Về một phương án thay thế 4600 MW điện hạt nhân
10:29 | 16/08/2017
TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN, HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Đầu năm 2016 và 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch của các ngành điện, than và khí với các đề án: Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 (QHĐ VII HC); Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (QHT HC) và Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 (QHK).
Theo QHĐ VII HC, thì cơ cấu nguồn điện của hệ thống điện (HTĐ) Việt Nam giai đoạn 2015 - 2030 được dự kiến như sau:
Bảng 1. Cơ cấu nguồn điện giai đoạn 2020 - 2030
Danh mục nguồn điện |
2020 |
2025 |
2030 |
|||||||||
Công suất GM |
% |
Điện năng TWh |
% |
Công suất GW |
%
|
Điện năng TWh |
% |
Công suất GW |
% |
Điện năng TWh |
% |
|
Tổng nguồn phát |
60 |
100 |
265 |
100 |
97 |
100 |
400 |
100 |
130 |
100 |
572 |
100 |
-Thủy điện (kể cả thủy điện tích năng*) |
18,0 |
30,0 |
67,0 |
25,2 |
21,6 |
22,2 |
70,0 |
17,5 |
23,2 |
17,8 |
73,0 |
12,7 |
-Nhiệt điện than |
25,7 |
42,8 |
131,0 |
49,3 |
47,6 |
49,1 |
220,0 |
55,0 |
55,3 |
42,6 |
304 |
53,2 |
-Nhiệt điện khí |
9,0 |
15,0 |
44,0 |
16,6 |
15,0 |
15,5 |
76,0 |
19,0 |
19,0 |
14,6 |
96 |
16,8 |
- NLTT và TĐN |
6,0 |
10,0 |
17,0 |
6,5 |
11,3 |
11,6 |
27,6 |
6,9 |
26,3 |
20,3 |
60 |
10,5 |
-Nhập khẩu |
1,3 |
2,2 |
6,0 |
2,4 |
1,5 |
1,6 |
6,4 |
1,6 |
1,6 |
1,2 |
6,5 |
1,1 |
-Hạt nhân |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
4,6 |
3,5 |
32,5 |
5,7 |
Cơ cấu nguồn điện trong Bảng 1, cho thấy đến 2030 hệ thống điện Việt Nam đã có sự hiện diện của hai dự án ĐHN Ninh Thuận, với tổng công suất 4600 MW, sản lượng 32,5 tỷ kWh/năm. Tuy nhiên, vào cuối năm 2016, Quốc hội đã có Nghị quyết dừng xây dựng ĐHN Ninh Thuận. Nghĩa là vào năm 2030, HTĐ Việt Nam sẽ thiếu hụt một nguồn công suất 4600 MW, với sản lượng điện 32,5 tỷ kWh.
Cũng theo tính toán trong QHĐ VII HC thì nhu cầu than và khí cho sản xuất điện trong giai đoạn 2020-2030 như sau:
Bảng 2. Nhu cầu nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện
Danh mục |
2020 |
2025 |
2030 |
Sản lượng nhiệt điện than, tỷ kWh |
131 |
220 |
304 |
Nhu cầu than cho sản xuất điện, triệu tấn |
63 |
95 |
129 |
Sản lượng nhiệt điện khí, tỷ kWh |
44 |
76 |
96 |
Nhu cầu khí cho sản xuất điện, tỷ m3 |
~ 9 |
>15 |
>19 |
Theo QHT HC thì dự kiến sản lượng than thương phẩm khai thác trong nước năm 2016: 41 - 44 triệu tấn, năm 2020: 47 - 50 triệu tấn, năm 2025: 51 - 54 triệu tấn và năm 2030: 55 - 57 triệu tấn.
Theo đề án QHK thì sản lượng khai thác khí trong nước và nhập khẩu LNG trong các giai đoạn từ 2016 đến 2035 được dự kiến như sau:
Năm |
Sản lượng khí trong nước |
Sản lượng LNG nhập khẩu |
Giai đoạn 2016 -2020 |
10 – 11tỷ m3/năm |
- |
Giai đoạn 2021 -2025 |
13 – 19 tỷ m3/năm |
1 – 4 triệu tấn/năm |
Giai đoạn 2026 -2035 |
17 – 21 tỷ m3/năm |
6 – 10 triệu tân/năm |
Đề án cũng quy định tỷ trọng khoảng 70-80% tổng sản lượng khí (kể cả LNG nhập khẩu) sẽ được dành cho sản xuất điện.
Từ những tính toán, luận giải trên có thể thấy, để đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện đã được dự kiến trong QHĐ VII HC, thì việc nhập khẩu than sẽ phải bắt đầu từ trước năm 2020 với khối lượng hàng chục triệu tấn/năm và nhập khẩu LNG từ sau năm 2025. Trong trường hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được thay thế bằng nhiệt điện than thì khối lượng than phải nhập thêm khoảng 14 triệu tấn vào năm 2030. Trong trường hợp thay thế bằng nhiệt điện khí thì phải nhập khẩu thêm LNG khoảng 6 triệu m3/năm, hoặc nhập khí tự nhiên thông qua hệ thống đường ống dẫn khí khoảng 6,5 tỷ m3/năm.
Giữa ba phương án này, có thể nhận thấy phương án sau cùng có ưu thế hơn hai phương án trước với các lý do sau.
Thứ nhất: Khối lượng than tiêu thụ để sản xuất điện trên cả nước đến năm 2030 đã là khá lớn (với trên 60% là than nhập khẩu). Nếu nhập khẩu thêm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh năng lượng, đồng thời tạo ra lượng phát thải khí nhà kính (CO2) và các loại khí bụi độc hại khác tác động đến môi trường sinh thái lớn hơn.
Thứ hai: LNG là loại nhiên liệu "quý tộc", đắt tiền lại đòi hỏi các điều kiện rất ngặt nghèo, tốn kém trong việc vận chuyển và lưu trữ (phải giữ ở nhiệt độ - 1620C). Hơn nữa, theo các số liệu trong Bảng 2 và dự kiến trong QHK thì việc nhập khẩu LNG là giải pháp bắt buộc do khai thác trong nước không thể đáp ứng được và sản lượng LNG nhập khẩu vào năm 2030 đã ở mức độ khá lớn, vì thế không nên nhập LNG thêm nữa.
Thứ ba: Trong khi việc nhập khẩu LNG gặp nhiều khó khăn, trở ngại thì triển vọng nhập khẩu khí tự nhiên từ mỏ East Natuna (Đông Natuna) của Indonesia được đánh giá là hết sức khả quan. East Natuna là một trong những mỏ khí lớn nhất châu Á với tổng trữ lượng khoảng 46 nghìn tỷ bộ khối khí (tcf) hay 1300 tỷ khối, nằm cách mỏ Cá Rồng Đỏ (khu vực lân cận Block 12W trên hình minh họa phía dưới) của Việt Nam hơn 200 km.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, với vị trí địa lý và khoảng cánh này thì việc nhập khẩu khí của Việt Nam là rất khả thi. Dự án phát triển mỏ Natuna dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2028.
East Natuna là một trong những mỏ khí lớn nhất châu Á với tổng trữ lượng khoảng 46 nghìn tỷ bộ khối khí (tcf) hay 1300 tỷ khối, nằm cách mỏ Cá Rồng Đỏ (khu vực lân cận Block 12W) của Việt Nam hơn 200 km.
Những biểu hiện của sự hợp tác giữa Việt Nam và Indonesia dưới đây là minh chứng cho triển vọng khả quan của giải pháp Việt Nam nhập khẩu khí tự nhiên từ mỏ East Natuna của Indonesia thông qua hệ thống đường ống dẫn khí trên biển để sản xuất điện.
Tháng 11/2013, Việt Nam và Indonesia ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên khoáng sản.
Đầu tháng 2/2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Đại sứ Indonesia tại Việt Nam đã có buổi thảo luận về cơ hội hợp tác dầu khí trong lĩnh vực thăm dò khai thác và phát triển mỏ khí kết nối với hệ thống đường ống dẫn khí của Việt Nam. Tại buổi làm việc, Đại sứ Ibnu Hadi đã khẳng định sẽ hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Indonesia nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung trong bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên khoáng sản đã ký giữa 2 bên vào tháng 11/2013 và hy vọng 2 bên sẽ đạt được những thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thời gian tới nhân các chuyến thăm cấp cao của chính phủ 2 nước.
Đại sứ Indonesia tại Việt Nam và Tổng giám đốc PVN cũng đã thảo luận về cơ hội hợp tác dầu khí trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và đặc biệt là khả năng hợp tác phát triển mỏ khí East Natuna kết nối với hệ thống đường ống dẫn khí của Việt Nam.
Cuối tháng 2/2017, Tổng giám đốc PVN cũng đã làm việc với lãnh đạo Công ty dầu khí quốc gia Indonesia để thúc đẩy hợp tác khu vực trong lĩnh vực dầu khí, và phía Indonesia đã đề xuất bán khí cho Việt Nam thông qua việc đấu nối, sử dụng hệ thống đường ống dẫn khí của Việt Nam.