Đề xuất chuyển đổi nhiên liệu, hình thức đầu tư, công suất dự án Nhiệt điện Quảng Trị
07:37 | 02/11/2023
Chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn: Chính phủ đề nghị nghiên cứu đề xuất của giới chuyên gia
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, ngày 13/9/2023, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 7027/VPCP-CN gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền và quy định trong triển khai Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn theo đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ. (Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền). |
Tính toán xác định tác động của giá than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam
Trong bài báo này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cung cấp một số thông tin về giá cả nhiên liệu (than, khí, LNG) cho phát điện (bao gồm giá trong nước và thị trường quốc tế), đồng thời sử dụng phương pháp tính thông dụng hiện nay để xác định giá thành bình quân cho các nguồn nhiệt điện truyền thống tại Việt Nam. Đó là phương pháp tính chi phí (giá thành) san bằng suốt đời sống dự án, hay còn gọi là “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). |
Nhận diện rủi ro tiến độ đầu tư nguồn điện LNG, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII
Theo tính toán về thời gian đầu tư dự án điện khí, điện gió ngoài khơi: Nếu tính từ lúc có Quy hoạch đến khi có thể vận hành, nhanh nhất cũng mất khoảng 8 năm, thậm chí trên 10 năm, trong khi kinh nghiệm phát triển nguồn điện này ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu. Nhưng theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 (chỉ còn 7 năm), công suất của 2 nguồn điện nêu trên phải đạt 28.400 MW... Vậy giải pháp nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu đã đề ra? Tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam. |
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Trị đề xuất như sau:
1/ Chấm dứt thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Quảng Trị sử dụng nhiên liệu than, do Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan (EGATi) làm chủ đầu tư.
2/ Chuyển đổi nhiên liệu dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Quảng Trị từ sử dụng than, sang sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu.
3/ Chuyển đổi hình thức đầu tư từ BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao) sang hình thức dự án điện độc lập (IPP).
4/ Điều chỉnh quy mô công suất từ 1.320 MW sử dụng nhiên liệu than, lên 1.500 MW sử dụng nhiên liệu khí LNG.
Dự án Nhiệt điện BOT Quảng Trị tại Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho EGATi làm chủ đầu tư theo hình thức BOT. EGATi là công ty con của Công ty Điện lực Thái Lan - một doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ Thái Lan (nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu).
Như vậy, nếu đề xuất trên được Chính phủ chấp thuận, cùng với dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Hải Lăng (giai đoạn 1), trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị sẽ có 3.000 MW từ nguồn điện khí LNG. Còn giai đoạn 2 của dự án này được nhà đầu tư đề xuất với quy mô công suất khoảng 3.000 MW.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Hải Lăng do tổ hợp nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T (Việt Nam), Tổng công ty Năng lượng Hanwha (HEC), Tổng công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS) và Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO) thực hiện./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM