RSS Feed for Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Chủ đầu tư công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 08:42
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Chủ đầu tư công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường

 - Trên công luận đang rộ lên thông tin trái chiều về việc xây dựng nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, theo các nhà khoa học, điều đó không có gì lạ, vì khi con người tác động vào tự nhiên đều có 2 mặt được và mất. Nhiệm vụ của những người ra quyết định là phải biết lắng nghe phản biện xã hội, tôn trọng các các ý kiến đa chiều, cân nhắc thận trọng để có quyết định hợp lý nhất. Tôn trọng ý kiến đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học và bạn đọc, Tòa soạn NangluongVietnam đưa vấn đề này ra tranh luận, với mong muốn có thêm những ý kiến phản biện khách quan, đa chiều, mang tính xây dựng cao và hài hòa các lợi ích: “năng lượng - môi trường” để các tổ chức xã hội, nghề nghiệp liên quan tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

Cùng đóng góp ý kiến để dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đạt được các mục tiêu: Năng lượng - Môi trường

Ý kiến góp ý, phản biện xin gửi tới: toasoan@nangluongvietnam.vn hoặc comments ở cuối bài viết này.

Dưới đây là tổng hợp các ý kiến:

Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A

I. Tổng quan các Dự án:

1. Căn cứ pháp lý và xuất xứ của các dự án:

Bậc thang thủy điện Đồng Nai 6 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai tại Công văn số 1483/CP-CN ngày 19/11/2002 với công suất 180 MW, sản lượng điện bình quân năm 773,6 triệu kWh, chiều cao đập lớn nhất 98 m, hồ chứa có dung tích toàn bộ 683 triệu m3, diện tích ngập hồ chứa là 1.954 ha, trong đó có 732 ha diện tích đất thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên và 1.222 ha diện tích đất thuộc rừng phòng hộ của hai tỉnh Đăk Nông và Bình Phước; có 33 hộ dân (165 khẩu) phải tái định cư và 03 công trình phải di dời (01 trường học, 01 trạm y tế và 01 trạm kiểm lâm).

Từ tháng 5/2007, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, UBND các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Phước, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Tập đoàn ĐLGL) đã nghiên cứu và hợp đồng với Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1) khảo sát, lập Báo cáo đầu tư, Báo cáo đánh giá tác động môi trường (giai đoạn Báo cáo đầu tư) và tháng 8/2009 đã hợp đồng với Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4 (PECC4) lập Dự án đầu tư, hợp đồng với Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam và Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia thành phố HCM lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án này.

Trên cơ sở quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai năm 2002, với mục đích nghiên cứu khai thác được tiềm năng thủy điện đồng thời lại giảm thiểu tối đa diện tích chiếm đất, rừng và ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường, sinh thái, Báo cáo đầu tư và Dự án đầu tư đã nghiên cứu khảo sát, xem xét nhiều vị trí tuyến, kết quả đã đề xuất chia bậc thang Thủy điện Đồng Nai 6 theo quy hoạch năm 2002 thành hai bậc thang: Thủy điện Đồng Nai 6 (ĐN6), công suất 135MW và Thủy điện Đồng Nai 6A (ĐN6A), công suất 106 MW; tổng công suất hai Dự án là 241 MW; tổng sản lượng điện hằng năm là 929,16 triệu kWh (công suất tăng thêm 61 MW, sản lượng điện hàng năm tăng thêm 155,56 triệu kWh so với phương án quy hoạch năm 2002) nhưng giảm thiểu được diện tích chiếm đất và ảnh hưởng tác động đến Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tổng diện tích chiếm đất của hai dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A theo đề xuất nêu trên chỉ còn 372,23 ha, giảm 1581,77 ha, trong đó diện tích chiếm đất thuộc khu Cát Lộc Vườn Quốc gia Cát Tiên là 136,98 ha, giảm 595,02 ha, diện tích chiếm đất rừng phòng hộ là 235,25 ha, giảm 986,77 ha so với phương án trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2002. 

2.Vị trí dự án nằm ở rìa phía bắc khu Cát Lộc, Vườn Quốc Gia Cát Tiên:

Các dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A nằm ở vị trí trung lưu dòng chính sông Đồng Nai và là rìa phía Bắc của khu Cát Lộc - Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Hai Dự án này nằm kẹp giữa các bậc thang thủy điện của dòng chính sông Đồng Nai gồm các thủy điện phía thượng lưu là: Đơn Dương (Đa Nhim), Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 và Đồng Nai 5; phía hạ lưu là Đồng Nai 8 mà theo quy hoạch hiệu chỉnh do Bộ Công thương phê duyệt năm 2009 được thay thế bằng 5 bậc thang thủy điện nhỏ hơn  (Tà lài, Phú Tân 1, Phú tân 2, Thanh Sơn, Ngọc Định) và cuối cùng là thủy điện Trị An.

Các dự án này đều có nhà máy, đường giao thông, các công trình phụ trợ nằm ngoài Vườn Quốc gia Cát Tiên. Dự án thủy điện ĐN6 có vị trí đập, lòng hồ  bờ phải và nhà máy nằm ở  địa phận hai xã Hưng Bình và Đăk Sin, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông; Dự án thủy điện ĐN6A có vị trí đập, lòng hồ  bờ phải và nhà máy thuộc địa phận xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và xã Hưng Bình, huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đăk Nông; Lòng hồ bờ trái của hai Dự án này nằm ở địa phận hai xã Phước Cát 2 và  Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng thuộc phạm vi khu Cát Lộc, Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đường giao thông đến các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A được nâng cấp từ các đường liên xã hiện có nằm trên địa phận các huyện Đăk Rlấp tỉnh Đăk Nông và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước.

Hai thủy điện ĐN6 và ĐN6A cách khu vực Bàu Sấu và khu Nam Cát Tiên của Vườn Quốc gia Cát Tiên 30km qua trung tâm huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Theo đường sông, khoảng cách từ thủy điện ĐN6 và ĐN6A đến Bàu Sấu lần lượt là 60km và 50km.

Dư luận thường có sự nhầm lẫn các địa danh Đồng Nai và rừng Nam Cát Tiên. Các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A có liên quan đến tên Đồng Nai nhiều lần (như xã Đồng Nai Thượng huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đổng; xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước; rừng phòng hộ Đồng Nai thuộc Công ty Cao su Phú Riềng tỉnh Bình Phước) nhưng hoàn toàn không nằm trên địa phận tỉnh Đồng Nai. Còn khu rừng cấm Nam Cát Tiên được người dân phía Nam biết đến nhiều (là khu Nam Cát Tiên của Vườn QG Cát Tiên, nơi có Bàu Sấu) nằm  ở huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai, cách Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A (nằm ở rìa phía bắc khu Cát Lộc) lần lượt là 50km và 60 km theo đường sông và còn cách qua một khu thị tứ là thị trấn Đồng Nai, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Rừng cấm Nam Cát Tiên này khác với  rừng phòng hộ Nam Cát Tiên (có thủy điện ĐN6 và ĐN6A) thuộc huyện Đăk Rlấp tỉnh Đăk Nông  và hai khu rừng này cách nhau trên 70km.

3. Thủy điện ĐN6 và ĐN6A có hồ chứa nhỏ dạng dải hẹp theo sông, điều tiết ngày

Hệ thống bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Đồng Nai bao gồm: Hồ Đơn Dương - thủy điện Đa Nhim (vận hành năm 1964), Đại Ninh (vận hành năm 2007), Đồng Nai 2 (vận hành cuối năm 2012), Đồng Nai 3 (vận hành năm 2011), Đồng Nai 4 (vận hành năm 2012), Đồng Nai 5 (đang xây dựng, dự kiến vận hành năm 2015), Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (Dự án đầu tư), 5 bậc thủy điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thay thế cho Đồng Nai 8 (Quy hoạch), Trị An (vận hành năm 1986).

Có 2 hồ chuyển nước sang lưu vực khác là : hồ Đa Nhim và Đại Ninh; các hồ còn lại đều trả nước về dòng chính sông Đồng Nai, trong đó có 3 hồ có dung tích lớn, điều tiết năm và nhiều năm là: Đồng Nai 2 (dung tích hữu ích 239,60 triệu m3), Đồng Nai 3 (dung tích hữu ích 863,3 triệu m3), Trị An (dung tích hữu ích 2,55 tỷ m3), các hồ còn lại bao gồm cả ĐN6 (dung tích hữu ích 15,51 triệu m3) và ĐN6A (dung tích hữu ích 9,67 triệu m3 ) đều có dung tích nhỏ và chỉ là hồ điều tiết ngày.

Do đặc điểm địa hình khu vực thủy điện ĐN6 và ĐN6A khá dốc, độ dốc hai bờ từ 25o đến 50o nên các hồ chứa này nhỏ và có dạng dải hẹp dài dọc theo sông hiện hữu. Khoảng cách từ  mép sông hiện hữu (ranh giới Vườn quốc gia Cát Tiên) đến mép hồ ở mực nước dâng bình thường về phía Vườn Quốc gia Cát Tiên bình quân khoảng 53m, lớn nhất ở vị trí đập (ĐN6 là 112m và ĐN6A là 176m) và nhỏ dần đến phạm vi lòng sông cũ về phía thượng lưu. Khu vực ngập thêm của hồ chứa cũng là khu vực thường bị ngập tự nhiên về mùa lũ.

Các nhà máy thủy điện đặt ngay sau đập (tương tự thủy điện Trị An), nước qua tua bin phát điện trả lại ngay dòng sông nên không gây ra “đoạn sông chết”.

4. Các hạng mục công trình chính và phục vụ thi công đều nằm ngoài phạm vi Vườn Quốc gia Cát Tiên:

Các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A có nhà máy, đường dây điện đấu nối lưới điện Quốc gia, đường giao thông phục vụ thi công, vận hành, mỏ vật liệu, khu phụ trợ, lán trại thi công đều bố trí ở phía bờ phải ngoài phạm vi Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Tổng diện tích sử dụng đất của hai Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A là 372,23 ha. Trong đó :

- Diện tích sử dụng đất lâu dài (lòng hồ và công trình): 323,53 ha

- Diện tích sử dụng đất tạm thời (công trình tạm): 48,70 ha

(Diện tích sử dụng đất tạm thời chỉ được sử dụng trong thời gian thi công và sẽ được san trả, trồng lại rừng sau khi hoàn thành xây dựng công trình).

Theo phạm vi quản lý rừng, diện tích sử dụng đất hai dự án này như sau:

-  Khu Cát Lộc -Vườn Quốc gia Cát Tiên là 136,98 ha. Trong đó:

+ Diện tích sử dụng đất lâu dài: 128,37 ha

+ Diện tích sử dụng đất tạm thời: 8,61 ha

- Rừng phòng hộ Nam Cát Tiên, rừng phòng hộ Đồng Nai và Lộc Bắc là 235,25 ha. Trong đó:

+ Diện tích chiếm đất lâu dài: 195,16 ha

+ Diện tích chiếm đất tạm thời: 40,09 ha

5. So sánh các dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A với các thủy điện khác

So sánh với các thủy điện tương đương khác được liệt kê trong bảng dưới đây:

Stt

Dự án

CS (MW)

Điện lượng (triệu kWh)

Dung tích toàn bộ hồ chứa (triệu m3)

Diện tích mặt hồ (km2)

Tỷ lệ diện tích mặt hồ/công suất (ha/MW)

Số hộ/số người phải tái định cư

Diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng (ha)

1

Tuyên Quang

342

1329.00

2246

81.49

23.83

4230 / 20633

1557

2

Trung Sơn

260

1029.50

349

13.13

5.05

507 / 2520

311

3

Bản Vẽ

320

1084.20

1835

45.85

14.33

589 / 2945

4703

4

Quảng Trị

64

214.00

163

8.61

13.45

347 / 1972

162

5

A Vương

210

1178.00

344

9.09

4.33

380 / 1475

262

6

Sông Ba Hạ

220

825.00

350

54.66

24.85

462 / 2302

4310

7

Pleikrong

100

417.20

1048

53.28

53.28

1276 / 5851

2340

8

Ialy

720

3650.00

1037

64.50

8.96

1658 / 8475

645

9

Đại Ninh

300

1178.00

330

18.87

6.29

293 / 1562

2339

10

Đồng Nai 2

78

339.60

543

12.32

15.79

 

 

11

Đồng Nai 3

180

594.90

1424

56.00

31.11

 

 

12

Đồng Nai 4

340

1109.50

337

8.50

2.50

 

 

13

Đồng Nai 5

150

604.43

106

4.18

2.79

 

 

14

(Đồng Nai 6

135

519.83

64

3.30

2.44

0 / 0

0

15

Đồng Nai 6A

106

409.33

31

2.31

2.18

0 / 0

0

16

Hàm Thuận - Đa My

475

1555.00

695

34.40

7.24

 

 

17

Thác Mơ

150

610.00

1360

109.00

72.67

  479 / 2395

1320

18

Trị An

400

1760.00

2765

323.40

80.85

3260 / 17823

5635

 

Trung bình

252.78

1022.64

 

 

20.66ha /MW

4.37hộ/22người/ MW

7.64ha/ MW

- Trong số các thủy điện trong bảng so sánh nêu trên, thủy điện ĐN6 và ĐN6A có dung tích hồ chứa và diện tích mặt hồ nhỏ nhất. Trung bình tỷ lệ diện tích mặt hồ trên 1 MW công suất của các thủy điện trong bảng trên là là 20,66 ha/MW, cao nhất là Trị An 80,85 ha/MW, Thác Mơ là 72,67 ha/MW, Pleikrong là 53,28 ha/MW, Đồng Nai 3 là 31,11 ha/MW, thủy điện ĐN6 và ĐN6A có tỷ lệ này là thấp nhất tương ứng chỉ là 2,18 ha/MW và 2,44 ha/MW (bao gồm cả diện tich lòng sông hiện hữu), nhỏ hơn gần 10 lần tỷ lệ trung bình và nhỏ hơn 37 lần so với Trị An. Dung tích hồ chứa các thủy điện ĐN6 và ĐN6A là 64 triệu m3 và 31 triệu m3 cũng rất nhỏ so với các thủy điện khác trên sông Đồng Nai như Đồng Nai 2 là 534 triệu m3, Đồng Nai 3 là 1,424 tỷ m3, Đồng Nai 4 là 337 triệu m3 , Đồng Nai 5 là 106 triệu m3 và  Trị An là 2,765 tỷ m3. So sánh này  này cho thấy phương án thiết kế của các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A đã chọn có quy mô hồ chứa và diện tích sử dụng đất là rất nhỏ và nhỏ nhiều lần so với các thủy điện khác. Điều này đã giảm thiểu tối đa được ảnh hưởng đến môi trường và đặt biệt là Vườn Quốc gia Cát Tiên.

- Trong phạm vi chiếm đất của các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A không có dân cư và đất nông nghiệp nên không phải đền bù đối với đất nông nghiệp (chỉ hỗ trợ đền bù hoa màu cho 2,9 ha do người dân xâm canh) và không phải thực hiện công tác di dân, tái định cư. Ưu điểm này là hầu như không có ở các dự án thủy điện khác trên lãnh thổ Việt Nam mà nếu phải thực hiện công tác di dân tái định cư sẽ  gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Theo thống kê ở các dự án thủy điện trong bảng trên cho thấy bình quân các dự án cần thực hiện di dân, tái định cư cho 4,37 hộ/MW với 22 người/MW, diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bình quân là 7,64 ha/MW, diện tích đất rừng (và đất khác) bị ảnh hưởng là 13 ha/MW. Việc phải thực hiện di dân, tái định cư cũng phải mất thêm một diện tích qũy đất  đáng kể. Ngoài ra việc không phải di dân, tái định cư của các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A sẽ không làm xáo trộn cuộc sống, văn hóa của người dân khu vực dự án.

- Điển hình một dự án có quy mô tương tự là thủy điện Trung Sơn 260MW trên sông Mã thuộc tỉnh  Thanh Hóa hiện đã được Chính phủ phê duyệt và chuẩn bị khởi công vào cuối năm nay 2012. Dự án này đã được Ngân hàng thế giới (WB) chấp thuận  cho vay mà một trong yêu cầu nghiêm ngặt để được WB tài trợ là dự án phải ít tác động đến môi trường. Dự án thủy điện Trung Sơn có diện tích sử dụng đất 1378 ha, bình quân 5,3ha/MW,  trong đó có ảnh hưởng 603 ha đất thuộc các khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha (Sơn La), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Thanh Hóa) và khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò (Hòa Bình). Dự án cũng phải di dân tái định cư cho 527 hộ với 2520 người. So sánh với các dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A (có 372 ha, trong đó có 137 ha rừng nghèo và lồ ô thuộc khu Cát Lộc Vườn Quốc gia Cát Tiên, không có di dân tái định cư) thì các tác động môi trường và xã hội của các thủy điện ĐN6 và ĐN6A ít hơn rất nhiều.  

- So sánh giá bán điện của một số dự án thủy điện đang được xây dựng trong bảng dưới đây cho thấy các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A có giá bán điện 4,4 US Cent là thấp hơn giá bán điện của các thủy điện khác. So với nhiệt điện, giá bán điện của các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A  chỉ bằng khoảng 70%  giá bán điện của nhiệt điện than và khí (6-6,3 USCent) và bằng khoảng 22% giá nhiệt điện dầu FO/DO (>20 USCent).

   Stt

Dự án

CS (MW)

Điện lượng (triệu kWh)

Số giờ sử dụng CS lăp máy (giờ)

Giá bán điện (USCent/kWh)

Thời điểm tính

1

Đăk Mi 4

190

752.51

3982

4.5

2007

2

Sông Bung 4

156

514.10

3296

6.0

2008

3

Đồng Nai 2

78

339.60

4354

5.0

2009

4

-Đồng Nai 5

150

604.43

4030

5.0

2010

5

Thủy điện vừa và nhỏ (theo giá chi phí tránh được năm 2012)

<30

 

 

4.6 - 5.0

2012

6

Đồng Nai 6

135

519.83

3851

4.4

2012

7

Đồng Nai 6A

106

409.33

3862

4.4

2012

8

Nhiệt điện Công Thanh (chạy than)

600

 

 

6.2

2012

9

Nhiệt điện khí

 

 

 

6.0-6,3

2012

10

Nhiệt điện dầu (FO/DO)

 

 

 

>20

2012

6. Các quy hoạch đã đạt được của hai Dự án này

Các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A đã được hiệu chỉnh để giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng môi trường và Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đã được các Bộ và địa phương gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng và Bộ Công thương, UBND tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh Đăk Nông và UBND tỉnh Bình Phước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Vườn Quốc gia Cát Tiên có ý kiến góp ý, thẩm định, phê duyệt và đưa vào 5 quy hoạch sau:

(1). Được điều chỉnh, bổ sung trong Quy hoạch bậc thang Thủy điện sông Đồng Nai (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2002) theo Công văn số 6163/VPCP-KTN ngày 08/9/2009 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 5117/QĐ-BCT ngày 14/10/2009 của Bộ Công thương.

(2). Được đưa vào Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ với lộ trình thủy điện ĐN 6 đưa vào vận hành năm 2015 và thủy điện ĐN 6A đưa vào vận hành năm 2016.

(3). Diện tích sử dụng đất thuộc phạm vi Vườn Quốc gia Cát Tiên của hai Dự án này đã được đưa vào quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của Vườn này sang xây dựng công trình thủy điện trong Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững Vườn Quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2010-2020 tại Quyết định số 1535/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/07/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(4). Được quy hoạch đấu nối vào đường dây truyền tải điện Quốc gia 220 kV Đăk Nông -  Phước Long – Bình Long theo Quyết định số 1087/QĐ-BCT ngày 10/3/2011 của Bộ Công thương.

(5). Được UBND các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Phước chấp thuận cho Tập đoàn ĐLGL xây dựng các thủy điện ĐN6 và ĐN6A và cho phép chuyển đổi các phần diện tích sử dụng đất tương ứng từ đất lâm nghiệp sang xây dựng các công trình thủy điện, đưa vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 45/TTg-KTN ngày 31/8/2011 gởi các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường, UBND các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Phước yêu cầu luận chứng thêm các diện tích rừng và đất cần chuyển mục đích sử dụng để thực hiện các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A để xem xét cho việc chuyển đổi hay không; thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 228/BNN-TCLN ngày 06/02/2012 Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đánh giá là hai dự án này là có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, hoạt động bảo vệ rừng tuy nhiên không đến mức làm thay đổi tiêu chí, mục tiêu, nội dung xác lập Vườn  Quốc gia Cát Tiên nhất là khu vực ngập nước Bàu Sấu và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên; kiến nghị chủ đầu tư hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường để có căn cứ xem xét toàn diện những tác động đến bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Cát Tiên và môi trường khu vực. Nếu được phép xây dựng Chủ đầu tư phải đảm bảo trồng lại rừng tương ứng diện tích chiếm đất, quản lý chặt chẽ việc tận thu gỗ, lâm sản, không mở đường vận chuyển, thi công trong lâm phận Vườn Quốc gia Cát Tiên.   

II. Đánh giá tác động môi trường

Hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A do Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia thành phố HCM lập và đang trình Bộ Tài nguyên Môi trường thẩm định, phê duyệt bao gồm:

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường (báo cáo chính);
  • Chuyên đề đa dạng sinh học;
  • Chuyên đề tính toán thủy văn;
  • Chuyên đề khảo sát, đánh giá kinh tế xã hội.

Đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát thực địa, đo đạc, thu thập dữ liệu và mẫu vật, tính toán phân tích các ảnh hưởng, tác động đến môi trường, tài nguyên rừng, tài nguyên nguồn nước, chế độ thủy văn sông Đồng Nai, đa dạng sinh học, công tác bảo tồn, hoạt động sinh kế của người dân, nuôi trồng thủy sản, đặc trưng văn hóa của dân cư bản địa; đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; thiết lập chương trình quản lý giám sát môi trường trong các giai đoạn:

  • Khai hoang, san lấp chuẩn bị mặt bằng;
  • Thi công xây dựng công trình;
  • Vận hành công trình.

Đã tiến hành tham vấn cộng đồng với UBND và UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 6 xã khu vực dự án gồm: Đồng Nai Thượng, Phước Cát 2, Lộc Bắc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng; Hưng Bình, Đăk Sin huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông; Đồng Nai huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Trực tiếp tổ chức điều tra, phỏng vấn và lấy ý kiến 137 hộ dân tại 14 thôn khu vực hai Dự án này. Kết quả 100% ý kiến đều đồng tình ủng hộ việc xây dựng các Dự án thủy điện này.

1. Hiện trạng đất và rừng khu vực dự án:

Các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A có diện tích sử dụng đất 372,23 ha, trong đó diện tích sử dụng lâu dài là 323,53 ha tương đương tỷ lệ 1,34 ha/MW là thấp nhất so với bình quân các dự án thủy điện theo bảng liệt kê đã nêu bên trên là 20 ha/MW. Tập đoàn ĐLGL cũng đã hợp đồng với các đơn vị tư vấn lâm nghiệp kiểm kê hiện trạng tài nguyên rừng khu vực các Dự án này và đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Phước chủ trì phúc tra, thẩm định và phê duyệt với sự tham dự và xác nhận của các đơn vị chủ rừng là Vườn Quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng), Ban quản lý Rừng phòng hộ Nam Cát Tiên (Đăk Nông), Công ty Cao su Phú Riềng (Bình Phước). Theo kết quả kiểm kê tài nguyên rừng, hiện trang diện tích đất và rừng khu vực các dự án này có 4,32 ha (1,16%) là rừng giàu; 24,55 (6,60%) ha rừng trung bình; 299,71ha (80,52%) là rừng nghèo, rừng hỗn giao, lồ ô, tre nứa; 23,68 ha (6,36%)  đất có gỗ và không có gỗ tái sinh, cây rừng phân tán; 14,31 ha (3,84%) là đất trống cây bụi; 5,66 ha (1,52%) là ruộng rẫy, đường mòn, khe suối.

Trong tổng số diện tích sử dụng đất của hai dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A có 60,68 ha để xây dựng công trình, 48,70 ha sử dụng tạm thời cho các hạng mục phụ trợ trong thời gian xây dựng (sẽ được hoàn trả, trồng lại rừng sau khi hoàn thành xây dựng công trình), 262,85 ha là phần đất bị ngập thêm khi công trình xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành. Phần đất ngập nước hai bên bờ dọc theo đoạn sông này của các thủy điện ĐN6 và ĐN6A (với biên độ dao động mực nước trong phạm vi ±2,5m) sẽ hình thành một hệ sinh thái thủy vực mới, tăng cường thêm độ ẩm, mực nước ngầm cho khu vực chung quanh tạo điều kiện cho rừng khu vực này phát triển thêm. Việc chuyển đổi một phần nhỏ diện tích đất với hiện trạng là rừng nghèo, lồ ô tại khu vực này và việc hình thành một hệ sinh thái thủy vực mới sẽ tăng thêm sự phong phú cho các hệ sinh thái hiện có tại khu vực này.

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được công nhận là khu dự trữ thiên nhiên thế giới có 01 trong 03 vùng lõi là khu ngập nước nội địa Trị An, được hình thành bởi đập thủy điện Trị An từ năm 1986, có vị trí cách thành phố HCM 65km. Qua thời gian vận hành gần 30 năm, cùng với nhiệm vụ phát điện, hồ Trị An còn phát huy tác dụng đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ cho vùng hạ du gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và thành phố HCM. Kết quả tính toán thủy văn khi có thủy điện ĐN6 và ĐN6A cho thấy lưu lượng mùa kiệt được gia tăng từ 1,30 m3/s đến 4,49 m3/s vào năm ít nước 90% (là yếu tố tích cực) cho dòng chảy vào hồ Trị An.    

2. Đánh giá khả năng ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy hạ lưu và khu ngập nước Bàu Sấu

Chuyên đề tính toán thủy văn tư vấn đã xác định nhu cầu sử dụng nước của lưu vực sông, tính toán cân bằng nước so sánh giữa phương án  chưa có thủy điện ĐN6 và ĐN6A (có hồ chứa của các công trình thủy điện bậc thang đã vận hành và đang được xây dựng gồm các hồ Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5) với phương án có thêm ĐN6 và ĐN6A; phạm vi tính toán đến tuyến Đồng Nai 8 (bậc thang ngay phía trên hồ Trị An theo quy hoạch cũ); số liệu thủy văn tính toán với các tần suất năm nhiều nước 10%, năm trung bình nước 50%, năm ít nước 90%. Tính toán phương án vỡ một đập ĐN6A và vỡ cả hai đập ĐN6 và ĐN6A, xác đinh phạm vi ngập, so sánh là tương đương với các cơn lũ lịch sử năm 2000 và 2006.

Thông số bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Đồng Nai (chưa kể 5 bậc thang tách ra từ Đồng Nai 8) như sau:

Stt

Tên công trình

Diện tích lưu vực hiện hữu (km2)

Lưu lượng bình quân năm (m3/s)

Tỷ lệ dung tích hữu ích trên tổng lượng nước đến

Dung tích toàn bộ (triệu m3)

1

Đa Nhim

775

22,60

21,93%

166,20

2

Đại Ninh

1 158

26,81

29,77%

319,80

3

Đồng Nai 2

1 860

56,60

13,42%

543,10

4

Đồng Nai 3

2 441

79,60

34,39%

1 423,60

5

Đồng Nai 4

2 590

84,85

0,62%

337,20

6

Đồng Nai 5

4 211

137,90

0,19%

106,33

7

Đồng Nai 6

4 323

156,00

0,32%

64,32

8

Đồng Nai 6A

4 677

164,00

0,19%

31,17

9

Trị An

15 400

475,00

17,00%

2 765,00

Với dung tích điều tiết các hồ chứa thủy điện này chỉ bằng 0,32% (ĐN 6) và 0,19% (ĐN 6A) lượng dòng chảy năm, nên các thủy điện ĐN6 và ĐN6A chỉ có khả năng điều tiết ngày. Qua các kết qủa tính toán trong Dự án đầu tư và Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho thấy tác động đối với dòng chảy của hệ thống bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Đồng Nai là dòng chảy được gia tăng vào mùa kiệt và giảm vào mùa lũ và do tác nhân chính là các hồ chứa có dung tích lớn điều tiết năm và nhiều năm là Đồng Nai 2, Đồng Nai 3 và Trị An (thực tế đã được chứng minh qua thời gian vận hành của hồ thủy điện Trị An). Còn các hồ có dung tích nhỏ như Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A có góp phần tăng lưu lượng mùa kiệt (là yếu tố tích cực) tuy nhiên  rất nhỏ nên được xem là ảnh hưởng không đáng kể đến sự thay đổi này. So sánh  lưu lượng dòng chảy về hạ lưu khi chưa có ĐN6 và ĐN6A (chỉ có các thủy điện bậc trên) và khi có ĐN6 và ĐN6A (cùng với các thủy điện bậc trên) tại tuyến Đồng Nai 8 cho thấy lưu lượng mùa kiệt được gia tăng từ 1,30 m3/s đến 4,49 m3/s (vào năm ít nước 90%). Bên cạnh đó, các thủy điện ĐN6 và ĐN6A chỉ vận hành xã lũ theo lưu lượng lũ về hồ và cũng không cắt lũ được. Theo quy trình vận hành, khi vận hành xả lũ phải đảm bảo mực nước trước và sau lũ ở mực nước dâng bình thường (là 224m của ĐN6 và 175m của ĐN6A). Điều này có nghĩa là các thủy điện ĐN6 và ĐN6A không xả thêm lượng nước trong dung tích chứa của hồ vào lưu lượng lũ xả xuống hạ lưu nên không thể làm tăng thêm lũ.

Khu vực Bàu Sấu nằm ở hạ lưu suối Đắc Lua có diện tích lưu vực khoảng 290 km2 là một nhánh suối của sông Đồng Nai, nằm ở phía hạ lưu và cách các thủy điện ĐN6 và ĐN6A lần lượt là 50km và 60km theo đường sông. Nguồn nước Bàu Sấu được cung cấp bởi nước mưa tại chỗ và lượng nước từ thượng nguồn suối Đăk Lua đổ về. Nước từ lưu vực suối Đăk Lua và Bàu Sấu chủ yếu chảy ra sông Đồng Nai. Những năm nước lớn, số ngày có nước từ sông Đồng Nai  chảy vào suối Đăk Lua khoảng từ 5-10 ngày vào thời điểm có lũ lớn và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó nước từ suối Đăk Lua với lưu lượng lớn chảy lại ra sông Đồng Nai.

Trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phân tích chế độ thủy văn sông Đồng Nai và suối Đăk Lua và đã chứng minh các thủy điện ĐN6 và ĐN6A không ảnh hưởng đến chế độ thủy văn suối Đăk Lua, Bàu Sấu và cũng hầu như không ảnh hưởng đến chế độ thủy văn dòng chảy hạ du như đã nói trên. Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 4921/VPCP-KTN ngày 04/7/2012 giao các Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy trình  vận hành liên hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai trong mùa lũ và mùa kiệt để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kinh phí các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A dự trù cho công tác giảm thiểu tác động, phục hồi môi trường, hỗ trợ công tác bảo tồn, cộng đồng dân cư và bảo vệ rừng  là 114,42 tỷ đồng (ĐN6 là 57,16 tỷ đồng, ĐN6A là 57,26 tỷ đồng) gồm:

  • Trồng và phục hồi rừng tương ứng diện tích chiếm đất;
  • Hỗ trợ bảo tồn động vật hoang dã khu vực dự án;
  • Thực hiện các công trình bảo vệ môi trường;
  • Thu dọn sinh khối lòng hồ;
  • Thực hiện chương trình giám sát môi trường;
  • Hỗ trợ cộng đồng dân cư khu vực như nghề cá, xây dựng trường học, di dời mồ mả, thiệt hại hoa màu;
  • Hỗ trợ tăng cường công tác bảo vệ rừng: Xây dựng thêm trạm kiểm lâm.

3. Vấn đề động đất và động đất kích thích

Cho đến nay ở Việt Nam và ngay cả trên thế giới chưa có được những nghiên cứu thấu đáo về vấn đề động đất kích thích. Việc xác định tiềm năng động đất kích thích hiện vẫn nhờ những số liệu thống kê. Tổ chức UNESCO đã có thống kê về động đất kích thích xảy ra trên nhiều hồ chứa lớn trên thế giới đã đi đến khuyến nghị về điều kiện có thể phát sinh động đất kích thích là:

+ Cấu trúc địa chất vùng hồ chứa không ổn định, có các đứt gãy địa chất kiến tạo sinh chấn;

+ Chiều cao cột nước hồ chứa trên 90m;

+ Dung tích hồ lớn hon 1 tỷ m3 nước.

Tại Việt Nam đã xuất hiện các hiện tượng động đất được công nhận là động đất kích thích tại khu vực hồ chứa lớn sau khi tích nước như tại hồ chứa thủy điện Hòa Bình (có dung tích 9,87 tỷ m3, cột nước 105m), hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 (có dung tích 730 triệu m3, côt nước 95 m). Cho đến nay các đợt động đất đã xuất hiện tại các khu vực hồ chứa này có cấp độ động đất và gia tốc nền chưa vượt qúa cấp độ động đất thiết kế và gia tốc nền thiết kế của công trình.

Các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A có dung tích hồ chứa là 64 triệu m3 ở ĐN6 và 31 triệu m3 ở ĐN6A  nhỏ hơn nhiều lần trị số dung tích 1 tỷ m3, có chiều cao cột nước ở ĐN6 là 48m chỉ bằng khoảng ½ và  ở ĐN6A là 36m nhỏ hơn ½ cột nước 90 m theo các trị số thống kê của UNESCO nêu trên. Kết quả khảo sát địa chất khu vực phạm vi lòng hồ và tuyến đập các Dự án thủy điện này cũng không có các đứt gãy địa chất sinh chấn cắt qua. Từ các điểm nêu trên, cho thấy các thủy điện ĐN6 và ĐN6A không có khả năng gây ra động đất kích thích. Ngoài ra tại khu vực này đã có các hồ chứa thủy điện lớn đã tích nước và vận hành như Đồng Nai 3 (dung tích 1,424 tỷ m3, cột nước 115 m), Đồng Nai 4 ( dung tích 337 triệu m3, cột nước 120m),  Trị An (dung tích 2,765 tỷ m3, cột nước 40m) cho đến nay chưa xuất hiện tượng động đất kích thích.

Trong giai đoạn Dự án đầu tư và Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã xem xét đến vấn đề động đất tại khu vực công trình. Theo QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về số liệu dùng trong xây dựng, TCXDVN 375:2006 Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế công trình chịu động đất, bản  đồ kiến tạo và phân vùng  động  đất của Viện Vật lý Địa cầu lập năm 2003 thì khu vực dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A có phông động đất cấp Imax = 7 (MSK-64) và tham chiếu các trị số gia tốc nền cực đại các khu vực lân cận đã kiến nghị  trong giai đoạn dự án đầu tư các thủy điện ĐN6 và ĐN6A  nằm trong vùng phát sinh động đất Imax = 7 (MSK-64), có gia tốc nền tương ứng trị số gia tốc nền cao nhất trong khu vực công trình và lân cận theo các quy chuẩn xây dựng hiện hành.

4. Các hiệu ích kinh tế xã hội của thủy điện ĐN6 và ĐN6A

Các Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A là hai Dự án thủy điện lớn,  có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, với các ưu điểm chính như sau:

- Tổng sản lượng điện hàng năm gần 1 tỷ kWh, có thể cung cấp đủ lượng điện tiêu thụ cho 3 tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Phước từ nguồn năng lượng sạch, giá rẻ. Sản lượng điện này tương đương với 540.000 tấn than đá hoặc 270.000 tấn dầu mỗi năm nếu sản xuất bằng nhiệt điện, giảm được lượng phát thải khí nhà kính hàng năm là 514.000 tấn khí CO2.

- Với diện tích sử dụng đất 372,23 ha, trong đó diện tích chiếm đất lâu dài là 323,53 ha tương đương tỷ lệ 1,34 ha/MW là thấp nhất so với bình quân các dự án thủy điện khác trên lãnh thổ Việt Nam là từ 10 đến 20 ha/MW.

- Phạm vi khu vực các Dự án không có dân cư sinh sống và cũng không có đất nông nghiệp nên các Dự án này không phải thực hiện công tác di dân, tái định cư, tái định canh. Điều này sẽ không gây ra xáo trộn đời sống, văn hóa của dân cư đang sinh sống tại khu vực.

- Các Dự án này kiểu thủy điện đập dâng, hồ chứa nhỏ, nhà máy đặt ngay sau đập, sau khi phát điện nước được trả lại ngay dòng sông nên không gây ra đoạn sông chết và hầu như không có ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy hạ du cũng như không ảnh hưởng đến Bàu Sấu nằm ở Nam Cát Tiên.

- Kết quả phân tích hiệu ích kinh tế của các Dự án này cho thấy dự án có hiệu qủa cao về kinh tế xã hội. Đóng góp ngân sách cho nhà nước từ các khoản thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và phí dịch vụ rừng hàng năm là gần 350 tỷ đồng, toàn bộ chu kỳ kinh tế 40 năm là gần 15.000 tỷ đồng và còn tiếp tục đóng góp trong nhiều năm sau đó.

- Theo tiến độ thực hiện trong Dự án đầu tư, thời gian xây dựng hai Dự án này là 4 năm, gồm 1 năm chuẩn bị và 3 năm xây dựng. Trong thời gian 3 năm xây dựng hai Dự án sẽ  tạo ra việc làm thường xuyên cho hơn 6.000 lao động. Sau khi  Dự án hoàn thành tạo ra việc làm thường xuyên, ổn định và lâu dài cho hàng ngàn lao động tại hai nhà máy, cùng với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản.

- Hai Dự án này sẽ đóng góp phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực như hệ thống đường giao thông, cung cấp điện, trường học, trạm y tế, trạm kiểm lâm, gia tăng các hoạt động dịch vụ tạo điều kiện nâng cao đời sống kinh tế xã hội, văn hóa, dân trí cho đồng bào người kinh cũng như đồng bào dân tộc thiểu số như Châu Mạ, Stiêng, K’Ho… tại khu vực công trình.

- Việc hình thành hồ chứa và các nhà máy thủy điện sẽ tăng độ ẩm và mực nước ngầm tạo điều kiện cho rừng khu vực chung quanh phát triển, hình thành nên một hệ sinh thái thủy vực mới, góp phần tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, cùng với các địa phương lân cận và Vườn Quốc gia Cát Tiên sẽ phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Công tác chuẩn bị và các thủ tục pháp lý của hai Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A đã trải qua hơn 6 năm được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng. Tập đoàn ĐLGL đã thực hiện đúng theo các quy định pháp luật. Thông tin dự án đã được cung cấp công khai minh bạch trong các Hội thảo khoa học có sự tham dự của đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà khoa học  và các cơ quan thông tin , báo chí được tổ chức tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (tháng 7/2011), tại Hà Nội (tháng 9/2011) và tại Đồng Nai tháng (10/2011); các cuộc họp cúa Chính phủ, các Bộ ngành TW và các địa phương Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh và mới đây là buổi làm việc của Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Đồng Nai (tháng 10/2012) có sự tham dự  của đại diện Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND, UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, các sở ban ngành của tỉnh Đồng Nai, Chủ đầu tư và các cơ quan truyền thông, báo đài. Buổi làm việc đã nhận được các ý kiến góp ý, ủng hộ để Dự án được thực hiện với các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và Vườn Quốc gia Cát Tiên. Hội Bảo vệ thiên nhiên  và môi trường Việt Nam cũng đã có văn bản gửi Quốc Hội và Chính phủ đề nghị tiếp tục triển khai các Dự án này.

Tập đoàn ĐLGL kính mong Quý cơ quan quan tâm, đánh giá, xem xét toàn diện các yếu tố hiệu quả, tác động môi trường của dự án để trình các cấp thẩm quyền quyết định để phát triển các dự án một cách hài hòa và  bền vững.

Ý kiến của chủ đầu tư (Tập đoàn Đức Long Gia Lai)

Nằm trong chiến lược phát triển giai đoạn 2012 - 2020 của Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL Group) mà HĐQT đã phê duyệt, khái thác và kinh doanh thủy điện là một trong những ngành nghề được quan tâm hàng đầu. Tập đoàn ĐLGL đã, đang đầu tư một chuỗi lớn, nhỏ hệ thống thủy điện tầm cỡ quốc gia, trong đó có Thủy điện Đồng Nai 6A (ĐN6A) nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Phước, được Chính phủ, các bộ, ngành TW và UBND các tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng và Bình Phước thống nhất chọn Tập đoàn ĐLGL làm chủ đầu tư.

Hai Dự án này, đã trải qua hơn 6 năm chuẩn bị, được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng và đảm bảo các thủ tục pháp lý, thực hiện theo đúng các quy hoạch, tuân thủ theo các quy định pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan nhà nước.

Hiện nay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Văn bản số 45 TTg - KTN, ngày 31/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ), chủ đầu tư đã trình Bộ Tài nguyên & Môi trường thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác dộng môi trưởng của hai Dự án Thủy điện ĐN6, ĐN6A  do Viện Môi trường và Tài nguyên Đại học Quốc gia thành phố HCM lập.

Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn có những ý kiến khác nhau giữa các nhà khoa học và dư luận xã hội về vấn đề này, nhất là ảnh hưởng do tác động môi trường đối với hạ lưu sông Đồng Nai, thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chúng tôi theo dõi, lắng nghe ý kiến của công luận và tiếp nhận thông tin từ phía các cơ quan thông tấn, báo chí với thái độ hết sức cầu thị, trân trọng và mong rằng Chính phủ và các bộ, ngành sẽ xem xét các ý kiến đó, trên cơ sở đánh giá hiệu ích kinh tế - xã hội do các dự án mang lại so với tác động môi trường để giúp cho Tập đòa ĐLGL hoàn chỉnh thủ tục pháp lý, triển khai thực hiện thành công Dự án một cách hài hòa và bền vững.

Với trách nhiệm của chủ đầu tư, Tập đoàn ĐLGL chính thức công bố thông tin về hai dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A như sau:

I. Thủy điện ĐN6 và ĐN6A được hình thành trên cơ sở Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia và được sử đồng thuận cao của các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Ngày 19.11.2002, Thủ tướng Chính  phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện Đồng Nai 6 tại Công văn số 1483/CP-CN, với công suất 180 MW, sản lượng điện bình quân năm là 773,6 triệu kWh, chiều cao đập lớn nhất 98m, hồ chứa có dung tích toàn bô 683 triệu m3, diện tích ngập hồ chứa là 1.954 ha, trong đó có 732 ha diện tích đất thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên và 1.222 ha diện tích đất thuộc rừng phòng hộ; có 33 hộ dân (165 khẩu) tái định cư và phải di dời 1 trường học, 1 trạm y tế và 1 trạm kiểm lâm.

Từ tháng 5/2007, được sử đồng ý của UBND các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước và Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn  Đức Long Gia Lai (ĐLGL Group) đã nghiên cứu và hợp đồng với Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 (PECC1) khảo sát, lập báo cáo đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường ( giai đoạn báo cáo đầu tư) và đến tháng 8/2009 đã hợp đồng với Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng 4 (PECC4) lập dự án đầu tư, hợp đồng với Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hai dự án này.

Trên cơ sở quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai (năm 2002), với mực đích nghiên cứu khai thác được tiềm năng thủy điện, đồng thời lại giảm thiểu tối đa diện tích chiếm đất, rừng và tác động xấu đến môi trường, sinh thái, Báo cáo đầu tư và Dự án đầu tư đã nghiên cứu khảo sát, xem xét nhều vị trí tuyến. Kết quả đã đề xuất chia bậc thang thủy điện Đồng Nai 6 theo quy hoạch năm 2002 thành hai bậc là Thủy điện Đồng Nai 6 (CS135 MW) và Thủy điện Đồng Nai 6A (CS 106 MW). Tổng công suất 2 bậc là 241 MW, tổng sản lượng điện hàng  năm gần 1 tỷ kWh (CS tăng thêm 61 MW, sản lượng điện hàng năm tăng thêm gần 160 triệu kWh) nhưng giảm thiểu được diện tích đất chiếm và ảnh hưởng tác động đến Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Cụ thể, tổng diện tích chiếm đất của hai dự án này theo đề xuất nêu trên chỉ còn 372,23 ha (giảm 1581,77 ha), trong đó diện tích chiếm đất thuộc khu Cát Lộc, Vườn Quốc gia Cát Tiên là 136,98 ha (giảm 595,02 ha), diện tích đất chiếm rừng phòng hộ là 235,25 ha (giảm 986,77 ha so với phương án trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2002).

Các dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A đã được hiệu chỉnh để giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng môi trường và Vườn Quốc gia Cát Tiên, đã được các bộ, ngành liên quan cùng các địa phương thẩm định, có kết luận thống nhất đưa các dự án này vào 5 quy hoạch như sau:

1. Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2002 và được điều chỉnh theo Văn bản số 6163/VPCP-KTN ngày 08/9/2009 của Văn phòng Chính Phủ và Quyết định số 5117/QĐ - BCT ngày 14/10/2009 của Bộ Công Thương.

2. Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030, theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ với lộ trình thủy điện ĐN6 đưa vào vận hành năm 2015 và thủy điện ĐN6A đưa vào vận hành năm 2016.

3. Quy hoạch bảo tồn, phát triển  bền vững Vườn Quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 1535/ QĐ-BNN-TCLN ngày 11/07/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong đó, diện tích sử dụng đất thuộc phạm vi Vườn Quốc gia chuyển sang xây dựng công trình thủy điện.

4. Quy hoạch đầu nối vào đường dây truyền tải điện quốc gia 220 kV Đăk Nông - Bình Phước - Bình Long theo quyết định số 1087/QĐ- BCT ngày 10/3/2011 của Bộ Công Thương.

5. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Phước. Theo Đó, UBND các tỉnh này chấp thuận cho Tập đoàn ĐLGL xây dựng các thủy điện ĐN6 và ĐN6A và cho phép chuyển đổi các phần diện tích đất chiếm tương ứng từ đất lâm nghiệp sang xây dựng các công trình thủy điện

Thông tin về hai dự án đã được cung cấp công khai minh bạch trong hội thảo khoa học, các cuộc họp của Chính phủ, các bộ, ngành TW và các địa phương: Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, thành phố HCM và gần đây là buổi làm việc của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai (tháng 10/2012) có sự tham gia đại diện Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Đồng Nai, các cơ sở, ban ngành của tỉnh Đồng Nai, chủ đầu tư đã nhận được các ý kiến góp ý, ủng hộ để Dự án được thực hiện với các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng có văn bản gửi Quốc hội và Chính phủ đề nghị tiếp tục triển khai Dự án. Đặc biệt, đã tiến hành tham vấn cộng đồng với UBND và UBMTTQVN tại 6 xã, cùng  với 137 hộ dân tại 14 thôn khu vực hai dự án này và nhận được 100% ý kiến đề nghị xây Dự án

II. Ưu thế vượt trội và hiệu ích của Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A

1. Vị trí ở rìa khu Cát Lộc, cách xã Bàu Sấu và Nam Cát Tiên

- Dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A nằm ở vị trí trung lưu dòng sông chính Đồng Nai và là rìa phía bắc của khu Cát Lộc - Vườn Quốc gia Cát Tiên. Hai dự án này nằm kẹp giữ các bậc thang thủy điện của dòng sông chính sông Đồng Nai, gồm các thủy điện phía thượng lưu là: Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, 3, 4 và 5, phía hạ lưu là 5 bậc thủy điện được tách ra từ thủy điện Đồng Nai 8 theo quy hoạch hiệu chỉnh được Bộ Công Thương phê duyệt năm 2009 (Tà Lài, Phú Tân 1 và 2, Thanh Sơn, Ngọc Định) và cuối cùng là Trị An.

- Các dự án này đều có nhà máy, đường giao thông, các công trình phụ trợ nằm ngoài Vườn Quốc gia Cát Tiên. Dự án thủy điện ĐN6 có vị trí đập, lòng hồ bờ phải và nhà máy nằm ở địa phận 2 xã: Hưng Bình và Đắk Sin, H.Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dự án thủy điện ĐN6A có vị trí đập, lòng hồ bờ phải và nhà máy thuộc địa phận xã Đồng Nai, H.Bù Đăng (Bình Phước) và xã Hưng Bình, H.Đắk R’lấp (Đắk Nông). Lòng hồ bờ phải hai dự án này nằm ở địa phận 2 xã: Phước Cát 2 và Đồng Cát Tiên. Thủy điện ĐN6 và ĐN6A cách khu vực Bàu Sấu và khu Nam Cát Tiên 30km qua thị trấn Đồng Nai, trung tâm của huyện Cát Tiên. Theo đường sông, khoảng cách từ hai thủy điện này đến Bàu Sấu lần lượt là 60km và 50km.

2. Thủy điện ĐN6 và ĐN6A có công suất lớn nhưng dung tích hồ chứa và diện tích mặt hồ lại nhỏ

- Do địa hình hai bờ sông dốc và cột nước không cao (ĐN6 là 48m và ĐN6A là 36m), các hồ chứa của ĐN6 và ĐN6A chỉ là hồ điều tiết ngày, có dung tích và diện tích mặt hồ nhỏ nhất trong các thủy điện bậc thang hệ thống sông Đồng Nai, như Đồng Nai 2 (78MW, dung tích/diện tích - tỉ lệ mặt hồ là 543 triệu m3/1/.232ha - 15,79ha/MW), Đồng Nai 3 (180MW, dung tích/diện tích - tỉ lệ mặt hồ là 1,424 tỷ m3/5.600 ha - 31,11 ha/MW), Trị An (400MW, dung tích/diện tích mặt hồ 2,765 tỷm3/32,340 ha - 80,85 ha/MW), trong khi ĐN6 (135MW, dung tích/diện tích mặt hồ 64 triệu m3/ 330 ha/MW), ĐN6A (106MW, dung tích/diện tích mặt hồ 31 triệu m3/ 231 ha - 2,18 ha/MW), diện tích này bao gồm cả diện tích lòng sông hiện hữu.

Tương tự song sánh với các thủy điện khác ở Việt Nam, trung bình tỷ lệ diện tích mặt hồ trên 1MW công suất của các thủy điện là 20.66 ha/MW, thì thủy điện ĐN6 và ĐN6A là nhỏ hơn gần 10 lần tỷ lệ trung bình và nhỏ hơn 37 lần so với Trị An.

Mặt khác, với diện tích sử dụng đất 372,23 ha, trong đó diện tích chiếm đất lâu dài là 323,53ha tương đương tỷ lệ 1,34 ha/MW là thấp nhất so với bình quân các dự án thủy điện khác trên lãnh thổ Việt Nam là từ 10 đến 20 ha/MW.

- Trong số diện tích sử dụng đất của hai dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A có khoảng 60 ha để xây dựng công trình, 49 ha sử dụng tạm thời cho các hạng mục hỗ trợ trong thời gian xây dựng (sẽ được hoàn trả, trồng lại rừng sau khi hoàn thành xây dựng công trình), 263 ha là phần đất bị ngập thêm khi công trình xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành. Phần đất ngập nước hai bên bờ dọc theo đoạn sông này của các thủy điện ĐN6 và ĐN6A (với biên độ dao động mực nước trong phạm vi  ­_+2,5m) sẽ tăng cường độ ẩm, mức nước ngầm cho khu vực xung quanh tạo điều kiện cho rừng khu vực này phát triển thêm. Việc chuyển đổi một phần nhỏ diện tích đất với hiện trạng là rừng nghèo, lồ ô tại khu vực này và việc hình thành một hệ sinh thái thủy vực mới sẽ tăng thêm sự phong phú cho các hệ sinh thái hiện có tại khu vực này.

So sánh cho thấy phương án thiết kế của dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A đã chọn có quy mô hồ chứa về diện tích chiếm đất và dung tích hồ là rất nhỏ và nhỏ rất nhiều lần so với các thủy điện quy mô tương đương khác. Điều này đã giảm thiểu được tối đa ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là Vườn quốc gia Cát Tiên

3. Không di dân tái địch cư

Theo thống kê ở các dự án thủy điện khác, bình quân cần thực hiện di dân, tái định cư cho 4,37 hộ/MW với 22 người/MW, diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bình quân là 7,64 ha/MW, diện tích đất rừng (và đất khác) bị ảnh hưởng là 13 ha/MW. Việc phải thực hiện di dân, tái định cư cũng phải mất thêm một diện tích quỹ đất đáng kể. Phạm vi chiếm đất của các dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A không có dân cư và đất nông nghiệp nên không phải đền bù đối với đất nông nghiệp (chỉ hỗ trợ đền bù hoa màu 2,9 ha do người dân) và không phải thực hiện công tác di dân, tái định cư. Ưu điểm này là hầu như không có ở các dự án thủy điện lớn khắc trên lãnh thổ Việt Nam, mà nếu phải thực hiện công tác di dân, tái định cư của các dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A sẽ không làm xáo trộn cuộc sống, văn hóa của người dân khu vực dự án

4. Cung cấp cho lưới điện Quốc gia gần 1 tỷ kWh giá rẻ, tương đương gần bằng điện tiêu thụ của 3 tỉnh

- Tổng sản lượng hàng năm gần 1 tỷ kWh, cung cấp gần bằng lượng tiêu thụ của 3 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước từ nguồn năng lượng sạch, giá rẻ. Sản lượng điện này tương đương với 540.000 tấn than đá hoặc 270.000 tấn dầu mỗi năm, nếu sản xuất bằng nhiệt điện, giảm được lượng phát thải khí nhà kính hàng năm là 514.000 tấn khí CO2.

- So sánh giá bán điện của một số dự án thủy điện đang được xây dựng cho thấy, các thủy điện ĐN6 và ĐN6A có giá trị bán điện 4,4 UScent/kWh, Sông Bung 4 là 6 UScent/kWh. So với nhiệt điện, giá bán điện của các dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A chỉ bằng khoảng 70% giá bán điện của nhiệt điện than và khí (6 - 6,3 UScent/kWh) và bằng khoảng 22% giá nhiệt điện dầu FO/DO (>20 UScent/kWh).

5. Các ảnh hưởng tác động đên môi trường là không lớn

- Các dự án này, kiểu thủy điện đập dâng, hồ chứa rất nhỏ, nhà máy đặt ngay sau đập, sau khi phát điện, nước được trả lại ngày dòng sông nên không gay ra đoạn sông chết và hầu như không có ảnh hưởng hạn chế đến chế độ dòng chảy hạ lưu cũng như không ảnh hưởng đến Bàu Sấu nằm ở Nam Cát Tiên.

- Ảnh hưởng dự án này có tác động điến 137 ha thuộc vùng rìa khu Cát Lộc phía bắc Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tuy nhiên, đây là vùng dọc bờ sông có độ dốc lớn, kết quả kiểm kê tài nguyên rừng và điều tra khảo sát trong ĐTM cho thấy đây là khu vực rừng thứ sinh nghèo, đã bị tác động, khai thác trong nhiều năm trước đó (trên 95% điện tích là rừng nghèo, lồ ô, hỗn giao, đất trồng và đất bị xâm canh). Các biện pháp giảm thiểu tác động của các dự án có tính khả thi cao đã được đưa ra và được chủ đầu tư cam kết thực hiện, với kinh phí dự án dự trù cho công tác giảm thiểu tác động, trồng rừng, phục hồi môi trường, hỗ trợ công tác bảo tồn, cộng đồng dân cư và bảo vệ rừng gần 115 tỷ đồng.

6. Các hiệu ích kinh tế - xã hội khác

- Kết quả phân tích hiệu ích kinh tế của dự án cho thấy, dự án có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. Đóng góp ngân sách cho nhà nước từ các khoản thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và phí dịch vụ rừng hàng năm gần 350 tỷ đồng, toàn bộ chu kỳ kinh tế 40 năm là gần 15.000 tỷ đồng và còn tiếp tục đóng góp trong nhiều năm sau đó.

- Theo tiến độ thực hiện trong Dự án đầu tư, thời gian xây dựng hai dự án này là 4 năm, gồm 1 năm chuẩn bị và 3 năm xây dựng. Trong thời gian 3 năm xây dựng hai dự án sẽ tạo ra việc làm thường xuyên cho hơn 6.000 lao động. Sau khi Dự án hoàn thành tạo ra việc làm thường xuyên, ổn định và lâu dài cho hàng ngàn lao động tại hai nhà máy, cùng với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản.

- Hai Dự án này sẽ đóng góp phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực như hệ thống đường giao thông, cung cấp điện, trường học, trạm y tế, trạm kiểm lâm, gia tăng các hoạt động dịch vụ tạo điều kiện nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa, dân trí cho đồng bào thiểu số như đồng bào Mạ, Châu Mạ, Stiêng… tại khu vực công trình.

- Việc hình thành hồ chứa và các nhà máy thủy điện sẽ tăng độ ẩm và mực nước ngầm, tạo điều kiện cho rừng phát triển, góp phần tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, cùng với các địa phương lân cận và Vườn Quốc gia Cát Tiên sẽ phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

Bạn đọc: tinahang2208@gmail.com cho rằng: “Cần phải ủng hộ chủ đầu tư tâm huyết”

Đúng ra các nhà khoa học phải ủng hộ chủ đầu tư mới đúng chứ? Hãy giúp đỡ họ để họ hoàn thành trách nhiệm đối với mội trường. Nếu Việt Nam ta có những nhà đầu tư tâm huyến giống như chủ đầu tư của Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thì đất nước ta phát triển biết bao nhiêu. Tôi nghĩ họ đã mất quá nhiều công sức, thời gian mấy năm trời để theo đuổi dự án.

Tôi thấy các nhà khoa học nên ủng hộ và giúp đỡ chủ đầu tư để họ biến những tiêu cực thành tích cực, có như vậy mới đúng nghĩ là nhà khoa học, nếu tôi là nhà khoa học tôi sẽ làm vậy!

Bạn đọc Thuy Hanh (thuyhanh0202@gmail.com): “Đồng ý xây dựng dự án Đồng Nai 6 và 6 A

Kính gửi TS Tô Văn Trường: Bác Tường ơi Em thích nhất đoạn này của Bác dưới đây: Đứng trên góc độ người dân bình thường, câu hỏi đặt ra là, nếu không có việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thì rừng có được bảo vệ nghiêm ngặt như tên của nó không? Vấn nạn khai thác gỗ lậu, săn bắn thú rừng trái phép diễn ra khắp nơi như hiện nay liệu những khu rừng như Nam Cát Tiên còn tồn tại được bao lâu? Như vậy thủ phạm làm mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học ở đây là ai? Chủ đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện? Hay những công ty xuất nhập khẩu gỗ lâm sản hay hàng ngàn quán nhậu có thực đơn là thịt thú rừng. (Vườn Quốc gia Cát Tiên đã xác nhận cá thể Tê giác 1 sừng cuối cùng đã bị sát hại năm 2011)!

Em cũng tính mở quán nhậu tại VQGCT chắc kiếm được nhiều tiền lắm. Các Bác khoa học ơi hãy ủng hộ ĐN6 và ĐN6a đi nhé, Em rất ủng hộ dự án này, vì nếu dự án được duyệt thì từ nay Em không phải nhìn thấy quán nhậu trước nhà Em họ giết thú rừng nữa, và Em cũng không phải nhìn thấy cảnh buôn gỗ lậu từ VQGCT.

Em nghĩ các Bác Chính phủ công minh và các Bác ấy còn biết là lợi ích mang lại từ dự án này như thế nào.

Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) vừa có ý kiến nhận xét, phản biện báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Ý kiến nhận xét, phản biện đối với dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam vừa có ý kiến nhận xét, phản biện báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án thủy điện 6& 6A.

1. MỞ ĐẦU Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (gọi tắt là VRN) được thành lập từ cuối năm 2005 là một diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ, nhà nghiên cứu, học giả, cán bộ công tác trong một số cơ quan nhà nước, cộng đồng địa phương và những người có cùng mối quan tâm đến việc bảo vệ sông ngòi và phát triển bền vững ở Việt Nam.

VRN hoạt động nhằm bảo vệ hệ sinh thái sông và các lưu vực sông nhằm duy trì sự đa dạng sinh học cũng như nguồn sống cho các cộng đồng ở các lưu vực sông thông qua các hoạt động chia sẻ thông tin; nghiên cứu về các tác động xã hội và môi trường của các dự án xây dựng đập và các dự án phát triển khác có liên quan đến sông ngòi, tài nguyên nước ở Việt Nam và trong khu vực, đồng thời thực hiện các hoạt động vận động chính sách liên quan tới lĩnh vực này.

Một trong những mục tiêu trọng tâm của VRN là“thực hiện vai trò giám sát, phản biện độc lập và đóng góp chính sách liên quan đến tài nguyên nước dựa vào hoạt động thực tiễn”.

Sông Đồng Nai là một trong lưu vực sông lớn của Việt Nam. Nơi đây có một vị trí vô cùng quan trọng đối với đời sống hàng chục triệu người dân cũng như đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của những địa phương trong và lân cận lưu vực. Việc khai thác một cách ồ ạt hàng chục nhà máy thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh sông Đồng Nai đã và đang gây nên những tác động mạnh mẽ tới môi trường sinh thái dòng sông và trở thành tâm điểm chú ý của công chúng cả nước.

Gần đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã thuê các đơn vị tư vấn tiến hành đánh giá tác động môi trường và chuẩn bị cho việc xây dựng 2 nhà máy thủy điện lớn trên dòng chính sông Đồng Nai, là thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (thủy điện ĐN6 & 6A) với tổ công suất lên đến 240 MW.

Hai nhà máy thủy điện này làm ngập một diện tích rừng rất lớn, trong đó đặc biệt chiếm dụng trên 170 ha rừng thuộc vườn quốc gia Cát Tiên. VRN với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn sâu về tài nguyên nước, đa dạng sinh học, thủy điện, sinh thái nhân văn, văn hóa và xã hội học đã tham gia vào công tác phản biện việc xây dựng thủy điện ĐN6 & 6A từ khi Báo cáo Đánh giá Tác động môi trường (ĐTM) đầu tiên của dự án ĐN6 & 6A được thưc hiện năm 2011.

VRN đã tiến hành phân tích báo cáo ĐTM lần một, tổ chức nghiên cứu thực địa và cùng phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo với các bên liên quan và chủ đầu tư tại Vườn Quốc gia Cát Tiên tháng 8 năm 2011.

VRN đã nêu ra những vấn đề liên quan đến phát triển không bền vững thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai trong đó có việc xâm hại đến vườn Quốc gia Cát tiên của thủy điện ĐN6 & 6A nếu được xây dựng.

VRN đã chỉ ra những sai sót và tắc trách trong Báo cáo ĐTM lần 1 của 2 dự án thủy điện ĐN6 & 6A và gửi kiến nghị tới Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và chủ đầu tư (xem phụ lục 1,2). Với những phát hiện của VRN và các bên liên quan khác, các cơ quan quản lý nhà nước đã yêu cầu Chủ đầu tư dự án - Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai phải tiến hành lập lại các Báo cáo ĐTM cho thủy điện ĐN 6&6A.

Mới đây các báo cáo ĐTM này đã được hoàn thiện và đang chờ thẩm định bởi Hội đồng thẩm định thành lập bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các chuyên gia VRN đã nghiên cứu một cách thận trọng 2 báo cáo này và nhận thấy báo cáo ĐTM mới (2012) cho 2 dự án thủy điện ĐN 6&6A còn có rất nhiều điểm nghi ngại cần phải được làm rõ.

Dưới đây là những ý kiến nhận xét, góp ý, phản biện của VRN gửi đến Hội đồng thẩm định và các cơ quan hữu quan để xem xét. Chúng tôi tin tưởng rằng những ý kiến xác đáng, khách quan và có thiện chí của các nhà khoa học và các tổ chức độc lập như VRN sẽ được Hội đồng thẩm định và các cơ quan liên quan lắng nghe và cân nhắc sử dụng để đưa ra những quyết định sáng suốt, công tâm.

2. CÁC Ý KIẾN PHẢN BIỆN CỦA VRN

2.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ BÁO CÁO ĐTM-ĐN6 VÀ ĐN 6A - 2 báo cáo được thực hiện theo Điều 17, Nghị định 29/2011/NĐ-CP, ngày 18/4/2011: Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường: hồ sơ thẩm định, phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nội dung trình bày trong báo cáo là chi tiết. Đặc biệt là các phần mô tả dự án và điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội khu vực dự án chiếm gần ½ báo cáo.

Nhiều thông tin trong phần mô tả quá chi tiết, không hợp lý và không giúp hỗ trợ cho phần ĐTM. Phần đánh giá tác động đến tính đa dạng sinh học (động, thực vật) là chi tiết và đầy đủ cho thấy rằng khu vực xây dựng dự án thủy điện ĐN6 & ĐN 6A có mức độ da dạng sinh học cao. Tác động của 2 thủy điện đến tính đa dạng sinh học và môi trường, sinh thái trong khu vực ở cả 3 giai đoạn (chuẩn bị, giải phóng mặt bằng, thi công và vận hành) là lớn. (Chương 3 Báo cáo ĐTM ĐN6 & 6A). Bảng 3-65 Ma trận đánh giá tác động tổng hợp môi trường của Dự án (trang 250) cho thấy các tác động đến môi trường sinh thái là rất lớn và tiêu cực. - Phần các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động xấu và ứng phó sự cố môi trường dường như rất chi tiết nhưng nhiều biện pháp là mang tính lý thuyết - không chủ đầu tư nào thực hiện được. - Báo cáo ĐTM về cơ bản đã khẳng định các tác động tiêu cực của hai dự án thủy điện đối với môi trường mặc dù chưa toàn diện và đầy đủ.

Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với các kết luận của nhóm tư vấn ĐTM đưa ra. Báo cáo còn bỏ ngỏ một số vấn đề lớn và còn nhiều điểm gây nghi ngại.

VRN đưa ra những điểm cần xem xét trong các phần dưới đây.

2.2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN

2.2.1. Thủy điện ĐN6 & 6A chưa được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư. Dự án thủy điện ĐN6 làm ngập vĩnh viễn diện tích tổng cộng (ở MNDBT) là 171.36 ha, trong đó diện tích thuộc vườn quốc gia Cát Tiên là: thuộc rừng phòng hộ Nam Cát Tiên là 77,9 ha; bờ trái thuộc VQG Cát Tiên là 77,63 ha và rừng phòng hộ Lộc Bắc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng là 0.09ha. (trang 20 Báo cáo 1).

Dự án ĐN 6A làm ngập vĩnh viễn diện tích 184,61 ha trong đó chiếm dụng diện tích thuộc vườn quốc gia Cát Tiên là 50,55 ha (trang xiv, Báo cáo 2). Theo Nghị quyết Quốc Hội số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010, Điều 3: Tiêu chí về dự án, công trình quan trọng quốc gia đầu tư tại Việt Nam phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, mục b) Dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 hécta (ha) trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 hécta (ha) trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 hécta (ha) trở lên; rừng sản xuất từ 1000 hécta (ha) trở lên.

Như vậy cả thủy điện ĐN6 và 6A đều có diện tích chiếm dụng vườn Quốc gia trên 50 ha. Đây là những dự án cần phải được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên Báo cáo ĐTM đã không hề nêu căn cứ pháp lý quan trọng này. Báo cáo ĐN6 còn nêu ở mục Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư (trang 1 Báo cáo và trang 2 Báo cáo 2): Dự án thủy điện Đồng Nai 6/6 A là dự án mới, thuộc công trình cấp II, dự án nhóm A, do đơn vị tư nhân Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư phê duyệt dự án đầu tư và quyết định đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở của Bộ Công Thương.

Đề nghị của VRN: Trước khi tiến hành các bước tiếp theo như thiết kế khả thi, chủ đầu tư phải xúc tiến các bước trình các cơ quan nhà nước liên quan để có tờ trình Quốc hội Việt Nam xin chủ trương đầu tư.

2.2.2. Vi phạm Luật Đa dạng sinh học Theo Luật Đa dạng Sinh học Số 20/2008/QH12, tại Điều 7 đã ghi rõ những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học (ĐDSH), trong đó có việc xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

Hai thủy điện ĐN6 & 6A không phải là công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh nên việc xây dựng 2 công trình này vi phạm điều 7 Luật Đa dạng Sinh học. Cũng trong Luật ĐDSH, Điều 11: Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

Tại mục 2 ghi rõ việc tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước được quy định như sau: mục (d) Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, trường hợp có sự khác nhau giữa quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch ngành, lĩnh vực, trừ quy hoạch quốc phòng, an ninh thì ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

VRN cho rằng: Việc quy hoạch xây dựng thủy điện là thuộc quy hoạch ngành, do đó phải ưu tiên quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Ở đây, Vườn quốc gia Cát Tiên là quy hoạch bảo tồn ĐDSH (đã có) của cả nước! Như vậy, việc Bộ NN&PTNT điều chỉnh đất của VQG để làm thủy điện là vi phạm điều 11 luật ĐDSH.

2. 3. VRN NGHI NGẠI DIỆN TÍCH RỪNG BỊ MẤT SẼ CAO HƠN Theo báo cáo ĐTM dự án Đồng Nai 6A sẽ làm mất “174,6 ha rừng (107,5 diện tích lòng hồ và 44,67 ha diện tích công trình và 22,43 ha diện tích cấp đất tạm thời)”[1].

Còn dự án Đồng Nai 6 thì “tổng diện tích cấp đất cho công trình là 197,63 ha” [2]. Con số này được tính toán dựa vào diện tích bị ngập nước, phần đất rừng bị chiếm do xây dựng công trình và phần diện tích sử dụng cho việc thi công. Điều này hoàn toàn không đúng, đặc biệt là phần tóm tắt có đoạn “Khi thủy điện Đồng Nai 6A đi vào hoạt động thì mực nước sẽ dâng lên cao làm ngập khu vực rừng trước đây không ngập, điều này tạo cho cây rừng tiếp xúc với mực và mặt nước gần hơn do đó cây cối trong những vùng lân cận của vùng ngập sẽ có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với trước đây (ở xa mặt nước)”[3].

Bất kỳ người am hiểu về hệ sinh thái rừng thường khó có kiểu lập luận như vậy. Ở các khu rừng không ngập nước thường xuyên, cây rừng đã tồn tại hàng chục năm trời trong điều kiện khô hạn vào mùa nắng và chỉ nhận nguồn nước trời vào mùa mưa, kết cấu thổ nhưỡng ở khu vực này là cứng chắc nhưng thoáng khí. Khi chuyển sang điều kiện ngập nước do hồ chứa thì nền đất sẽ chuyển qua trạng thái bão hoà khiến kết cấu của nó chuyển sang mềm nhão, bời rời, dễ sạt lở và rửa trôi. Điều kiện đất úng ngập sẽ làm rễ cây rừng bị ngộp vì thiếu thoáng khí và cây rừng dễ dàng bị chết đi, đổ nhào và tình trạng xói mòn chung quanh hồ gia tăng nhanh chóng. Khi đó diện tích đất rừng bị mất đi sẽ nhiều hơn theo năm tháng chứ không đơn thuần là phần đất mặt bị ngập nước.

Kinh nghiệm ở hồ chứa thuỷ điện Nam Ngum ở phía Bắc Vientaine (Lào), diện tích rừng xung quanh hồ chứa bị mất thực tế cao hơn 20 - 30% so với diện tích rừng bị ngập nước, còn ở thuỷ điện Kulakhani, phần đất rừng chung quanh hồ chứa mất nhiều hơn 60 - 70 % diện tích mặt nước hồ.

Ngoài ra, trong thi công thường diện tích rừng thường bị tàn phá nhiều hơn so với dự tính trong các báo cáo ĐTM. Điều nghi ngại này là hoàn toàn có cơ sở, chưa kể đến các công trình thuỷ điện hiện nay ở Việt Nam đều là những nơi mà lâm tặc, thú tặc dễ dàng tiếp cận để tiếp tục huỷ diệt những mảng rừng còn sót lại khiến công việc bảo tồn khó khăn. Hồ chứa nước chính là nơi vừa thuận lợi cất giấu cây rừng bị chặt trộm vừa là nơi thuận lợi cho việc vận chuyển gỗ lậu từ rừng đến nơi tiêu thụ.

Như vậy, cần phải xem lại việc tính toán diện tích rừng mất đi theo báo cáo và diện tích rừng thật sự mất đi do cây rừng chung quanh hồ bị chết theo quá trình tích nước gây lầy hoá và xói mòn, cộng thêm quá trình thi công sẽ có nhiều cây rừng bị bức tử ngoài phạm vi thiết kế do công nhân của dự án hoặc do lâm tặc lợi dụng để cố tình chặt trộm. Diện tích rừng thực tế bị mất cao hơn báo cáo sẽ làm gia tăng nghi ngại các số liệu tính toán thiệt hại trong báo cáo không còn tin cậy.

Phần rừng chung quanh hồ thuỷ điện Nam Ngum bị chết do đất úng ngập. Cây rừng ở hồ thuỷ điện Nam Ngum bị chết do hiện tượng lầy hoá và sạt lở. Phần rừng quanh hồ thuỷ điện Kulekhani (Nepal) bị chết do đất úng ngập và sạt lở. Khi thi công công trình thuỷ điện Đồng Nai 3, nhiều cánh rừng đã bị phá.

2.4. VRN NGHI NGẠI CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN TÀI NGUYÊN RỪNG ĐỀ XUẤT TRONG ĐTM Báo cáo có nêu: “Việc bảo tồn thực vật rừng sẽ được chủ dự án thực hiện bằng cách trồng cây tại khu vực cấp đất tạm thời và làm giàu thêm các loài sống trong rừng. Đối với diện tích rừng bị mất do tích nước của hồ chứa sẽ được thực hiện trồng lại ở vị trí khác, khu vực trồng lại rừng này sẽ do Ban quản lý vườn Quốc Gia Cát Tiên và UBND 3 tỉnh quyết định.

Quá trình này thực hiện sau khi khai hoang năm đầu tiên và có báo cáo kèm theo phần đất được giao, xác định khu vực nào cần trồng rừng, khu vực nào cần bổ sung loài cho phong phú thêm, các loài sẽ sử dụng, phương pháp trồng và kế hoạch thực hiện chi tiết”. [5] Đối với động vật rừng, báo cáo cho rằng: “Thực hiện di dời các cá thể loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương, bị bệnh vào phân khu phục hồi và bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Cát Tiên.

Những loài thực vật đặc hữu, thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm trong khu vực xây dựng dự án mà tại các khu vực khác của VQG không có thì BQL VQG Cát Tiên sẽ thực hiện thu thập cây con và nguồn gen đến phân khu phục hồi sinh thái của VQG để ươm trồng và nhân giống cây trồng".6].

Tuy nhiên, trong các phần còn lại của báo cáo, người đọc không thấy có luận cứ nào cho thấy đã có vị trí diện tích đất dự trữ cho việc trồng lại rừng, phương thức trồng đúng loại rừng bị mất, không thấy có bản cam kết của Ban quản lý vườn Quốc Gia Cát Tiên và UBND 3 tỉnh là chắc chắn có hơn 372,23 ha đất trống dành riêng cho Tập đoàn Đức Long Gia Lai thực hiện chương trình trồng lại rừng. Ngoài ra, chuyện di dời các cá thể (chim, thú, cá, …) bị nguy cấp gần như không tưởng, việc thu thập gen và cây giống cũng không phải đơn giản như báo cáo đã nêu. Việc trồng cây tại khu vực cấp đất tạm thời không thể nào “làm giàu thêm loài sống trong rừng”, nếu không ngăn ngừa khả năng đưa các loài cây trồng ngoại lai làm hỏng hệ sinh thái đặc hữu của Vườn Cát Tiên.

Đến nay, ở Việt Nam, chưa có công trình thuỷ điện nào đã thực hiện đúng cam kết trồng lại đủ số diện tích rừng đã bị phá. Nhiều cánh rừng chung quanh đập thuỷ điện Sông Tranh 2 đã bị “cạo trọc”, và vẫn còn trơ trọi sau nhiều năm kể từ khi khai hoang. Hình 5: Thuỷ điện Sông Tranh 2 ở Quảng Nam.

2.5. VRN NGHI NGẠI VỀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Theo báo cáo, “tại khu vực dự kiến xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, kết quả ghi nhận có 38 loài gồm 11 loài ếch nhái thuộc 4 họ ếch nhái và 27 loài bò sát thuộc 13 họ bò sát được ghi nhận qua phỏng vấn, quan sát ngoài thiên nhiên hay hình ảnh chụp được (Phụ lục 11 và 12 - Báo cáo chuyên đề Đa dạng sinh học).

Trong đó có 1 loài ếch mày gai mắt đỏ được ghi trong sách Đỏ Thế giới ở mức độ chưa đủ dữ liệu và 9 loài bò sát được ghi nhận trong Sách Đỏ Thế giới (2011) và Sách Danh lục Đỏ Việt Nam (2007)”[7], và “đã ghi nhận được khu vực dự án có 208 loài, thuộc 167 chi, 75 họ, 45 bộ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).

Trong đó, ngành Dương xỉ có 11 loài thuộc 9 chi của 5 họ là họ Nguyệt xỉ (Adiantaceae), họ Mộc xỉ (Dryopteridaceae), họ Ráng tây sơn (Gleicheniaceae), họ Ráng đa túc (Polypodiaceae) và họ Bòng bong (Schizeaceae); ngành Hạt trần có 4 loài thuộc 1 chi của 1 họ là họ Gấm (Gnetaceae) và ngành Ngọc lan có 183 loài, 157 chi của 69 họ thuộc 42 bộ”[8].

Với những liệt kê như trên, mặc dù chưa hoàn toàn đầy đủ vì còn thiếu những phát hiện mới - ví dụ như loài trà Camellia longii là một loài mới, có hoa rất đẹp, chuẩn bị được công bố khoa học - thì không thể nói khu vực dự án là nghèo nàn về đa dạng sinh học được nếu chỉ đơn thuần đánh giá theo kiểu kinh tế lâm nghiệp. Tính đa dạng sinh học là một khái niệm rất rộng không chỉ đơn thuần là việc liệt kê, đếm số loài mà còn phải xem xét các tác động phụ thuộc qua lại trong một môi trường sống, chuỗi thức ăn nhất định.

Theo quan điểm của VRN, khu vực dự án khó có thể chấp nhận đây là nơi nghèo về rừng, nghèo về đa dạng sinh học được. Loài Camellia longii mới được phát hiện trong khu vực dự kiến làm thuỷ điện.

Việc hình thành một hồ chứa nước lớn và kéo dài trên một đoạn sông sẽ làm thay đổi đáng kể môi trường sống các loài động và thực vật đặc hữu ở đây, đặc biệt là các loài nguy cấp, cắt đứt đường di chuyển, trốn chạy của những loài có nguy cơ bị săn bắt, thay đổi đặc điểm kiếm ăn và tạo nguy cơ làm gia tăng quần thể của những loài không mong đợi như hồ chứa sẽ làm gia tăng số lượng và diện tích của quần thể cây Mai Dương, các loài tảo độc, các sinh vật đáy sẽ thay đổi đặc điểm do sự thay đổi áp suất và nhiệt độ ở đáy sông nay thành hồ chứa. Các cây hoang dã (dương xỉ, nấm, rêu, địa y, …) và các sinh vậy nhỏ (bò sát, giun, kiến, …) sống ẩn dưới các tầng cây lớn, kể cả các cây dưới tán tre trúc sẽ bị chết đi do bị ngập nước và sự gia tăng thời gian và cường độ ánh sáng phản chiếu từ mặt thoáng hồ chứa.

Các sự mất mát này sẽ là vĩnh viễn cho một số loài và làm giảm đi tính đa dạng sinh học. Không thể đơn thuần là chuyện di dời các loài sinh vật đặc hữu này đi nơi khác giống như việc di dời các cây cảnh trong một khu vườn. Bởi vì Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.

VRN không tán thành đề xuất di chuyển các loài đặc hữu bởi vì làm như vậy là phản khoa học.

VRN khẳng định cho đến nay, chưa ai thành công trong việc di chuyển loài đặc hữu, bởi vì chúng chỉ tồn tại và phát triển ở một nơi đặc biệt nào đó.

Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã cung cấp các thông tin về từng vấn đề đang được dư luận quan tâm:

Về dư luận cho rằng, Hội đồng thẩm định cần mời tất cả các tỉnh liên quan đến dự án thủy điện Đồng Nai 6 &6A cùng tham dự (thay vì lấy ý kiến bằng văn bản), cần có chuyên gia sinh học, sinh thái học hoặc có chuyên môn sâu về đánh giá trữ lượng thủy sản, thậm chí nên có một hội đồng khoa học độc lập để nghiên cứu lại việc đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên của dự án một cách đầy đủ, nghiêm túc, khoa học, đưa ra các kết luận xác đáng, giúp nhà nước có quyết định đúng, chuẩn dựa trên lợi ích quốc gia; Cục thẩm định và Đánh giá tác động môi trường cho biết:

Hội đồng thẩm định ĐTM dự án thủy điện Đồng Nai 6 & 6A hiện nay do Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định (số 1344, ngày 21/8/2012) dựa trên Nghị định 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT và căn cứ Nghị định 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Hội đồng thẩm định gồm 16 người, trong đó có 11 chuyên gia khoa học, do PGS.TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ tịch. Đây là Hội đồng thẩm định độc lập, theo qui định của pháp luật. Theo qui chế, tỷ lệ chuyên gia tại các Hội đồng thẩm định tối tiểu từ 50% trở lên. Đối với 2 dự án này, do tính đặc thù, tỷ lệ các chuyên gia chiếm 80%, trong đó các Ủy viên phản biện là TS Phạm Khang, Tổng thư ký Hội Đánh giá tác động Môi trường Việt Nam, PGS.TS Vũ Văn Tuấn, chuyên gia Thủy văn - Môi trường.

Hội đồng có đại diện được cử từ các Bộ, ngành, địa phương có đất nằm trong dự án như Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông. Cũng theo luật qui định, các địa phương hạ lưu chịu ảnh hưởng có thể lấy ý kiến bằng văn bản nếu thấy cần thiết.

Trong quá trình thẩm định, các ủy viên Hội đồng có quyền đánh giá độc lập theo đánh giá riêng dựa trên kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của các chuyên gia, không chịu tác động của bất cứ ai, bất cứ “bên” nào, kể cả Chủ tịch Hội đồng thẩm định. Trên thực tế đã từng có nhiều trường hợp, toàn bộ thành viên hội đồng thẩm định bỏ phiếu tán thành, chỉ Chủ tịch hội đồng phản đối hoặc ngược lại.

Bản chất của đánh giá tác động môi trường là công khai các nội dung liên quan đến tác động của dự án. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005, bản báo cáo ĐTM tóm tắt đã được công khai lấy ý kiến tham vấn cộng đồng đối với các địa phương thuộc khu vực dự án và sau khi được phê duyệt, Chủ dự án có trách nhiệm niêm yết công khai kết trên cơ sở chương trình quản lý môi trường đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM. Đặc biệt, ngay sau khi tiến hành khảo sát hiện trường, đã công khai báo cáo khảo sát.

Cho đến hiện nay  không có ý kiến nào đưa ra trên công luận nằm ngoài ý kiến đã ghi trong biên bản. Riêng đối với ý kiến cho rằng ĐTM cần phải đánh giá tâm linh, chúng tôi thấy rằng trong ĐTM, theo luật định, phần đánh giá tác động xã hội chỉ đề cập tới hiện trạng dân tộc, tập quán, di tích lịch sử, có bao gồm cả văn hóa tâm linh của cộng đồng. Đối với các ý kiến không tán thành, Hội đồng lắng nghe, không né tránh, nhưng hội đồng chưa nhận được những ý kiến nào mang tính thực tiễn và khoa học liên quan đến đánh giá ĐTM của hai dự án.

Đối với ý kiến cần đánh giá lại một cách toàn diện, hài hòa giữa các lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường của dự án, theo Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường:

ĐTM hiện nay của dự án thủy điện 6 & 6A là ĐTM đầu tiên thực hiện 3 chuyên đề về dòng chảy thủy văn, đa dạng sinh học và tác động xã hội.

Phải nói rằng, sau khi  tiến hành làm lại ĐTM, chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực trong vấn đề này. Việc tính toán 3 chuyên đề này cho thấy, chủ đầu tư đã có những nỗ lực nhất định trong quá trình thực hiện ĐTM liên quan đến các vấn đề về môi trường, văn hóa, xã hội đã và đang được các nhà khoa học và dư luận quan tâm, lo lắng, thể hiện trách nhiệm trước cộng đồng và xã hội.

Những vấn đề đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và tổn thất về môi trường cũng đã được thể hiện tương đối rõ ràng trong báo cáo ĐTM. Trong quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai, việc thay đổi từ một bậc thang thủy điện Đồng Nai 6 với loại hình thủy điện hồ chứa thành thủy điện đập dâng với 2 bậc thang Đồng Nai 6 và 6A đã thể hiện sự giảm thiểu tác động của thủy điện đến môi trường, đa dạng sinh học và các tác động về xã hội, văn hóa, lịch sử…

Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm của 2 dự án này, Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện cũng đã mời đơn vị tư vấn độc lập thẩm định và đánh giá lại chuyên đề thủy văn dòng chảy để làm rõ các tác động của 2 dự án đến các tỉnh hạ du và đa dạng sinh học của khu vực Bầu Sấu.

Đối với các ý kiến  thách thức khi triển khai dự án 6 &6A, bao gồm việc có đặt ĐTM hai dự án này trong mối liên hệ tổng thể với các thủy điện trên sông Đồng Nai, có nên làm ĐMC cho cả hệ thống thủy điện trên lưu vực hoặc thực hiện ĐTM tổng thể cho cả lưu vực; và ảnh hưởng của dự án với việc Vườn Quốc gia đang trong quá trình để cử khu di sản thiên nhiên thế giới, di chỉ văn hóa Óc Eo, hệ tri thức bản địa người Mạ dọc sông Đồng Nai,  Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường cho biết:

Theo quy định, việc đánh giá ĐMC thuộc thẩm quyền của cơ quan lập quy hoạch hệ thống bậc thang thủy điện lưu vực sông Đồng Nai và đánh giá môi trường tổng hợp thuộc phụ thuộc vào các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và là trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường; không thuộc trách nhiệm của chủ dự án.

ĐTM là công cụ khoa học mang tính dự báo, tiên lượng những tác động môi trường về cả mặt tích cực, tiêu cực có thể xảy ra, từ  đó đưa ra những biện pháp nhằm ứng phó, thích nghi, giảm thiểu, loại trừ các tác động tiêu cực.

Theo báo cáo số 1741/BNN-TCLN ngày 20 tháng 6 năm 2011 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Vườn quốc gia Cát Tiên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì 2 dự án sẽ chuyển đổi 137 ha Vườn Quốc gia Cát Tiên, đây chủ yếu là diện tích thuộc vùng đệm (phân khu phục hồi) nhưng lại nằm trong vùng lõi của Vườn.  Trên thực tế, tại dự án thủy điện Đồng Nai 6 chỉ chiếm 1,9 ha vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên trên tổng thể 73.000 ha của Vườn. Vì thế, những dự báo về tác động môi trường tự nhiên và giải pháp đưa ra phải khách quan, hiện thực và 2 dự án này sẽ  không gây nhiều tác động đến thảm phủ, đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia nếu có những biện pháp giám sát và quản lý nghiêm túc quá trình thi công.

Riêng đối với vấn đề văn hóa bản địa của người Mạ (thuộc văn hóa Sa huỳnh chứ không phải văn hóa Óc eo vốn là nên văn hóa thuộc Đồng bằng sông Cửu Long), ĐTM đề cập tới cho thấy người Mạ có nhiều nhất ở Lâm Đồng (31.869 người, chiếm 77% tổng số người Mạ), thứ 2 là ĐăkNông (6.456 người ); Đồng Nai đứng thứ 3 (2.436 người) và ít nhất là Bình Dương (432 người). Dự án nằm cách xã  Đồng Nai Thượng 5 km, không có các hoạt động mở đường thi công nên tác động của dự án đến văn hóa của dân tộc Mạ là không đáng kể. Mặt khác, xã  Đồng Nai Thượng với khoảng 1.500 nhân khẩu là một bộ phận nhỏ  của cộng đồng người Mạ suốt chiều dọc sông Đồng Nai nhưng hiện đã có sự lai tạp do đồng bào các dân tộc khác (kinh, nùng, tày… di cư từ các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông sang và từ phía bắc vào) ít nhiều cũng đã làm mai một các hệ tri thức bản địa của dân tộc Mạ. Các di chỉ khảo cổ cũng không có tài liệu nào ghi nhận được trong khu vực này.

Về ý kiến phản đối  xây dựng 2 dự án của UBND tỉnh Đồng Nai dựa trên kết quả hội thảo khoa học về tác động môi trường của 2 dự án đối với vùng hạ lưu trên địa bàn tỉnh (3 tác động tích cực, 6 tác động tiêu cực), Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường cho rằng:

Việc này như đã nói ở phần trên, các tỉnh hạ lưu căn cứ vào các đánh giá tác động của 2 dự án, đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu có liên quan đến các tác động của 2 dự án đối với địa phương mình để đưa ra các ý kiến trong phạm vi chức năng, quyền hạn do địa phương mình quản lý, không nên có các ý kiến đối với các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền và trách nhiệm của UBND các tỉnh khác.

Về ý kiến Vườn Quốc gia Cát Tiên là 1/9 Vườn quốc gia, Khu bảo tồn trong cả nước có nhiều thủy điện nhất (6/51) và có tới 7.227,5ha rừng đặc dụng bị chặt để xây dựng 29 nhà máy thủy điện với tổng công suất 4.521,2 MW, cho thấy việc lấy đất từ Vườn quốc gia, khu bảo tồn đang là chuyện thường hàng ngày; khiến dư luận quan tâm nhiều về sự bất ổn trong văn bản pháp luật:

Nội dung này cần xem lại các quy hoạch của các Bộ, ngành đã được triển khai thực hiện. Ở đây có sự chồng chéo giữa các quy hoạch của các ngành. Thực chất quy hoạch bậc thang thủy điện lưu vực sông Đồng Nai được lập, phê duyệt trước quy hoạch Vườn Quốc gia Cát Tiên và rừng phòng hộ Nam Cát Tiên. Mặt khác, việc quy hoạch Vườn Quốc gia Cát Tiên và rừng phòng hộ Nam Cát Tiên có nhiều điểm bất hợp lý thiếu tính khả thi như đã nói về vùng đệm nằm trong vùng lõi và các diện tích quy hoạch rừng phòng hộ hiện lại là rừng sản xuất được các doanh nghiệp và cá nhân quản lý rất khó để chuyển đổi như quy hoạch đề ra. Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường cho rằng đây là vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Báo cáo ĐTM của hai dự án thủy điện 6 &6A chỉ là một trong những căn cứ liên quan đến đánh giá các tác động về môi trường - kinh tế - xã hội cũng như xem xét các biện pháp giảm thiểu phòng ngừa các tác động đó được cơ quan thẩm định đánh giá làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền đồng ý về chủ trương đầu tư và cho phép đầu tư 2 dự án nêu trên (thẩm quyền này có thể thuộc quốc hội, Chính phủ phụ thuộc vào các quy định của pháp luật hiện hành).

(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Nhóm Yêu quý & Bảo vệ RQG Cát Tiên: "Khu Dữ trữ Sinh Quyển Thế giới Đồng Nai nói không với Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A"

 

HÌNH. BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI ĐỀ XUẤT

KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI là khu mở rộng từ Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cát Tiên (Khu DTSQ Cát Tiên) được UNESCO công nhận vào ngày 10/11/2001, với tổng diện tích 728.756 ha, nằm trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Lắc. Qua thời gian xây dựng, củng cố từ 2004 đến 2008, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hoá Đồng Nai hình thành trên phạm vi rộng lớn với tổng diện tích 100.300 ha, trên cơ sở sáp nhập 05 đơn vị gồm 03 Lâm trường là Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An cùng Trung tâm quản lý di tích Chiến khu Đ và Trung tâm Thủy sản Đồng Nai.

Để tạo một dãy hành lang liền mạch mang tính tổng thể, toàn vẹn để bảo vệ - phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cho Đồng Nai nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung với rất nhiều loài động - thực vật quí hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng cùng các hệ sinh thái đa dạng gồm rừng, đất ngập nước và đồng cỏ, UBND Tỉnh Đồng Nai đã chủ trương xây dựng hồ sơ thành lập Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai (Khu DTSQ Đồng Nai) và đã được UNESCO/MAB phê chuẩn tại Hội nghị Đại hội đồng Mạng lưới các khu DTSQ thế giới vào ngày 29/6/2011; Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Đồng Nai (sau đây viết tắt là Khu DTSQ Đồng Nai) có 03 vùng lõi gồm Vườn Quốc Gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai và Khu Bảo tồn vùng nước nội địa hồ Trị An. Khu DTSQ Đồng Nai thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp (khu vực SA5 - lưu vực sông Đồng Nai - WWF, 2001) nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh thái quan trọng thế giới được xác định trong “Global 200 Ecoregions”, là Vùng Chim Đặc hữu Đông Nam Á (Asian Endemic Birds Area - FFI, 2003).

Đây là phức hợp của nhiều Di sản, Di tích đặc biệt,  nhiều cảnh quan văn hóa và tự nhiên quý giá, độc nhất mà không một nơi đâu trên thế giới có được, là khu vực lý tưởng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu văn hóa, lịch sử và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chi trả dịch vụ môi trường, tận hưởng các dịch vụ sinh thái, kinh tế xanh, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do rừng và thiên nhiên nơi đây mang lại.

Vì thế, Khu Dữ trữ Sinh Quyển Thế giới Đồng Nai cần phải nói không với Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A!

GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học môi trường, Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. HCM): “Bốn câu hỏi gửi tới các cơ quan liên quan trách nhiệm”

1. Đã tính toán khả năng động đất như thế nào? Cơ sở khoa học nào bảo đảm rằng các đứt gãy sụt lún này trong tương lai không có động đất?

2. Tại sao lại cho phép 2 tram 6 và 6A quá gần nhau như vậy, cơ sở khoa học?

3. Tại sao hầu hết các nước trên thế giới đều ngưng phát triển thủy điện vì cái "lợi bất cập hại" về tài nguyên - môi trường, hệ sinh thái tự nhiên và môi trường nhân văn mà Việt Nam vẫn làm?

4. Khi cho phép xây dựng 6 và 6A đã tính toán "khả năng chịu tải" của hệ sinh thái lưu vực và khả năng chịu tải môi trường lưu vực chưa? Kết quả ra sao?

Nhóm Save CATTIEN National Park: Tổng hợp nhanh các câu hỏi của cử tri tỉnh Đồng Nai gửi gắm đến Quốc hội để chất vấn 5 bộ trưởng liên quan trách nhiệm đến việc xây dựng hai Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A xâm hại Vườn Quốc gia Cát Tiên:

1. Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng: Thưa Bộ trưởng, trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng có trả lời là nhất quyết sẽ cho rà soát và rút khỏi quy hoạch những thủy điện xâm hại đến rừng đặc dụng, vậy tại sao Bộ trưởng không thực hiện lời hứa này đối với Thủy điện 6 Và 6A?

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Căn cứ vào đâu, luận chứng kinh tế khoa học kĩ thuật nào, báo cáo khả thi nào mà Bộ đã có Công văn số 228/BNN-TCLN ngày 06 tháng 02 năm 2012 trình Thủ tướng rằng: hai thủy điện ĐN6 + 6A được xây dựng sẽ không ảnh hưởng lớn đến các nội dung và tiêu chí xác lập VQGCT?

3. Bộ Tài nguyên Môi trường: Việc lấy chiếm hơn 50 héc ta rừng đặc dụng là vi phạm điều 7 của Luật Đa dạng sinh học và phải trình Quốc hội thông qua, nếu là công trình an ninh - quốc phòng. Vậy vấn đề này Bộ đã xem xét và tham mưu chính phủ như thế nào?

Nếu xét thấy hai DTMs thực hiện chưa đạt yêu cầu, chưa thể hiện được ảnh hưởng cộng hưởng của việc nổ mìn, thi công và khai thác đá cũng như việc sẽ phá thêm rừng để mở ít nhất là 30km - 40km đường mới và phát tuyến thi công đường dây tải điện,… những việc sẽ làm nguy hại nghiêm trọng đến an toàn của nhiều loài quý hiếm đặc hữu và mất mát những gen gi truyền quý? Vậy Bộ có thực hiện trách nhiệm của mình bằng cách không thông qua DTMs lần này không?

4. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch: Bộ đã công nhận di chỉ Óc Eo ở khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai là Di tích quốc gia đặc biệt. Hiện nay Bộ có chủ trương tiếp tục khai quật các di tích còn lại ở lòng đất để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Vậy việc xây dựng hai thủy điện Đồng Nai 6 sẽ có thể chôn vùi và làm mất đi những cơ hội tiềm năng cho việc phát hiện và công nhận các di tích mới nhất là những di tích, di sản của người Mạ cổ dọc sông Đồng Nai, vậy Bộ trưởng có nhận xét và ý kiến gì về vấn đề này?

5. Bộ Ngoại giao: Việc thi công xây dựng hai thủy điện Đồng Nai 6 tại rừng đặc dụng - vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, Khu Ramsar quốc tế và đang chuẩn bị chờ thẩm định để được UNESCO công nhận là Di sản thế giới là vi phạm vào các Công ước và cam kết quốc tế của chính phủ Việt Nam: Công ước Đa dạng sinh học, Công ước Ramsar, Công ước bảo vệ di sản. Vậy Bộ sẽ ý kiến định hướng như thế nào về việc xây dựng dự án vi phạm cam kết quốc tế này?

Bạn đọc Thanh Nguyen (email: thanhrns@yahoo.com.au): "Nhà khoa học phải khách quan"

Tôi theo dõi nhiều các nhà báo và các nhà khoa học viết về dự án Đồng Nai 6 và 6A, tôi thấy hầu như các nhà báo và nhà khoa học chỉ nói về những mặt tiêu cực của dự án, không đề cập đến các mặt tích cự của nó, nếu có đề cập đến các mặt tích cực thì rất ít và không đáng kể, không nêu ra hết lợi ích kinh tế của nó. Như vậy là không công bằng cho nhà đầu tư.

Tôi cũng chỉ là một người dân bình thường, nhưng tôi thấy dự án này mang lại rất nhiều lợi ích quốc gia, lợi ích của dự án lớn hơn rất nhiều, dự án nào thì cũng ảnh hưởng đến môi trường nhưng từ những ảnh hưởng đó mình khắp phục tốt thì sẽ cải thiện hơn nhiều, nên các nhà khoa học và bạn đọc nên công tâm và hướng cho nhà đầu tư nếu thực hiện dự án thì phải cải tạo tốt về môi trường thì sẽ được nhiều người ủng hộ.

Tôi thấy ở Việt Nam con người với nhau nếu người này không ăn được thì đạp cho đổ người kia như vậy làm sao xã hội phát triển lành mạnh được nếu cứ có suy nghĩ ích kỉ đó.

Tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam nên công tâm và thấy rằng mấy ông nhà báo vì lợi nhuận của nhuận bút mà nói không đúng sự thật.

Tôi thấy Viện Tài nguyên và Môi Trường DHQG TPHCM họ đang làm một việc công tâm, để công bằng cho nhà đầu tư và xã hội Việt Nam.

Nhóm Save CATTIEN: "Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) phải xem xét lại từ công tác quy hoạch, không thể đá "quả bóng" sang Bộ Tài nguyên Môi trường (MONRE)?"

Nhóm chúng tôi đã có một vài tài liệu của dự án, theo con đường phi chính thức. Thư điện tử của ông Nguyễn Huỳnh Thuật là thành viên Nhóm chúng tôi ngày 13/09/2012 gửi Ông Nguyễn Vũ Trung đề nghị công khai Báo cáo ĐTM, và thư của GS.TS Nguyễn Trường Tiến gửi Tập đoàn Đức Long Gia Lai ngày 05/09/2012, đề nghị cung cấp thông tin của dự án đầu tư, vẫn chưa nhận được hồi âm.

Nhóm chúng tôi cần có tài liệu chính thức của dự án, và thời gian để đưa ra các nhận xét về các khía cạnh khác nhau của dự án thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A, ví dụ như kiểm nghiệm đánh giá lại mô hình toán cho hai đập ĐN 6 và ĐN 6A; và kết quả phân tích sẽ được tiếp tục gửi đến một số thành viên của Hội đồng thẩm định.

Các chuyên gia am hiểu sâu về mô hình thủy văn, mô hình thủy lực cũng sẽ kiểm nghiệm theo góc nhìn của mình để có đối chứng càng tăng thêm giá trị của phản biện.

Theo ý kiến của Nhóm chúng tôi, trong giai đoạn trước mắt chưa nên họp Hội đồng thẩm định đánh giá ĐTM (để tiếp tục lắng nghe phân tích các ý kiến đa chiều, thu thập bổ sung phân tích các luận cứ pháp lý, các thông tin, tư liệu cần thiết).

Chúng tôi có thể tiếp tục viết thư riêng gửi một số vị lãnh đạo có trách nhiệm về quan điểm xử lý dự án ĐN 6 và 6A. Các thư này, với các luận chứng, và dẫn chứng về bài toán "trade off" đánh đổi, sẽ đề nghị phải thận trọng trước khi quyết định về dự án ĐN6 và 6A. Thậm chí có những công việc đề nghị Bộ NNPTNT phải xem xét lại từ công tác quy hoạch, không thể đá "quả bóng" sang Bộ TNMT. 

Chúng tôi giữ quan điểm rằng, cần mời bổ sung một số thành viên tham gia trong Hội đồng Thẩm định (kể cả những người có ý kiến khác biệt). Ba (03) tỉnh thành phía hạ lưu (Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM) về nguyên tắc người ta có thể chỉ xin ý kiến bằng văn bản, nhưng đối với dự án nhạy cảm, chúng tôi cho rằng nên mời tham gia trực tiếp Hội đồng vẫn tốt hơn. 

Mặc dù chỉ dựa trên các tài liệu dự án chưa đầy đủ và không chính thức về mặt danh nghĩa, nhưng các ý kiến nhận xét của Nhóm Save CATTIEN sẽ cố gắng tiếp tục cập nhật, phân tích, lập luận chắc chắn trên cơ sở khoa học, lời lẽ ôn hòa, xây dựng trên tinh thần đối thoại, không đối đầu để thuyết phục những người có trách nhiệm.

Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các vấn đề, hoặc đơn giản chỉ là các câu hỏi, về các khía cạnh liên quan thể hiện trong một số hình vẽ dưới đây.


 

 

Câu hỏi 1: Các phương án tuyến đập thủy điện Đồng Nai 6 & 6A đã phải là cuối cùng chưa? Điều chỉnh Quy hoạch thế nào? Sự phối kết hợp và "đá bóng" giữa bốn (04) Bộ: Bộ NN&PTNN (MARD), Bộ TNMT (MONRE), Bộ Công thương (MOIT), Bộ VH-TT-DL (CINET) đã đến hồi kết chưa, và đã/sẽ tham mưu tốt cho Thủ tướng chưa/không? 


Câu hỏi 2: Tại sao chỉ có sơ đồ tổng mặt bằng xây dựng cho thủy điện Đồng Nai 6 mà không có sơ đồ tương tự cho thủy điện Đồng Nai 6A?
 

 

Câu hỏi 3: Hình này thể hiện sơ đồ vị trí thủy điện Đồng Nai 6A so với VQG Cát Tiên. Độ chính xác của khoảng cách 25km - 30km? Phải chăng, Chủ đầu tư & Tư vấn muốn nói rằng, khoảng cách đó là an toàn cho Cát Lộc, Cát Tiên và Bàu Sấu? 

 

Câu hỏi 4: Hình này thể hiện Vị trí chiếm đất của dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A trong VQG Cát Tiên. Bản thân chữ trong, và những chữ "bảo vệ nghiêm ngặt", "phục hồi sinh thái"..., là có hàm nghĩa rằng, cứ làm thủy điện vô tư?
 

 

Câu hỏi 5: Vị trí khu vực cấp đất xây dựng công trình của dự án thủy điện Đồng Nai 6, giáp và vắt ngang ranh giới VQG Cát Tiên?
 


Câu hỏi 6: Bản đồ ngập lũ thượng lưu sông Đồng Nai từ bậc thang thủy điện Đồng Nai 5 đến Hồ Trị An cho mô phỏng vỡ đập ĐN 6 bằng phần mềm MIKE 11. Các thông số đầu vào/Input data cho phần mềm được lựa chọn thế nào?

GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học môi trường, Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. HCM): “Đánh giá tác động môi trường còn sơ sài”

Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP. HCM thực hiện (do chủ đầu tư - Tập đoàn Đức Long Gia Lai thuê) còn quá sơ sài.

Báo cáo chưa tính đến việc các con đập xây dựng ở các thác nước thuỷ điện 6, 6A đều nằm trên những đứt gãy, sụt lún sâu. Khi có một sức nặng của 31 triệu m3 nước đè lên đáy hồ, nguy cơ xảy ra động đất tự nhiên do đứt gãy và động đất là có.

Báo cáo cũng chưa tính được khả năng chịu tải của hệ sinh thái tiểu lưu vực 6 và 6A, chưa cân đối với khả năng chịu tải của hệ sinh thái toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai để từ đó xét xem hệ sinh thái này còn có sức chịu tải (sức chứa) nữa không, nếu còn thì còn bao nhiêu, khi vỡ đập với độ cao 800m, chúng ta sẽ lường trước được cái gì sẽ xảy ra cho hệ sinh thái và dân cư đô thị ở hạ lưu Thủ Dầu Một, TP.HCM? Trong lúc toàn vùng cao nguyên Việt Nam (Tây Nguyên) có đến trên 300 thuỷ điện lớn nhỏ thì liệu sông Đồng Nai có đổi dòng không, vì khi sông đổi dòng chảy, tai hoạ sẽ vô cùng lớn lao.

Đánh giá tác động môi trường là phải lường được mọi vấn đề có thể xảy ra, nhưng ở đây báo cáo vẫn chưa làm được. Ngoài ra, báo cáo không nêu ra được kết luận rõ ràng: ảnh hưởng gì đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân văn và ở mức độ nào... để từ đấy khuyến cáo người ra quyết định có nên cho làm thuỷ điện 6, 6A không?

Khi tôi đọc hành văn của tác giả, tôi thấy báo cáo không giấu được chủ ý “cố gắng để chủ đầu tư thắng”. Việc để chủ đầu tư trả tiền cho đơn vị làm đánh giá tác động môi trường như ở Việt Nam chúng ta chẳng khác gì đẩy đơn vị lập đánh giá vào thế “ăn cơm chúa múa tối ngày”. Tôi đề nghị Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên có một buổi hội thảo mở về vấn đề thuỷ điện 6 và 6A và tránh kiểu: ai ủng hộ thì mời phản biện, ai không ủng hộ thì lơ đi!

TS Tô Văn Trường: "Nhiều vấn đề chưa được làm rõ"

Khách quan nhận xét, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án ĐN 6 và 6 A của Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia TP HCM thực hiện lần này tốt hơn rất nhiều so với báo cáo lần trước. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều tồn tại cần làm rõ về phương pháp luận ĐTM, tính khả thi của việc điều tiết nước về phía hạ lưu, các thông tin chi tiết về hiện trạng rừng và mức độ đa dạng sinh học, văn hóa bản địa tại khu vực dự án vv…

Hiện nay trên thế giới có 4 loại hình đánh giá tác động là: Đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động xã hội, đánh giá tác động sức khỏe và đánh giá tác động kinh tế.

Dưới góc độ khoa học, mỗi loại hình đánh giá tác động phải đáp ứng 3 tiêu chí của khoa học là đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu.

Dưới góc độ môi trường, 4 loại hình đánh giá tác động này được coi là công cụ mang tính phòng ngừa rất hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường.

Trong đánh giá tác động môi trường, tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường là các căn cứ, chuẩn mực để so sánh, đánh giá và xác định mức độ của các tác động môi trường. Độ tin cậy, chính xác của đánh giá tác động môi trường phụ thuộc vào phương pháp dự báo, thông tin số liệu đầu vào và kinh nghiệm tay nghề của người thực hiện. Khó khăn cho những người thực hiện ĐTM là độ tin cậy và rất hạn chế về lượng thông tin có tính hệ thống, đồng bộ. Cách tốt nhất đối với ĐTM là phải “lồng ghép” trong dự báo, đánh giá tác động của hệ thống các dự án trong cùng một vùng.

Đối với tác động môi trường của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cần xem xét và đánh giá cẩn trọng đối với các vấn đề về mất vĩnh viễn diện tích rừng, suy giảm đa dạng sinh học, rủi ro và sự cố môi trường.

Dự án thủy điện 6A lựa chọn phương án mực nước dâng 175m, và đánh giá là giảm diện tích rừng bị mất vĩnh viển so với phương án dâng 177 m là khoảng 15 ha, trong đó, chỉ có 2 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt của Nam Cát Tiên.

Như vậy với phương án này, diện tích khu bảo vệ nghiêm ngặt bị ngập là 25 ha, trên tổng số 107 ha đất rừng bị ngập. Đối với Đồng Nai 6, lựa chọn phương án mực nước dâng 224 m thì diện tích chiếm đất vĩnh viễn là 171,36 ha (155,35 ha diện tích lòng hồ và 16,01 ha diện tích công trình chính) trong đó có 77, 36 ha thuộc rừng Quốc gia Nam Cát Tiên.

Tuy nhiên, trong báo cáo chưa tính đến diện tích đất dùng cho tuyến truyền tải điện, bao gồm cả hành lang an toàn, các phương án truyền tải chưa được nêu ra, mặc dù hành lang an toàn theo quy định là không lớn, nhưng lại kéo dài và như vậy diện tích đất và rừng bị mất là con số không nhỏ.

Nếu đứng trên quan điểm của các nhà bảo tồn đa dạng sinh học, căn cứ theo luật đa dạng sinh học thì rõ ràng cả 2 dự án đều vi phạm vào khu bảo tồn thuộc vườn Quốc gia Cát Tiên. Toàn bộ quá trình từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành đều gây tác động vĩnh viễn đến việc mất tổng số gần 300 ha đất rừng trong đó 25 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt và 77 ha rừng phòng hộ.

Cũng theo đánh giá của báo cáo ĐTM, thì vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những khu vực hiếm hoi ở Đông Nam Bộ có tính đa dạng sinh học cao, tồn tại nhiều loại động thực vật có tính bản địa, có giá trị kinh tế, và cần được bảo tồn vì có nguy cơ tuyệt chủng, thuộc những loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.

Theo các chuyên gia đa dạng sinh học nhiều năm gắn bó với rừng Cát Tiên phản ánh hiện trạng rừng Cát Tiên ngoài rừng nghèo kiệt và tre nứa thuần loại còn các hệ sinh thái như rừng kín thường xanh cây nửa lá rụng, rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa, rừng ngập nước ven suối và sông. Nhiều loại thực vật quý hiếm và đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy như cẩm lai, gỗ đỏ, gỗ mật, trắc và động vật như chà và chân đen, vượn đen má vàng, culi nhỏ, sóc đen lớn vv…

Để cập nhật các số liệu xác thực, rất cần nhóm chuyên gia độc lập tiến hành khảo sát thực địa để minh chứng, cung cấp cho Bộ Tài nguyên & Môi trường và Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường.

Đứng trên góc độ người dân bình thường, câu hỏi đặt ra là, nếu không có việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thì rừng có được bảo vệ nghiêm ngặt như tên của nó không? Vấn nạn khai thác gỗ lậu, săn bắn thú rừng trái phép diễn ra khắp nơi như hiện nay liệu những khu rừng như Nam Cát Tiên còn tồn tại được bao lâu? Như vậy thủ phạm làm mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học ở đây là ai? Chủ đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện? hay những công ty xuất nhập khẩu gỗ lâm sản hay hàng ngàn quán nhậu có thực đơn là thịt thú rừng. (Vườn Quốc gia Cát Tiên đã xác nhận cá thể Tê giác 1 sừng cuối cùng đã bị sát hại năm 2011)!.

Đứng trên quan điểm quản lý môi trường là sự cân nhắc giữa bài toán được và mất, cái được về mặt kinh tế của 2 dự án này theo tính toán kinh tế là đã rõ, những cái thiệt hại về môi trường nhiều khi không tính được bằng tiền, vậy quan điểm của các nhà quán lý như thế nào? Các cam kết của chủ đầu tư cần cụ thể hóa kế hoach trồng và phục hồi rừng, (trong khi rừng đều đã có chủ là giao cho dân), cũng như cam kết hỗ trợ phát triển sinh kế và đảm bảo an sinh xã hội cho cộng đồng địa phương.

Ngoài việc lấy ý kiến của chính quyền, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và người dân, chủ đầu tư cần thảo luận, có sự đồng thuận của chủ rừng, vườn Quốc gia Cát Tiên, cơ quan quản lý môi trường của các địa phương Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng vv…

Trong báo cáo đề cập đến rất nhiều loại rủi ro và sự cố, tuy nhiên những rủi ro, hoặc lỗi kỹ thuật trong các khâu thiết kế, thi công chưa được đề cập tới.

Lấy ví dụ trường hợp nổ do công nhân khoan tại hầm thủy diện Nam Pong, Nghệ An, hay rò rỉ, thấm thân đập thủy điện sông Tranh 2. Đối với rủi ro do vỡ đồng thời 2 đập ĐN 6 và 6A, thì mức độ, diện tích ngập ở phía hạ lưu được tính toán tương đương với trường hợp lũ năm 2000 và 2006.

Do vậy báo cáo phải có sự cam kết của chủ đầu tư về việc xây dựng kế hoạch trong đó có các biện pháp ứng phó bao gồm cả phương tiện dự phòng trong trường hợp sự cố xẩy ra.

Các chuyên gia môi trường thường quan ngại điểm yếu nhất của quy trình “Đánh giá tác động môi trường” của ta hiện nay là khâu hậu kiểm!

Công trình thuỷ điện Đồng Nai 6A nằm trong khu vực bị rải chất độc hoá học trong chiến tranh. Chất độc hoá học tồn tại rất bền vững trong đất, nên nếu có sẽ làm ảnh hưởng sức khoẻ người dân và động vật trong vùng dự án cũng như chất lượng nước hồ. Chủ dự án nên tìm hiểu chi tiết và thuê cơ quan chuyên môn tiến hành thăm dò chất độc hoá học mặc dù hiện chưa có báo cáo về chất độc hoá học khu vực này.

Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 45/TTg-KTN ngày 31/8/2011 gởi các Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên & Môi trường, UBND các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước yêu cầu luận chứng thêm các diện tích rừng và đất cần chuyển mục đích sử dụng để thực hiện các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A để xem xét cho việc chuyển đổi hay không; Thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Rừng là bộ phận kết cấu hạ tầng sinh thái của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả! Cuối tháng 9 năm nay, đoàn chuyên gia của thế giới sẽ bắt đầu đến Việt Nam xem xét, đánh giá hồ sơ di sản thế giới của rừng Cát Tiên bởi vậy báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A cần được tiếp tục bổ sung làm rõ các vấn đề còn tồn tại.

Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều nhà quản lý và khoa học của các ngành ở trung ương và địa phương. Do tính chất nhạy cảm và phức tạp của dự án thủy điện ĐN 6 và 6A, nên thực hiện theo cơ chế “thẩm định mở”, có nghĩa là mời cả đại diện của các tổ chức phản biện không tán thành hoặc có ý kiến băn khoăn về dự án như Mạng lưới sông ngòi, Nhóm yêu quý bảo vệ rừng Cát Tiên cùng tham dự. Thẩm định mở, tôn trọng ý kiến đa chiều, chính là “lối ra” hợp lý nhất cho dự án thủy điện ĐN 6 và 6A.

Chuyên gia môi trường quốc tế Nguyễn Bích Thái Nguyên: "Phục hồi" Vườn Quốc gia

Đứng trên quan điểm sinh thái học và bảo tồn Vườn Quốc gia thì không thể yêu cầu ”trồng và phục hồi rừng” được. Nguyên tắc bảo tồn Vườn Quốc gia là “không lấy gì từ trong mang ra ngoài, không mang gì từ ngoài vào trong”. Khi đã phá hoại Vườn QG thì đã vi phạm vế 1, còn trồng rừng thì vi phạm vế 2.

Làm thế nào có thể ”trồng và phục hồi rừng” với hàng trăm hoặc hàng nghìn chủng loại nấm, địa y, dương xỉ, cây thân thảo, dây leo, cây nhỡ, cây to...? Hay là chỉ trồng vài chủng loài cây? Lại còn nhắm đến cây kinh tế? Hoặc là cây du nhập có sức tăng trưởng nhanh để nhanh phủ xanh, nhanh báo cáo thành tích?

Tóm lại, đã mất hệ sinh thái Vườn QG là xem như mất hẳn, không mong gì “phục hồi” được. Đó là cái mất 100%. Hãy xem cái được sẽ bù lại 100% đó hay không.

Việc khác: tôi đọc thấy ý kiến là 1 đoàn đông bị cho là cưỡi ngựa xem hoa, không đi sâu đi xa đủ để khảo sát hiện trạng hệ sinh thái. Mấy ông bà đó đâu có đủ trang bị, sức lực mà đi khảo sát cho có bài bản nghiêm túc!? Và có đủ kiến thức về phương pháp khảo sát các hệ sinh thái khác nhau? Còn phải đo đếm mật độ, tỷ lệ phân bố chủng loài... Có chuyên gia về chim không? về côn trùng? về nấm? về thủy sinh? Rồi thì làm sao quan sát được thú hoang dã khi chỉ đi 1 đoạn nhanh chóng? Người ta lặn lội hàng tuần nơi rừng sâu, bãi lầy, ven suối... thì mới mong quan sát và ghi chép quần thể, chủng loài... thú hoang dã.

Cái phản biện là ở chỗ đó: anh nào, đoàn nào đã đi sâu và xa đến đâu, thấy những gì, đo đếm những gì, chụp ảnh được những gì... thì cần được mời phát biểu.

Xin mời các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học và bạn đọc cùng góp ý, tranh luận.

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động