RSS Feed for Những thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ tại EVNCPC | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 21:25
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Những thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ tại EVNCPC

 - Nhìn lại chặng đường phát triển 43 năm qua, nhờ việc chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nhanh chóng tiếp thu những tri thức mới, đồng thời tiên phong áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh mà Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã thu được những thành quả đáng tự hào như ngày hôm nay.

Tổng công ty Điện lực miền Trung: 43 năm xây dựng và phát triển
"Không có điện lực thông minh, thì làm gì có thành phố thông minh"

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1 của Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam (ngày 18/5/1963), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng “Khoa học phải đi từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất”. Thực tiễn quá trình phát triển của thế giới qua các cuộc cách mạng công nghiệp cũng khẳng định rằng những nước phát triển là những quốc gia nắm giữ tri thức và công nghệ. Do đó, nắm bắt tri thức và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đóng vai trò quyết định cho sự phồn vinh của quốc gia nói chung và sự thịnh vượng của doanh nghiệp nói riêng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị phổ biến khoa học và kỹ thuật.

Nếu như tại thời điểm thành lập (ngày 7/10/1975), cơ sở vật chất của Công ty Điện lực miền Trung khá nghèo nàn, lạc hậu. Trong khi nguồn điện chỉ có một vài tổ máy diesel cũ kỹ, lưới điện lại manh mún nên không đáp ứng đủ điện cho nhu cầu xã hội, dẫn đến tình trạng thiếu điện triền miên. Bên cạnh đó, lực lượng lao động còn mỏng, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý vận hành hầu như chưa có gì. Đến nay, sau 43 năm xây dựng, EVNCPC đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Hệ thống điện được đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu: nguồn điện trước kia chỉ có diesel thì nay đã có thêm những nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện, điện mặt trời; khối lượng đường dây và trạm biến áp tăng đáng kể ở các cấp điện áp từ 0,4kV đến 110kV.

Đặc biệt, phải kể đến hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh như: Trung tâm dữ liệu (Data Center) với hơn 250 máy chủ, dung lượng lưu trữ lên tới 200TB; hơn 6.000 máy tính, 2.000 thiết bị mạng và các phần mềm…

Nguồn nhân lực cũng phát triển cả về chất và lượng khi có hơn 4.000 lao động (hơn 30%) trên tổng số gần 12.000 lao động có trình độ từ đại học trở lên.

Trung tâm dữ liệu.

Có thể các lớp thế hệ trẻ sẽ không nhiều người biết rằng quá trình phát triển của Tổng công ty cũng trải qua những giai đoạn thăng, trầm. Những năm đầu thành lập (từ năm 1976 đến 1985), Tổng công ty gặp muôn vàn khó khăn, vốn đầu tư ít ỏi, lưới điện vừa nhỏ về quy mô vừa thô sơ về mặt công nghệ nên ưu tiên hàng đầu của Tổng công ty là tập trung toàn lực vào đầu tư phát triển hoàn thiện lưới điện.

Với nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai, đầu tư theo chiều rộng để phát triển về quy mô và đầu tư theo chiều sâu để dần dần hiện đại hóa lưới điện. Nhờ đó, trong các giai đoạn tiếp theo, lưới điện được củng cố và mở rộng và cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tuy nhiên, giai đoạn này thì công nghệ vẫn chưa được ứng dụng nhiều.

Một số ứng dụng khoa học công nghệ.

Trong giai đoạn từ 2010 đến nay, có thể nói đây là giai đoạn phát triển nhanh và vững mạnh nhất trong chặng đường phát triển 43 năm qua. Công nghệ thông tin được ứng dụng sâu rộng trong các mặt sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tất cả các mảng đều được tin học hóa từ các phần mềm phục vụ công tác quản trị điều hành của các cấp lãnh đạo như CPC-Eoffice, chương trình quản lý nhân sự (HRMS), quản lý kỹ thuật (PMIS), quản lý khách hàng (CMIS), quản lý tài chính - vật tư (ERP), đầu tư xây dựng (MMIS), chương trình quản lý cấp phiếu công tác… đến các ứng dụng hỗ trợ cho công nhân lao động trực tiếp ngoài hiện trường như chương trình cấp điện mới bằng máy tính bảng, thu thập thông tin hiện trường, hệ thống thu thập số liệu công tơ điện tử… đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động toàn Tổng công ty.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các trung tâm điều khiển, trạm biến áp 110kV không người trực hay vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao và đặc biệt là công tác “sửa chữa điện nóng” càng cho thấy mức độ áp dụng mạnh mẽ công nghệ mới vào công tác quản lý vận hành lưới điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung.

 

 

Phát huy những thành quả đạt được, cùng với phương châm luôn luôn đổi mới, tiếp cận một cách nhanh nhất các thành quả của khoa học công nghệ để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, tin chắc rằng, Tổng công ty Điện lực miền Trung sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

TRẦN THIÊM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động