Cập nhật tiến độ thi công dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng (ngày 6/11/2024)
07:56 | 06/11/2024
Nghị định 135 về điện mặt trời (tự sản, tự tiêu) - Phản ánh từ doanh nghiệp, ý kiến của chuyên gia Chính sách điện mặt trời đã được người dân, doanh nghiệp chờ đợi gần 4 năm qua đã có hành lang pháp lý: Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (tự sản xuất, tự tiêu thụ). Trong bài báo dưới đây, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ tổng hợp nội dung liên quan đến chính sách, những ưu điểm vượt trội của nguồn điện này, cũng như các kiến nghị, phản ánh từ doanh nghiệp và ý kiến của chuyên gia sau khi Nghị định được ban hành. |
Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam Trong bài báo này, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cung cấp thông tin cập nhật gần đây về giá nhiên liệu (than, khí, LNG) cho phát điện (bao gồm giá trong nước và thị trường quốc tế); đồng thời sử dụng phương pháp tính thông dụng hiện nay để xác định ước tính giá thành bình quân cho các nguồn nhiệt điện truyền thống tại Việt Nam. Đó là phương pháp tính “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). Các tính toán LCOE với điện than, chúng tôi chỉ xét tới công nghệ phổ biến hiện nay - lò hơi siêu tới hạn (SC), với giá nhiên liệu than khai thác trong nước và nhập khẩu. Còn với điện khí, là công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp đang chiếm tỷ trọng lớn trong công suất các nhà máy hiện hữu, cũng như đang xây dựng và sẽ đầu tư phát triển ở Việt Nam. Về giá nhiên liệu khí, được tính toán từ các mỏ: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Sao Vàng Đại Nguyệt, PM3-CAA, Cái Nước 46 (khu vực chồng lấn với Malaysia), Lô B, Cá Voi Xanh... và các dự báo về giá LNG nhập khẩu. |
Theo ông Bùi Phương Nam - Giám đốc EVNPMB1: Trong tháng 10/2024, nhờ tận dụng tốt điều kiện thời tiết thuận lợi, đại diện chủ đầu tư và nhà thầu đã tổ chức hiệu quả các biện pháp thi công trên công trường dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Cụ thể:
- Thi công bê tông cửa lấy nước đạt 100% kế hoạch.
- Thi công đổ bê tông giếng đứng số 1 đạt 223% kế hoạch, giếng số 2 đạt 100%.
- Thi công bê tông hầm dẫn nước số 1 đạt 142%, đổ bê tông nền hầm dẫn nước số 2 đạt 112%...
Đặc biệt, lực lượng tư vấn giám sát thi công và lắp đặt trực tại hiện trường, thực hiện giám sát 3 ca, đáp ứng được yêu cầu kịp thời nghiệm thu, giám sát tại hiện trường. Công tác giám sát chất lượng tuân thủ các quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ thiết kế và các quy trình.
Về công tác giám sát môi trường, sức khỏe và an toàn tiếp tục được thực hiện nghiêm túc. Trong bối cảnh mùa mưa bão, trên công trường thường xuyên được kiểm tra khi thời tiết có mưa, đảm bảo an toàn và công tác tiêu thoát nước hố móng.
Phát biểu tại cuộc họp giao ban trực tuyến công trường dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng (chiều 5/11/2024), Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương ghi nhận, biểu dương những nỗ lực của EVNPMB1 và các nhà thầu đã triển khai tốt các biện pháp thi công, đảm bảo tiến độ dự án. Đồng thời, yêu cầu tiếp tục đẩy tiến độ thi công trên công trường, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu quý 4 và cả năm 2024. Các nhà thầu tiếp tục đảm bảo huy động nhân lực, thiết bị và lập kế hoạch chi tiết khối lượng thi công theo tuần, tháng để triển khai thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án.
Cùng đó, EVNPMB1 cần tập trung giải quyết các thủ tục liên quan về giải phóng mặt bằng. Rà soát điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, phương án thi công chi tiết đường dây 500 kV đấu nối… Các lực lượng trên công trường tiếp tục phối hợp nhịp nhàng, giữ vững tiến độ dự án với mục tiêu phát điện trong năm 2025.
Công trường dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng, đầu tháng 11/2024. |
Để dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng phát điện trong năm tới, chủ đầu tư đã đề ra kế hoạch mục tiêu cho quý 4/2024 như sau:
1. Thi công bê tông cửa lấy nước đến cao độ 120,7m.
2. Đổ bê tông kết cấu nhà máy khu vực hạ lưu đến cao độ 31m.
3. Đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thép lót các phân đoạn và bê tông hầm dẫn nước.
4. Thúc đẩy thi công đường dây 500 kV đấu nối của dự án.
Với công tác thi công, các nhà thầu tiếp tục khẩn trương huy động tăng cường nhân lực, thiết bị và lập kế hoạch chi tiết khối lượng thi công theo tuần, tháng, quý để triển khai thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng và kế hoạch của dự án.
Với đơn vị tư vấn thiết kế cần phối hợp chặt chẽ với Ban điều hành dự án, đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công bám sát công trường để xử lý các vấn đề thiết kế trong quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị. Tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị điều chỉnh các thiết kế kỹ thuật, đảm bảo điều kiện thực tiễn trên công trường.
Với công tác lắp máy, cần kiểm soát công tác lập kế hoạch tiến độ giữa bên xây, bên lắp, phối hợp nhịp nhàng, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để tham gia công việc trên công trường.
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng khi đi vào vận hành (trong năm 2025) sẽ tăng khả năng khai thác công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, nâng cao khả năng điều tần, độ an toàn, ổn định, hiệu quả vận hành hệ thống điện quốc gia và tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hằng năm vào mùa lũ của công trình Thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện. Mặt khác, Nhà máy sẽ góp phần giảm cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hằng năm./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM