RSS Feed for EVN với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 18/11/2024 06:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

EVN với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

 - Ngày 25/12/2018, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Hội thảo EVN với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0), nhằm phổ biến, triển khai tiếp cận cuộc CMCN4.0 tại EVN và các đơn vị thành viên; trao đổi, chia sẻ, cập nhật công nghệ và tình hình ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN4.0 tại Việt Nam và các nước trên thế giới.

Nguồn nhân lực của EVNCPC cho Cách mạng công nghiệp 4.0

 

Phát biểu tại Hội thảo, ông Dương Quang Thành - Chủ tịch HĐTV EVN cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho một cuộc cách mạng mới, ngay sau khi có chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành, EVN đã bắt tay vào thực hiện tiếp cận công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tới nay Tập đoàn đã hoàn thành và phê duyệt Đề án nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh. EVN cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án tại EVN và các đơn vị. Đề án của EVN đã được gửi báo cáo các cơ quan, Bộ, ngành và nhận được sự đánh giá cao về nội dung và tinh thần sẵn sàng đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Tập đoàn.

Trước đó, từ năm 2017, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017, về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, EVN đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, đồng thời đề xuất với Bộ Công thương 6 sản phẩm ưu tiên phát triển trong cuộc CMCN 4.0.

Nội dung Đề án đã đưa ra mục tiêu xây dựng Tập đoàn trở thành Tập đoàn hàng đầu trong khu vực, phát triển bền vững, hiệu quả, ứng dụng các công nghệ số, công nghệ thông tin và công nghệ của cuộc CMCN 4.0 cho mọi hoạt động từ sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh - dịch vụ khách hàng, vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

Hội thảo “EVN với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phổ biến, triển khai tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) tại EVN và các đơn vị thành viên; trao đổi, chia sẻ, cập nhật công nghệ và tình hình ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN4.0 tại Việt Nam và các nước trên thế giới.

Tại Hội thảo, có 12 tham luận được trình bày, tập trung vào các vấn đề chính:

1/ Chuyển đổi số trong cuộc CMCN 4.0;

2/ Tổng quan ứng dụng ICT trong CMCN 4.0 tại EVN; triển khai công nghệ điện toán đám mây EVNCloud;

3/ Ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 trong lĩnh vực truyền tải điện;

4/ Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống điện, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng.

5/ Triển khai CMCN 4.0 tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia và  triển khai AGC (Automatic Generation control) phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện…

Thông qua Hội thảo, EVN và các đơn vị mong muốn tiếp thu kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia, các đơn vị hàng đầu triển khai ứng dụng CMCN 4.0. để đưa ra được các giải pháp, thực hiện thành công 5 định hướng chung đã đề ra, đó là:

Thứ nhất, nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ, triệt để và hiệu quả công nghệ số, công nghệ thông tin và các công nghệ của CMCN4.0, bao gồm nhưng không giới hạn ở công nghệ IoT, AI, Big data, Cloud computing, Blockchain,.. vào mọi hoạt động từ quản trị doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị.

Thứ hai, xây dựng Cloud nội bộ, dịch chuyển hệ thống phần mềm hiện hữu sang vận hành trên nền Cloud nội bộ. Dịch chuyển hạ tầng máy chủ, lưu trữ sang công nghệ ảo hóa để tiết kiệm tài nguyên phần cứng và làm nền tảng xây dựng Cloud nội bộ.

Thứ ba, thực hiện kết nối trực tuyến, thông suốt các trung tâm dữ liệu nhằm khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các kho thông tin dữ liệu của EVN và các đơn vị.

Thứ tư, xây dựng các tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu dùng chung; xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu kết nối.

Thứ năm, lựa chọn công nghệ phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện tại của đơn vị để triển khai thực hiện. Từng bước đánh giá hiệu quả để nhân rộng trong từng khối, đảm bảo khả năng giao tiếp và kết nối với nhau cũng như với ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động khác.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động