RSS Feed for Phương án tái cơ cấu toàn diện của PVN | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 24/01/2025 03:52
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phương án tái cơ cấu toàn diện của PVN

 - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có công văn gửi Bộ Công Thương về Đề án Tái cơ cấu toàn diện PVN giai đoạn 2017 - 2025. Điều đáng chú ý trong Đề án này là việc PVN đề xuất ban hành Luật Dầu khí sửa đổi, trong đó quy định đặc thù cho lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện của Luật chuyên ngành, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đông Nam Á đối phó giá dầu thấp và kiến nghị cho trường hợp Việt Nam
Quyền quyết định giá dầu và rủi ro của quốc gia nghèo tài nguyên
PVN có thể rút ngắn con đường phát triển bằng cơ chế

Nhiều khó khăn nội tại

Trong Đề án gửi Bộ Công Thương, PVN đã nói rõ những vấn đề mà Tập đoàn gặp phải trong thời gian qua.

Cụ thể, ở công tác quản trị, hệ thống quy định nội bộ dù tương đối đầy đủ, được cập nhất và rà soát thường xuyên nhưng vẫn thiếu đồng bộ, không theo kịp biến động và thay đổi của nền kinh tế thị trường.

Hệ thống tổ chức chưa tinh gọn, trùng lắp, nhiều tầng nấc, đầu mối chịu trách nhiệm xử lý chưa đến cùng, thiếu sự phối hợp chặt chẽ đến các Ban chuyên môn.

Công tác đầu tư, việc quản lý danh mục đầu tư cũng được PVN thừa nhận là chưa bài bản, chuyên nghiệp, đầu tư còn dàn trải dẫn đến việc huy động vốn, hiệu quả đầu tư thấp.

Công tác quản lý tài chính và chi phí thiếu tính hệ thống và kịp thời. Tại một số đơn vị, thiếu định mức, giá thành, quản lý công nợ chưa tốt...

Đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tiến độ thực hiện, theo PVN là còn chậm so với kế hoạch đề ra. Công tác đào tạo chưa bám sát đặc thù của ngành. Việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cũng còn nhiều bất cập.

Tái cơ cấu toàn diện

Theo Đề án, quan điểm của PVN là tập trung phát triển mạnh mối liên kết hữu cơ, tương hỗ chuỗi giá trị thăm dò khai thác dầu khí - khí - chế biến dầu khí nhằm phát huy tối đa thế mạnh, lợi thế của ngành, gia tăng sức cạnh tranh trong các nước để tham gia đầu tư ở nước ngoài.

PVN sẽ tiếp tục thoái vốn khỏi các lĩnh vực dịch vụ (trước và sau năm 2020 sớm nhất cơ thể) và lĩnh vực điện (trước và sau năm 2025 sớm nhất có thể).

PVN cũng sẽ tái phân bổ, tối ưu hoá các nguồn lực giữa các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông qua cổ phần hoá, thoái vốn, M&A, đầu tư mới theo cơ chế thị trường, lấy chỉ tiêu hiệu quả làm nồng cốt, loạt bỏ cạnh tranh nội bộ.

Công tác điều hành sản xuất, kinh doanh cũng được tổ chức lại, giảm đầu mối phụ thuộc. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống quản trị theo chuẩn mực quốc tế.

Việc thực hiện tái cơ cấu PVN được chia làm các giai đoạn:

Ở giai đoạn 1 (từ năm 2017 - 2020), PVN sẽ hoàn thành cổ phần hoá 3 đơn vị là BSR, PVP, Pvoil. PVN cũng chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá PVEP sớm nhất có thể sau năm 2020, sắp xếp hợp nhất PVU, VPI thành Học viện Dầu khí (dự kiến vào năm 2020), thoái vốn tại các đơn vị, lành mạnh hoá, tái cơ cấu tình hình tài chính tại các đơn vị/dự án thua lỗ.

PVN trong thời gian này cũng sẽ thực hiện tái cơ cấu đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành Công ty mẹ Tập đoàn PVN theo hướng gọn nhẹ, năng động, chuyên nghiệp.

Giai đoạn 2 (từ năm 2021 - 2025), PVN sẽ tiếp tục duy trì đầu tư chủ yếu vào 4 lĩnh vực chính nhưng giảm mức độ chi phối, chỉ nắm quyền chi phối đối với thăm dò khai thác và khí (>50%).

PVN tiếp tục tăng cường vốn hoá thị trường tại các lĩnh vực thăm dò khai thác, chế biến, điện. Riêng lĩnh vực dịch vụ thoái toàn bộ vốn ở các đơn vị dịch vụ, trừ dịch vụ ký thuật dầu khí cao cấp phục vụ cho khâu thượng nguồn.

Giai đoạn sau năm 2025 và tầm nhìn đến 2035, PVN tiếp tục duy trì liên kết hữu cơ ở 3 lĩnh vực chính là thăm dò khai thác - khí - chế biến dầu khí, dịch vụ kỹ thuật cao chuyên ngành trực tiếp cho thăm dò khai thác đầu khí.

Bên cạnh đó, chuyển dịch dần cơ cấu đầu tư sản xuất, chế tạo, lắp đặt hệ thống năng lượng mới, năng lượng tái tạo...

Cần có cơ chế “đặc thù”

Trong Đề án, PVN đã nêu ra kiến nghị để có điều kiện tái cơ cấu toàn diện. Theo đó, PVN đề xuất ban hành Luật Dầu khí sửa đổi, trong đó quy định đặc thù cho lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện của Luật chuyên ngành, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trong giai đoạn từ nay đến 2020, PVN kiến nghị Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, Chính phủ xem xét ban hành một số quy định đặc thù trong hoạt động dầu khí, được áp dụng cho các dự án thuộc lĩnh vực thăm dò và khai thác, quản lý hợp đồng dầu khí, quản lý chi phí, phân chia lãi dầu khí, các loại quỹ, cơ chế xác định thuế... để phát triển các dự án dầu khí.

PVN đề xuất Bộ Tài Chính cho cơ chế trích nguồn dự phòng để bù đắp rủi ro trong hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí, với tỷ lệ 30% lợi nhuận trước thuế.

Cơ chế cho phép trích lập Quỹ Tìm kiếm thăm dò với tỷ lệ đến 17% doanh thu từ các dự án dầu khí trong nước (trừ VSP).

Cho phép PVN được để lại tối thiểu 32% lãi dầu khí Nước Chủ nhà từ các Hợp đồng Chia sản phẩm Dầu khí và xem xét bổ sung quy định tiền lãi dầu khí để lại cho PVN, không bao gồm nguồn kinh phí mà PVN thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và 100% lợi nhuận từ hoạt động hàng năm của Liên doanh Vietsovpetro.

Đối với Bộ Công Thương, PVN kiến nghị Bộ xem xét và trình các cấp thẩm quyền cơ chế đặc thù hút đầu tư nước ngoài vào hoạt động dầu khí trong nước, có tính đến ưu tiên các vùng nước sâu, xa bờ, vùng nhạy cảm, các mỏ nhỏ, mỏ có điều kiện kinh tế cận biên.  

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động