sinh các nghĩa vụ pháp lý và tài chính bất lợi cho phía Việt Nam.

Tổ chức thực hiện:

1/ Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN):

- Phát huy vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong công tác đảm bảo cung ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân với chất lượng tốt, ổn định, tin cậy và an toàn.

- Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.

- Bám sát và cập nhật liên tục diễn biến thực tế của phụ tải điện, các điều kiện vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đảm bảo vận hành và cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy cho hệ thống điện quốc gia trong năm 2023. Trường hợp có những ảnh hưởng bất thường đến việc đảm bảo an ninh cung cấp điện, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương để xem xét, chỉ đạo.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị các phương án đảm bảo cung cấp điện cho các dịp nghỉ Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2023.

- Lập phương thức vận hành và huy động hợp lý các nguồn điện (bao gồm cả nguồn năng lượng tái tạo) trong hệ thống điện quốc gia để đảm bảo cung ứng đủ điện trên cơ sở nguyên tắc minh bạch, công bằng, tối ưu chi phí toàn hệ thống, phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật của lưới điện và các quy định pháp luật.

2/ Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN):

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo ưu tiên cung cấp khí cho phát điện.

- Phối hợp chặt chẽ với chủ mỏ, chủ đầu tư các nhà máy điện khí và EVN triển khai các giải pháp trong quá trình thực hiện phương án cung cấp, ưu tiên huy động khí cho sản xuất điện đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện, bảo đảm hiệu quả tối ưu của chuỗi khí - điện và lợi ích quốc gia.

- Tăng cường công tác phối hợp hiệu quả với các đơn vị có liên quan, tổ chức thực hiện nghiêm cam kết tại hợp đồng/thỏa thuận thương mại mua, bán, cung cấp nhiên liệu đã ký kết.

3/ Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc:

- Chủ động lập kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo ưu tiên cung cấp than đầy đủ, liên tục, đảm bảo khối lượng, chất lượng, đúng chủng loại cho các nhà máy nhiệt điện than theo các điều khoản hợp đồng đã ký để đảm bảo phát điện năm 2023.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2019 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện.

- Tăng cường công tác phối hợp hiệu quả với các đơn vị có liên quan, tổ chức thực hiện nghiêm cam kết tại họp đồng/thỏa thuận thương mại mua, bán, cung cấp nhiên liệu đã ký kết.

4/ Đối với chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện:

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2019 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện.

- Chịu trách nhiệm thu xếp nguồn nhiên liệu sơ cấp để cung cấp trong suốt thời gian vận hành của nhà máy.

- Thường xuyên rà soát, tính toán nhu cầu sử dụng nhiên liệu sơ cấp cho sản xuất điện để xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm cung cấp đủ, ổn định cho hoạt động của nhà máy điện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, củng cố các thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện.

5/ Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Phối hợp với các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tại địa phương để tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 7 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025 và tổ chức, giám sát việc thực hiện tiết kiệm điện của khách hàng sử dụng điện tại địa phương.

- Tham mưu cho UBND các tỉnh để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 8 tháng 3 năm 2018.

- Giám sát Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tại địa phương trong việc thực hiện cung cấp điện, giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

6/ Đối với Vụ Dầu khí và Than:

- Đôn đốc, chỉ đạo PVN phối hợp chặt chẽ với chủ mỏ, chủ đầu tư các nhà máy điện khí và EVN nghiên cứu, đề xuất các giải pháp trong quá trình thực hiện phương án cung cấp, huy động khí cho sản xuất điện bảo đảm hiệu quả tối ưu của chuỗi khí - điện và lợi ích quốc gia.

- Chủ trì giải quyết triệt để vấn đề liên quan đến phân bổ các nguồn khí theo nguyên tắc hài hòa lợi ích của các hộ tiêu thụ, đảm bảo đủ khí cho phát điện.

- Đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị cung cấp than và các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than thực hiện nghiêm các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 29/CT- TTg ngày 2 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện.

- Chỉ đạo TKV, Tổng công ty Đông Bắc xây dựng phương án đảm bảo cung cấp than cho các nhà máy điện theo nguyên tắc ổn định, lâu dài.

7/ Đối với Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững:

- Chủ trì, phối hợp Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo, Cục Điều tiết Điện lực và Vụ Dầu khí và Than triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Công Thương được giao tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 7 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025.

- Tăng cường, đẩy mạnh và phối họp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện trên phạm vi cả nước để góp phần đảm bảo cung cấp điện trong năm 2023.

8/ Đối với Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo:

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ nghĩa vụ tuân thủ các điều khoản/cam kết của các đơn vị có liên quan trong các hợp đồng/thỏa thuận thương mại của các dự án nhà máy điện được đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

- Xử lý theo thẩm quyền và báo cáo ngay cấp có thẩm quyền các vấn đề phát sinh, tuyệt đối không để phát sinh các nghĩa vụ pháp lý và tài chính bất lợi cho phía Việt Nam.

- Theo dõi, giám sát và kịp thời giải quyết theo thẩm quyền, hoặc đề xuất phương án giải quyết vướng mắc trong thực hiện đầu tư, xây dựng các dự án nguồn điện, lưới điện, đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành ổn định các nguồn điện, lưới điện truyền tải góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia năm 2023 và các năm sau.

9/ Đối với Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực:

Cập nhật, rà soát và đôn đốc các dự án nguồn, lưới điện, đặc biệt là các dự án nguồn điện tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định này, đảm bảo vận hành đáp ứng tiến độ theo quy hoạch được duyệt, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia năm 2023 và các năm sau.

10/ Đối với Cục Điều tiết Điện lực:

- Tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị đảm bảo vận hành và cung cấp điện an toàn, ổn định và tin cậy cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là các dịp Lễ, Tết và các sự kiện văn hóa - chính trị quan trọng trong năm 2023.

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp điện của EVN, EVNNPT, các đơn vị phát điện và các Tổng công ty Điện lực trong năm 2023, đặc biệt trong các tháng mùa khô.

- Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện để góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy cho hệ thống điện quốc gia.

- Thường xuyên theo dõi cân đối cung cầu hệ thống điện quốc gia, báo cáo và đề xuất với Bộ Công Thương các giải pháp chỉ đạo, điều hành, hoặc các phương án giải quyết cần thiết khác.

Dưới đây là các thông số đầu vào phục vụ tính toán kế hoạch cung cấp điện, vận hành hệ thống điện và danh mục, tiến độ vào vận hành các nhà máy điện mới năm 2023:

Phụ lục 1: Các thông số đầu vào phục vụ tính toán kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2023:

STT

Thông số đầu vào

Giá trị

1

Dự kiến điện thương phẩm toàn quốc năm 2023

251,28 tỷ kWh

2

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023

6,5%

Phụ lục 2: Danh mục và tiến độ vào vận hành các nhà máy điện mới năm 2023 (đơn vị - MW):

STT

Nhà máy điện

Tổ máy

Công suất

Tiến độ vào vận hành

1

Nhiệt điện (NĐ) Thái Bình II

1

600

Tháng 1 /2023

2

600

Tháng 2 /2023

2

Thủy điện (TĐ) Hồi Xuân

1

34

Tháng 5/2023

2

34

Tháng 6 /2023

3

34

Tháng 7 /2023

3

NĐ Vân Phong I

1

716

Tháng 8/2023

2

716

Tháng 12/2023

4

TĐ Sông Lô 7

1

12

Tháng 4 /2023

2

12

Tháng 7/2023

3

12

Tháng 8/2023

5

TĐ Nậm Củm 4

1

28

Tháng 4/2023

2

28

Tháng 4/2023

6

Điện Rác Sóc Sơn

2

30

Tháng 12/2023

7

TĐ Nậm San 3 A

1

69

Tháng 1 /2023

8

TĐ Nậm San 3B

1

45

Tháng 1/2023

9

TĐ Nam Tai

1

21

Tháng 1/2023

10

TĐ Nam Sum 3

12

156

Tháng 12 /2023

11

TĐNam Sum 1A

10

45

Tháng 10/2023

12

TĐ Nam Kong 3

5

54

Tháng 5/2023

13

TĐ Nam Kong 2

5

66

Tháng 5/2023

14

TĐ Nam Emoun

4

129

Tháng 4/2023

15

Thủy điện nhỏ

857

Tổng cộng

4.298

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động