RSS Feed for Điều động Chủ tịch HĐQT PV GAS làm Phó tổng giám đốc PVN | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 14:32
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Điều động Chủ tịch HĐQT PV GAS làm Phó tổng giám đốc PVN

 - Từ các quy trình nội bộ và chấp thuận của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, sáng nay (9/12), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức lễ công bố Quyết định điều động và bổ nhiệm ông Dương Mạnh Sơn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) làm Phó tổng giám đốc Tập đoàn.
PV GAS về đích sớm chỉ tiêu lợi nhuận (sau thuế) năm 2022 PV GAS về đích sớm chỉ tiêu lợi nhuận (sau thuế) năm 2022

Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS, mã chứng khoán: GAS) đã về đích chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của năm 2022 khi lợi nhuận 9 tháng đã đạt 11.726 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ và vượt xa con số kế hoạch 7.039 tỷ đồng của cả năm.

PV GAS - Top 3 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam PV GAS - Top 3 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam

Lần đầu tiên kể từ khi Vinhomes niêm yết (tháng 5/2018), giá trị thị trường của đại gia bất động sản này đã phải xếp sau Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - mã chứng khoán GAS.

Điều động Chủ tịch HĐQT PV GAS làm Phó tổng giám đốc PVN
Trao Quyết định điều động và bổ nhiệm ông Dương Mạnh Sơn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị PV GAS làm Phó tổng giám đốc PVN.

Ông Dương Mạnh Sơn có trình độ chuyên môn: Thạc sỹ quản trị doanh nghiệp, kỹ sư cơ khí chế tạo máy.

Quá trình công tác: Trước khi về PV GAS, ông Sơn đã kinh qua nhiều vị trí công tác (bao gồm phụ trách kỹ thuật, sản xuất ở nhiều đơn vị trong ngành công nghiệp, xây lắp và đăng kiểm).

Cụ thể, từ tháng 5 năm 1992 đến tháng 3 năm 1994 là kỹ sư tại Phân xưởng vỏ tàu - Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng (Hải Phòng). Từ tháng 3 năm 1994 đến tháng 4 năm 1998 là Kỹ sư phòng, rồi Phó phòng kỹ thuật - Xí nghiệp đường ống - bể chứa thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Dầu khí (nay là Tổng công ty Cổ phẩn Xây lắp Dầu khí Việt Nam).

Sau đó, ông có gần 3 năm (từ tháng 6/1999 đến tháng 4/2002) công tác tại Công ty Đăng kiểm Lloyd's Register of Shipping Vương quốc Anh.

Từ cuối tháng 4 năm 2002 đến tháng 10 năm 2006, ông làm Phó phòng, rồi Trưởng phòng kỹ thuật sản xuất Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí (nay là PV GAS).

Từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 2 năm 2009, sau gần 1 năm làm Giám đốc Xí nghiệp kinh doanh Khí thấp áp (nay là CTCP Phân phối Khí thấp áp), ông làm Trưởng ban Xây dựng của PV GAS.

Từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 5 năm 2015, ông là Phó tổng Giám đốc PV GAS. Ngay sau đó, ông hơn 6 năm làm Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PV GAS cho đến tháng 24/9/2021 và là Chủ tịch HĐQT PV GAS từ đó cho đến nay.

Được hưởng lợi từ chính sách của Chính phủ và PVN đối với việc bao tiêu và phân phối các sản phẩm khí ngoài khơi, PV GAS hiện nay đã vươn mình lên như một tập đoàn con trong tập đoàn mẹ PVN, có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước, cũng như vai trò định hình và dẫn đầu ngành công nghiệp khí ở thị trường nội địa.

Hơn ba thập kỷ đi cùng những thăng trầm của PVN, PV GAS đã không ngừng phát triển hệ thống cơ sở vật chất gồm: Đường ống vận chuyển khí ngoài khơi, kho cảng nhập khẩu, chế biến và phân phối các sản phẩm khí.

Trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển, có thể thấy rõ những thành quả nổi bật nhất của PV GAS là giai đoạn ông Dương Mạnh Sơn làm Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT từ tháng 5 năm 2015 đến nay. Đương nhiên trong giai đoạn mở rộng thị trường và đa dạng hóa các dòng sản phẩm khí từ năm 2015 đến 2019 cũng có thêm dấu ấn của ông Lê Như Linh với tư cách là Chủ tịch HĐQT.

Giai đoạn ông Sơn làm Tổng giám đốc, PV GAS đầu tư và đưa vào hoạt động thương mại một loạt hệ thống đường ống khí ngoài khơi gồm: PM3 - Cà Mau, Nam Côn Sơn 2, Kho cảng LNG Thị Vải, các cụm đường ống cụm mỏ: Sư Tử Trắng (giai đoạn 1), Thiên Ưng - Sao Vàng - Đại Nguyệt. Đây chính là cơ sở gia tăng khối tài sản PV GAS có giá trị vốn hóa thị trường hơn 10 tỷ USD như hiện nay.

Năm nay, dù bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid kéo theo nhu cầu sụt giảm nhiên liệu đầu vào đối với các nhà máy nhiệt điện khí, PV GAS vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, vượt chỉ tiêu kế hoạch và lợi nhuận năm. Cụ thể, doanh thu cả năm ước đạt hơn 80.000 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, vượt 75% so với kế hoạch, trên tổng tài sản đạt hơn 85.000 tỷ đồng.

Về PVN, hiện chưa rõ phạm vi phụ trách của ông sẽ bao gồm những lĩnh vực nào trong cơ cấu 5 Phó tổng giám đốc Tập đoàn như hiện nay, nhưng có thể thấy rõ, với kinh nghiệm và năng lực quản trị - điều hành, ông Sơn sẽ là sự bổ sung cần thiết trong bối cảnh PVN đang chuyển mình trước những thách thức về chuyển dịch năng lượng, cũng như thay đổi cơ cấu nhân sự cao cấp khi một số lãnh đạo Tập đoàn sẽ nghỉ hưu trong vòng một, hoặc hai năm nữa.

Trong định hướng phát triển của PVN, tiếp tục tái cấu trúc để tập trung vào ngành nghề cốt lõi - nơi khâu đầu và khâu sau sẽ đóng vai trò trọng tâm, một loạt dự án khí - điện sẽ lần lượt được triển khai khi Luật Dầu khí (sửa đổi) có hiệu lực từ giữa năm sau. Trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn sẽ có nhiều dự án dầu khí trọng điểm và mỏ tận thu ngoài khơi được phát triển đồng bộ, bổ sung, gia tăng sản lượng khí cho phát triển kinh tế ở khâu sau, cũng như làm đòn bẩy tăng trưởng cho toàn ngành.

Sản lượng khí hiện nay từ các mỏ ngoài khơi ước đạt khoảng 9,7 tỷ m3 khí/năm, sẽ sụt giảm từ năm 2023, nếu như không cập nhật thêm mỏ mới, trong khi nhu cầu khí tự nhiên cho phát điện vẫn sẽ tăng cao trong những năm sắp tới, ước khoảng trên dưới 10 tỷ m3 khí/năm.

Do ảnh hưởng từ biến động chính trị gần đây trên thế giới, nguồn khí nhập khẩu LNG đang chịu tác động giá leo thang, kéo theo những khó khăn về chuỗi cung ứng và cam kết hợp đồng phân phối khí cho các dự án khí điện LNG (bao gồm bao tiêu khí, khối lượng khí, kế hoạch nhận khí và thanh toán).

Trong dự thảo Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất đặt nguồn điện khí hóa lỏng (LNG) phải đạt 23.900 MW. Theo nhìn nhận của giới chuyên môn, đề xuất đầu tư điện khí LNG ở Việt Nam hiện tại là rất nhiều, nhưng phía trước còn nhiều thách thức, trong đó có nguồn cung cấp nhiên liệu.

Đó chính là những thách thức cho cả khâu đầu và khâu sau về nhu cầu bảo đảm an ninh năng lượng, do đó, bằng kinh nghiệm quản lý lâu năm ở PV GAS, ông Sơn đáng được kỳ vọng sẽ là sự bổ sung kịp thời để cùng với tập thể lãnh đạo PVN có những đối sách phù hợp cho chiến lược phát triển các dự án khí - điện sắp tới.

Qua đó, PVN không chỉ phát triển khai thác dầu khí mà còn làm sâu sắc hơn các Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, kinh tế biển và ngành năng lượng trước những thách thức về thị trường nội địa, cũng như khu vực khi thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm xăng, dầu sẽ bằng 0% từ 1/1/2024.

Nhìn xa hơn, thông qua các hợp đồng dầu khí, PVN sẽ gia tăng sự hiện diện trên các vùng nước sâu, xa bờ, không chỉ đáp ứng mục tiêu tối thượng là gia tăng trữ lượng và sản lượng dầu khí thông qua các hợp tác quốc tế, mà còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, cũng như góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh hải của quốc gia Việt Nam./.

NGUYỄN LÊ MINH

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động