RSS Feed for Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 22/01/2025 17:50
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

 - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Dưới đây là một số nội dung chính của Kế hoạch.
Các khuyến nghị về phát triển điện LNG trong Quy hoạch điện VIII của Việt Nam Các khuyến nghị về phát triển điện LNG trong Quy hoạch điện VIII của Việt Nam

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển ngành điện LNG của Việt Nam (điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội, rủi ro, thách thức) và các khuyến nghị về phát triển điện LNG trong Quy hoạch điện VIII. Rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII - Nhận diện các thách thức và đề xuất giải pháp Phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII - Nhận diện các thách thức và đề xuất giải pháp

Sau hơn 2 năm được Bộ Công Thương trình và chỉnh sửa, đến ngày 15/5/2023 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII. Đây là một bản Quy hoạch thể hiện rõ tính “chuyển dịch năng lượng” của Việt Nam, thực hiện cam kết tiến tới trung hòa phát thải khí nhà kính vào năm 2050 (net-zero) tại COP26. Tuy nhiên, với hệ quả từ chậm trễ đầu tư xây dựng nhiều nguồn nhiệt điện lớn từ các quy hoạch điện trước, các thách thức để thực hiện Quy hoạch lần này còn rất lớn, ngay cả trong giai đoạn quan trọng trước mắt đến năm 2030. Dưới đây là phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về nguyên nhân, bài học và đề xuất các giải pháp thực hiện Quy hoạch điện VIII hiệu quả.

1. Danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành tới năm 2030:

- Tổng công suất nhiệt điện khí là 14.930 MW.

- Tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW.

- Tổng công suất nhiệt điện than là 30.127 MW.

- Tổng công suất nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ là 2.700 MW.

- Tổng công suất thủy điện là 29.346 MW.

- Tổng công suất thủy điện tích năng là 2.400 MW.

2. Công suất nguồn điện năng lượng tái tạo của các địa phương/vùng và danh mục các dự án nguồn điện tới năm 2030:

- Tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW.

- Tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW.

- Tổng công suất thủy điện là 29.346 MW.

- Tổng công suất điện sinh khối là 1.088 MW.

- Tổng công suất điện sản xuất từ rác là 1.182 MW.

- Tổng công suất điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW.

- Tổng công suất pin lưu trữ là 300 MW. Ưu tiên phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo kết hợp đầu tư pin lưu trữ. Công suất pin lưu trữ của nhà máy điện năng lượng tái tạo không tính vào công suất của dự án nguồn điện, không tính vào cơ cấu công suất pin lưu trữ của hệ thống điện (đến năm 2030 là 300 MW).

3. Các loại hình nguồn điện khác tới năm 2030:

- Dự kiến phát triển 300 MW các nguồn điện linh hoạt. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.

- Dự kiến nhập khẩu điện khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý để tận dụng tiềm năng nguồn điện xuất khẩu của Lào.

- Nguồn điện năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới như sau:

+ Những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW khi có các dự án khả thi.

+ Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất các loại năng lượng mới (như hydro xanh, amoniac xanh) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu: Ưu tiên phát triển tại các khu vực có tiềm năng năng lượng tái tạo tốt, cơ sở hạ tầng lưới điện thuận lợi; quy mô phát triển phấn đấu đạt 5.000 MW (chủ yếu là nguồn điện gió ngoài khơi).

4. Chương trình phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo:

- Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 911.400 hộ dân (trong đó, khoảng 160.000 hộ dân chưa có điện, 751.400 hộ dân cần cải tạo) của 14.676 thôn bản trên địa bàn 3.099 xã, trong đó, số xã khu vực biên giới và đặc biệt khó khăn là 1.075 xã (43 tỉnh) thuộc các tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Turn, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bạc Liêu, An Giang, cần Thơ, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau; khu vực còn lại là 2.024 xã.

- Cấp điện 2.478 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ (13 tỉnh) khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh, thành phố: Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, kết hợp cấp điện cho nhân dân.

- Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị); Đảo Thổ Châu, An Sơn - Nam Du (tỉnh Kiên Giang); Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

5. Kế hoạch phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo:

Nghiên cứu xây dựng 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng trong giai đoạn tới năm 2030 như sau:

- Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo tại Bắc Bộ.

+ Vị trí: Tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình... Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.

+ Quy mô: Điện gió ngoài khơi khoảng 2.000 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 500 MW.

+ Các nhà máy chế tạo thiết bị phục vụ phát triển năng lượng tái tạo, dịch vụ cảng biển, hậu cần phục vụ xây lắp, vận hành, bảo dưỡng.

+ Các khu công nghiệp xanh, phát thải các bon thấp.

+ Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.

- Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng Nam Trung bộ - Nam bộ.

+ Vị trí: Tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh... Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.

+ Quy mô: Điện gió ngoài khơi khoảng 2.000 - 2.500 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 1.500 - 2.000 MW.

+ Các nhà máy chế tạo thiết bị phục vụ phát triển năng lượng tái tạo, dịch vụ cảng biển, hậu cần phục vụ xây lắp, vận hành, bảo dưỡng.

+ Các khu công nghiệp xanh, phát thải các bon thấp.

+ Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.

6. Nhu cầu sử dụng đất tới năm 2030:

Tổng nhu cầu sử dụng đất cho nguồn và lưới điện truyền tải toàn quốc khoảng gần 90,3 nghìn ha.

7. Nhu cầu vốn đầu tư tới năm 2030:

- Vốn đầu tư công:

+ Nhu cầu vốn đầu tư cho các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực của ngành điện khoảng 50 tỷ đồng.

+ Nhu cầu vốn đầu tư cho chương trình cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo khoảng 29.779 tỷ đồng. Hiện nay, cân đối được khoảng 8.915,6 tỷ đồng (chiếm 30%), trong đó vốn ngân sách Trung ương cân đối được 7.351,9 tỷ đồng, vốn các địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khoảng 1.563,7 tỷ đồng, vốn chưa cân đối được khoảng 20.857 tỷ đồng (chiếm 70%).

- Vốn khác ngoài vốn đầu tư công:

Toàn bộ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công. Tổng vốn đầu tư ước tính 3.223 nghìn tỷ đồng (tương đương 134,7 tỷ USD), trong đó đầu tư phần nguồn điện khoảng 2.866,5 nghìn tỷ đồng (119,8 tỷ USD) và đầu tư phần lưới điện truyền tải khoảng 356,5 nghìn tỷ đồng (14,9 tỷ USD).

+ Vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2025: 1.366,2 nghìn tỷ đồng (57,1 tỷ USD), trong đó nguồn điện 1.150,9 nghìn tỷ đồng (48,1 tỷ USD), lưới truyền tải 215,3 nghìn tỷ đồng (9,0 tỷ USD).

+ Vốn đầu tư giai đoạn 2026 - 2030: 1.856,7 nghìn tỷ đồng (77,6 tỷ USD), trong đó nguồn điện 1.715,6 nghìn tỷ đồng (71,7 tỷ USD), lưới truyền tải 141,2 nghìn tỷ đồng (5,9 tỷ USD)./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động