RSS Feed for Phê duyệt đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 27/12/2024 11:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phê duyệt đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam

 - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam (Văn bản số 1670/QĐ-TTg, ngày 8/11/2012).

>> Chính phủ chỉ đạo lập đề án phát triển lưới điện thông minh

Lưới điện thông minh (Ảnh minh hoạ)

Mục tiêu tổng quát là phát triển Lưới điện Thông minh với công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện; góp phần trong công tác quản lý nhu cầu điện, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, giảm nhu cầu đầu tư vào phát triển nguồn và lưới điện; tăng cường khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo về môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Mục tiêu cụ thể, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành điện lực, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển lưới điện thông minh: rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện có; xây dựng mới các văn bản về phát triển nguồn năng lượng tái tạo; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.

Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông và tăng cường hệ thống giám sát, điều khiển tự động cho hệ thống điện, hệ thống đo đếm từ xa.

Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, chỉ số tần suất mất điện trung bình của hệ thống giảm 10%; chỉ số thời gian mất điện trung bình của hệ thống giảm 20% sau mỗi giai đoạn 5 năm.

Trang thị các thiết bị hiện đại hoá và điều khiển để tăng năng suất lao động trong ngành điện lực; giảm số người trực tại các trạm biến áp 110kV có trang bị thiết bị tự động hoá và điều khiển từ xa xuống còn từ 3-5người/trạm; thực hiện thao tác đóng cắt lưới trung thế từ xa.

Nâng cao khả năng dự báo nhu cầu phụ tải điện và lập kế hoạch cung cấp điện; hạn chế việc tiết giảm điện do thiếu nguồn thông qua cơ chế dịch chuyển phụ tải đỉnh trong giờ cao điểm hoặc trường hợp khẩn cấp; giảm 1-2% phụ tải cao điểm, thông qua các ứng dụng của cơ sở hạ tầng đo đếm tiên tiến.

Thực hiện các giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý nhằm mục tiêu giảm tổn thất điện năng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện từ 9,23% năm 2011 xuống còn 8% vào năm 2015.

Ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh để kết nối, vận hành ổn định các nguồn năng lượng mới và tái tạo nhằm tạo điều kiện khai thác có hiệu quả, góp phần khuyến khích phát triển, tăng tỷ lệ nguồn điện sử dụng năng lượng mới và tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia.

Khuyến khích nghiên cứu, chế tạo trong nước một số sản phẩm điện tử thông minh trên lưới điện, đáp ứng được nhu cầu công nghệ cho Lưới điện Thông minh.

Đề án cũng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng được chủ động biết và quản lý các thông tin chi tiết về sử dụng điện, chi phí mua điện.

Đề án định hướng lộ trình phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ năm 2012-2016), triển khai Chương trình tăng cường hiệu quả vận hành hệ thống điện, trong đó sẽ triển khai các ứng dụng nhằm tăng cường độ tin cậy, tối ưu vận hành lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối, giảm tổn thất điện năng; tăng cường hệ thống ghi sự cố, hệ thống phát điện và chống sự cố mất điện diện rộng nhằm đảm bảo truyền tải an toàn trên hệ thống điện 500 kV.

Trong giai đoạn này cũng sẽ triển khai một số chương trình thử nghiệm và nghiên cứu, ban hành các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cho Lưới điện Thông minh...

Giai đoạn 2 (2017-2022), tiếp tục thực hiện Chương trình tăng cường hiệu quả vận hành hệ thống điện, tập trung vào lưới điện phân phối; trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông cho lưới điện phân phối. Đồng thời, triển khai các ứng dụng của Lưới điện Thông minh; xây dựng các quy định kỹ thuật; chương trình truyền thông cho cộng đồng.

Giai đoạn 3 (từ sau năm 2022), tiếp tục Chương trình trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông cho lưới phân phối, trong đó sẽ triển khai tiếp các công cụ tối ưu vận hành từ lưới điện truyền tải sang lưới điện phân phối; tiếp tục khuyến khích việc phát triển các nhà máy điện phân tán...

Bộ Công Thương được giao chủ trì thực hiện thành lập Ban Chỉ đạo phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam do một lãnh đạo Bộ Công Thương là Trưởng ban, Cục Điều tiết điện lực là cơ quan thường trực; tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam theo đúng lộ trình đã được phê duyệt.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập kế hoạch cụ thể để thực hiện cho chương trình, đề án, các nhóm công tác cho từng giai đoạn, trình Bộ Công Thương phê duyệt các mục tiêu cụ thể cho từng chương trình, đề án, các nhóm công tác; tổ chức thực hiện các dự án Lưới điện Thông minh thí điểm ở Việt Nam phù hợp với các giai đoạn phát triển Lưới điện Thông minh được duyệt.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Cơ quan chống tham nhũng độc lập: Chỉ làm bộ máy phình to
Tướng Sergei Shoigu: Anh hùng của người dân Nga

Tổng thống Obama và 'vực thẳm ngân sách' Hoa Kỳ

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động