Ký hợp đồng EPC và O&M dự án Nhà máy điện Sinh khối Hậu Giang
07:54 | 12/10/2022
Phát triển điện sinh khối ở Việt Nam và những thách thức đặt ra Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam thuộc Cục Đầu tư nước ngoài đã phối hợp Tập đoàn Fujita (Nhật Bản) tổ chức hội thảo Nghiên cứu khả thi của hệ thống cung cấp điện theo vùng carbon thấp ở Việt Nam, nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu và phương pháp tiếp cận sáng tạo liên quan đến sản phẩm điện sinh khối tại Việt Nam, đặc biệt là từ vỏ trấu. |
Đánh giá của GIZ về việc tăng giá điện sinh khối của Việt Nam Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức - GIZ đánh giá cao những sửa đổi và điều chỉnh của Chính phủ Việt Nam đối với điện sinh khối. Đây là nền tảng quan trọng để Chính phủ Việt Nam thu hút hơn nữa đầu tư vào lĩnh vực điện sinh khối, nhằm tiến tới đạt được mục tiêu của mà Quy hoạch điện VII điều chỉnh (Quyết định số 482/QĐ-TTg): Phát triển điện sinh khối các giai đoạn đến năm 2020, 2025 và 2030 tương ứng là 660 MW, 1.200 MW và 3.000 MW. |
Lễ ký kết là sự kiện quan trọng trong tiến trình xây dựng một dự án nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu lớn nhất được dự kiến đi vào vận hành đầu tiên tại Việt Nam. Đây cũng là dự án nhà máy điện sinh khối đầu tiên PECC2 tham gia thực hiện với vai trò tổng thầu EPC, cũng như công tác quản lý và vận hành, đánh dấu bước tiến đáng ghi nhận trong lĩnh vực kinh doanh.
Lễ ký kết. |
Dự án Nhà máy điện Sinh khối Hậu Giang có quy mô công suất 20 MW do HBE đầu tư, được xây dựng tại phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, với quy mô sử dụng đất khoảng trên 10 ha, bao gồm 2 tổ máy độc lập (2 lò hơi, 2 tua bin, 2 máy phát) và một số hạng mục phụ trợ dùng chung.
Nhà máy sử dụng công nghệ tua bin ngưng hơi truyền thống, sử dụng nhiên liệu sinh khối, có tính chất trung hòa cácbon thân thiện với môi trường (nhiên liệu chính là trấu), được vận chuyển thông qua hệ thống bến cảng nhập nhiên liệu cho phép tàu đến 300 tấn tiếp cận.
Dự án khi đi vào vận hành có thể góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng các phế phẩm nông nghiệp làm nhiên liệu đầu vào sản xuất điện năng phù hợp mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.
Về mặt kinh tế và xã hội, dự án góp phần thúc đẩy phát triển mạng lưới thu gom, vận chuyển, sơ chế nhiên liệu sinh khối; thu hút thêm vốn đầu tư phát triển năng lượng tái tạo lẫn trong nước và ngoài nước, đồng thời giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Với vai trò Tổng thầu EPC, hiện PECC2 đang tích cực cùng HBE tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã cam kết với địa phương, phát điện thương mại vào cuối năm 2024, song song nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, hiệu suất cao, tối ưu về chi phí và đảm bảo quá trình vận hành và khai thác của dự án, đáp ứng các quy định tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường.
Tổng thầu EPC cùng với quản lý và vận hành nhà máy điện là hai trong số ba dịch vụ cốt lõi mà PECC2 đẩy mạnh phát triển trong lĩnh vực kinh doanh bên cạnh mảng công việc chế tạo cơ khí. Hiện nay, PECC2 đã và đang cung cấp các giải pháp EPC tích hợp và toàn diện cho các dự án trên khắp Việt Nam, xuyên suốt các giai đoạn của vòng đời dự án, từ khi nảy sinh ý tưởng đến giai đoạn khai thác, sử dụng, bao gồm cả quá trình vận hành và bảo trì cho toàn bộ công trình.
Bên cạnh đó, công tác quản lý và vận hành nhà máy điện cũng ghi nhận là thế mạnh của Công ty trong nhiều năm trở lại đây với kinh nghiệm quản lý và vận hành 31 nhà máy điện với tổng công suất 2.400 MWp./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM