RSS Feed for Điều chỉnh tiến độ dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná (giai đoạn 1) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 19:12
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Điều chỉnh tiến độ dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná (giai đoạn 1)

 - Thông tin từ UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, chính quyền địa phương này vừa có quyết định về việc điều chỉnh tiến độ khởi công dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná (giai đoạn 1), công suất 1.500 MW từ quý 3/2021 sang quý 2/2022.
Những quan ngại của chuyên gia về Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná Những quan ngại của chuyên gia về Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná

Tiếp theo thông tin về Dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná (giai đoạn 1) đăng trên Năng lượng Việt Nam Online (ngày 29/12/2020), sáng nay (ngày 20/1/2021), Thường trực Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm để bàn về sự cần thiết và những quan ngại, thách thức của dự án này. Sau khi thảo luận, cân nhắc các ý kiến, các chuyên gia đã thống nhất kết luận 3 nhóm nội dung dưới đây, xin chia sẻ với bạn đọc.

Theo quyết định điều chỉnh tiến độ lần này, dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná (giai đoạn 1) sẽ hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, khởi công dự án trong quý 2/2022 và hoàn thành xây dựng, đưa dự án vào hoạt động trong quý 2/2026.

Trong văn bản, UBND tỉnh Ninh Thuận không nêu lý do lùi tiến độ khởi công, nhưng cho biết, đến cuối quý 2/2021, địa phương này đã chỉ đạo hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuẩn bị cho công tác đấu thầu dự án.

Trước đó, khi UBND tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu khởi động sớm dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng, là “cần thiết” và “kịp thời”, nhưng cũng lưu ý: Mục tiêu khởi vào quý 3/2021 và hoàn thành dự án vào năm 2024 là hơi lạc quan.

Theo nhìn nhận của chuyên gia: Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná có quy mô đầu tư lớn, khoảng 49.000 tỷ đồng, tương đương trên 2,1 tỷ USD, với mô hình “chuỗi” phức hợp LNG - điện lực. Mô hình đòi hỏi có một hệ thống kỹ thuật liên tục, gắn kết: Công trình cảng nước sâu, kho chứa LNG, hệ thống tái hóa khí và các nhà máy điện, cũng như hạ tầng ban đầu phải đảm bảo các điều kiện để phát triển đầy đủ quy mô 6.000 MW trong tương lai.

Theo đó, nhà đầu tư sẽ xây dựng một nhà máy điện khí sử dụng công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp, công suất 1.500 MW; xây dựng cảng nhập LNG đáp ứng quy mô sản lượng LNG thông qua cảng là 4,8 triệu tấn/năm, bao gồm:

1/ Hai cảng lỏng, giai đoạn 1 xây dựng một bến.

2/ Đê chắn sóng phía Đông.

3/ Các công trình hạ tầng, phụ trợ phục vụ toàn bộ khu cảng nhập LNG.

4/ Kho chứa LNG có công suất 4x1,2 triệu tấn/năm, giai đoạn 1 đầu tư toàn bộ hạ tầng kho chứa LNG và xây dựng, lắp đặt trước một bồn chứa LNG phục vụ nhu cầu dự án công suất 1.500 MW.

5/ Kho tái hóa khí, bao gồm 4 trạm tái hóa khí, công suất 4x1,2 triệu tấn/năm, giai đoạn 1 cần đầu tư toàn bộ hạ tầng khu tái hóa khí và xây dựng, lắp đặt trước một trạm tái hóa khí phục vụ nhu cầu dự án công suất 1.500 MW.

6/ Hệ thống đường ống dẫn khí từ trạm tái hóa khí đến nhà máy điện khí LNG giai đoạn 1, công suất 1,2 triệu tấn/năm.

7/ Hệ thống truyền tải điện đảm bảo truyền tải công suất toàn bộ trung tâm điện lực LNG 6.000 MW, giai đoạn 1 đầu tư các ngăn lộ phục vụ nhà máy công suất 1.500 MW.

Có thể khẳng định, đây là chuỗi dự án lớn, phức tạp, nhiều hạng mục và có yêu cầu kỹ thuật cao và năng lực tài chính tốt, vì vậy, trong quá trình chuẩn bị dự án UBND tỉnh Ninh Thuận cần lưu ý thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Công Thương và các quy định hiện hành về lựa chọn nhà đầu tư. Ngoài ra, các bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Quốc phòng... cần phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ tỉnh triển khai dự án đồng bộ, an toàn, đảm bảo hiệu quả.

Với dự án này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã đặc biệt lưu ý: Nếu nhìn trên bản đồ về vị trí của Dự án (xã Diêm Phước, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận), nằm gần giáp ranh giữa hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, với độ cao địa hình đồi núi khoảng từ 400 -:- 600 m ở khu vực phía Tây của dự án và là điểm cao nhất trong dải ven biển kéo dài hàng trăm km, theo hướng Tây - Nam đến Bà Rịa - Vũng Tàu, thì đây là “một vị trí có ưu thế về an ninh phòng thủ ven biển”.

Vì vậy, việc lựa chọn nhà đầu tư trong nước phát triển dự án này để đảm bảo an ninh quốc phòng trong mọi tình huống là hợp lý.

Điều chỉnh tiến độ dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná (giai đoạn 1)
Bản đồ vị trí khu vực Dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná (theo Google Earrth).

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động