Dự án Nhiệt điện Vân Phong 1: Vướng đàm phán hợp đồng BOT
10:35 | 15/03/2013
>> Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1: Mục tiêu phát điện tổ máy 1 cuối năm nay
>> Đổ m3 bê tông đầm lăn đầu tiên, mốc quan trọng của Thuỷ điện Lai Châu
>> Dự án lọc dầu Vũng Rô được hưởng ưu đãi một số loại thuế nhập khẩu
>> Khánh thành thủy điện cột nước thấp đầu tiên của Việt Nam
Từ năm 2006, Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đề nghị đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1, công suất 2.640 MW, vốn đầu tư 3,8 tỷ USD trên diện tích hơn 350 ha tại xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa).
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc việc Tổ hợp nhà đầu tư Sumitomo (Nhật Bản) và Công ty cổ phần Đầu tư công nghiệp - xây dựng Hà Nội (Hanoinco) triển khai xây dựng Dự án theo hình thức BOT. Tuy nhiên, sau đó, vì nhiều lý do, nhất là vướng mắc trong việc đàm phán hợp đồng BOT, đặc biệt trong vấn đề bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ, Dự án bị đình trệ.
Khoảng giữa tháng 9 năm ngoái, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản kiến nghị Bộ Công thương đôn đốc Tổ hợp nhà thầu Sumitomo - Hanoinco sớm triển khai Dự án. Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, việc Nhiệt điện Vân Phong 1 chậm tiến độ đã làm ảnh hưởng đến tâm lý người dân trong vùng bị giải tỏa; ảnh hưởng đến nỗ lực của địa phương trong công tác đền bù, giải tỏa để bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư nói riêng và sự phát triển của Khu Kinh tế Vân Phong nói chung.
Vào thời điểm đó, Khánh Hòa đã ứng chi 150/200 tỷ đồng tiền đền bù giải tỏa cho các hộ dân và đầu tư 135 tỷ đồng hoàn thành cơ sở hạ tầng Khu tái định cư Ninh Thủy để di dời dân, giao đất cho dự án này…
Sau văn bản của UBND tỉnh Khánh Hòa, đầu tháng 11/2012, trong thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia, Bộ Công thương đã thông báo cho các nhà đầu tư phát triển Dự án Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 rằng, sau 6 tháng nữa, nếu không tiến hành đàm phán hợp đồng BOT và bảo lãnh Chính phủ của Dự án, thì Chính phủ sẽ thu lại, giao nhà đầu tư khác phát triển Dự án.
Như vậy, tính từ thời điểm này, Tổ hợp nhà thầu Sumitomo - Hanoinco chỉ còn 2 tháng để hoàn tất yêu cầu từ phía Chính phủ Việt Nam. Nếu không, nhà đầu tư Sumitomo - Hanoinco sẽ đối mặt với nguy cơ bị Chính phủ thu hồi Dự án để giao nhà đầu tư khác phát triển.
Mới đây ông Nakamura đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ Tập đoàn trong việc đàm phán hợp đồng BOT. Về vấn đề này, một quan chức Bộ Kế và Đầu tư cho biết, Bộ sẽ đồng ý tham gia đàm phán theo chủ trương của Chính phủ, tuy nhiên, việc đàm phán cần đảm bảo sự bảo hộ về mặt pháp lý cho Dự án, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Tổng Bí thư Tập Cận Bình và "giấc mơ Trung Hoa"
Trận chiến Gạc Ma 1988: Một thiên sử anh hùng
Tổng thống Obama sẽ đưa hồ sơ Biển Đông ra thượng đỉnh
Nam - Bắc Triều Tiên chuẩn bị chiến tranh?
Báo quốc tế 'đồn đoán' về tương lai cảng Cam Ranh
Người Nga và kịch bản Trung Quốc tấn công Nga
Nguồn Baodautu