RSS Feed for Nhận diện thách thức tại Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông năm 2023 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 17:11
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhận diện thách thức tại Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông năm 2023

 - Theo dự báo phân tích nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Chi nhánh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) cho thấy: Phạm vi hoạt động của lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (E&P) trong những năm gần đây bị thu hẹp và chưa thể cải thiện trong năm 2023 do tình hình Biển Đông dự báo diễn biến phức tạp, việc gia tăng trữ lượng dầu khí gặp nhiều khó khăn trước mắt và lâu dài.
Tiềm năng dầu, khí còn lại của Việt Nam không nhiều và rất khó triển khai Tiềm năng dầu, khí còn lại của Việt Nam không nhiều và rất khó triển khai

Tiềm năng dầu khí còn lại của Việt Nam là khoảng 1,5 - 2 tỷ m3 quy dầu, nhưng 50% tiềm năng ở vùng nước sâu, xa bờ rất khó triển khai. Như vậy, việc duy trì được sản lượng dầu, thúc đẩy tăng sản lượng khí là một thách thức rất lớn của PVN trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

Thay đổi cơ bản của Luật Dầu khí và chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Thay đổi cơ bản của Luật Dầu khí và chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Như chúng ta đã biết, Luật Dầu khí (sửa đổi) đã chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (ngày 14/11/2022) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Luật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động dầu khí. Nhân dịp này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, nhận định về những thay đổi cơ bản của Luật, cũng như chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (bao gồm phát triển các dự án mỏ mới, mỏ tận thu; mở rộng các cụm mỏ hiện hữu và các đề án tìm kiếm, thăm dò dầu khí...).

Theo báo cáo của BIENDONG POC, trong năm 2022, đơn vị này đã vượt tất cả các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu được PVN và GPEPI giao. Cụ thể, sản lượng khí đạt 1,46 tỷ m3, tương đương 107% kế hoạch năm (về đích trước kế hoạch 23 ngày). Sản lượng condensate đạt 2,2 triệu thùng, tương đương 128% kế hoạch năm (về đích trước kế hoạch 72 ngày). Thực hiện 15 chuyến xuất bán condensate (10 chuyến ngoài khơi và 5 chuyến trong bờ), đạt doanh thu 528 triệu USD, bằng 152% kế hoạch năm (về đích trước kế hoạch 114 ngày).

Còn tính từ thời điểm khai thác dòng khí thương mại đầu tiên (ngày 6/9/2013) cho đến nay, BIENDONG POC đã khai thác tuyệt đối an toàn hơn 16,7 tỷ m3 khí và 26,81 triệu thùng condensate với giá trị sản xuất quy đổi tương đương 4,5 tỷ USD trên tổng chi phí 3,69 tỷ USD. Đặc biệt, BIENDONG POC đã đạt cột mốc 10 năm vận hành an toàn, không có tai nạn sự cố (10/10/2012 - 10/10/2022).

Nhận diện thách thức tại Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông năm 2023
Ông Ngô Hữu Hải - Tổng Giám đốc BIENDONG POC chỉ đạo sản xuất trên giàn Hải Thạch - Mộc Tinh. Ảnh tư liệu.

Tuy nhiên, theo nhận định, trong năm 2023, BIENDONG POC sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, bao gồm:

1/ Hệ thống thiết bị khai thác sau hơn 11 năm vận hành liên tục đã bộc lộ những hao mòn, hư hỏng, cần được rà soát, bảo dưỡng, thay thế ngày càng nhiều.

2/ Tính phức tạp của cụm mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh về mặt địa chất - công nghệ mỏ (tình trạng ngập nước, condensate banking...) gây ảnh hưởng ngày càng xấu đến tình hình khai thác trong ngắn hạn và khả năng cung cấp khí trong dài hạn.

3/ Các bên chưa đạt được sự đồng thuận trong quá trình triển khai các hoạt động thăm dò, mở rộng trong khu vực Lô 05-2 và 05-3 trên vùng biển cực Đông Nam của Việt Nam và các vấn đề tồn đọng liên quan tới hợp đồng chia sản phẩm PSC(s).

Trong khi đó, do các lô lân cận suy giảm sản lượng, nên người mua (Tổng công ty Khí Việt Nam - PVGas) đang yêu cầu Công ty cung cấp sản lượng khí trong năm 2023 ở mức tối đa.

Trước những khó khăn, thách thức này, PVN và đối tác Gazprom International B.V (GPEPI) đã đồng ý phê duyệt mục tiêu sản lượng cho năm 2023 qua kỳ họp của Ủy ban Quản lý Lô 05-2, 05-3 (MCM#15) là 1,37 tỷ m3 khí và 1,43 triệu thùng condensate. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng nhu cầu huy động khí khi cần thiết của PVGas, BIENDONG POC vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương án can thiệp giếng và sửa giếng nhằm đảm bảo khả năng khai thác lâu dài của mỏ vỉa và tối đa sản lượng condensate.

Để đáp ứng nhu cầu sản lượng của người mua, cũng như hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2023, BIENDONG POC sẽ phối hợp chặt chẽ với PVGas để cung cấp lượng khí được ấn định hàng ngày, hoàn thành tốt kế hoạch sản lượng đã được Ủy ban Điều hành và Ủy ban Quản lý Lô 05-2, 05-3 phê duyệt. Cùng với đó là tiếp tục hỗ trợ giải trình nhằm đạt được sự phê duyệt cho báo cáo sửa đổi phát triển cho Cụm mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh (revised FDP) trước ngày 31/3/2023, thực hiện báo cáo chương trình thăm dò tổng thể cho Lô 05-2 và 05-3, tiến hành chiến dịch dừng giàn kiểm tra, bảo trì TAR-2023 và các công tác bảo dưỡng sửa chữa theo kế hoạch v.v…

Mặt khác, BIENDONG POC cũng kiến nghị PVN sớm xem xét, phê duyệt báo cáo trữ lượng sửa đổi (updated RAR), thúc đẩy xem xét của Chính phủ về gói giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của Lô 05-2, 05-3; sớm phê duyệt báo cáo phát triển mỏ sửa đổi (RFDP) làm cơ sở triển khai công tác khoan đan dày, nhằm duy trì sản lượng trong các năm tới. Đặc biệt là xem xét, giao cho BIENDONG POC làm Nhà điều hành các lô dầu khí tiềm năng, lân cận để tận dụng nguồn nhân sự chất lượng cao, có kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động